Mn hộ e dàn ý phân tích đoạn thơ Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con củi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyển di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hải trái Có ngoại xám thì chống ngoại xâm Cỏ nội thù thì vùng lên đảnh bại. " Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân đân Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại Dạy anh biết " yêu em từ thuở trong nôi" Biểt quý công cảm vàng những ngày lặn lội Biết trồng tre đợi ngày thành gây Đi trả thù mà không sợ dài lâu (Trich Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm) Cảm nhận của anh/ chị về tư tưởng Đất Nước của nhân dân trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của nhà thơ
2 câu trả lời
“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng”.
Đây vừa là nghĩa cụ thể nghĩa khái quát. Trong suốt chiều dài lịch sử nhân dân ta vừa giữ hạt lúa cho đời sau cũng có nghĩa là truyền giữ một nền văn minh lúa nước, truyền giữ một điều kiện cơ bản để cho dân tộc tồn tại và phát triển. Mặc cho bao cuộc xâm lăng, bao cuộc đồng hóa, bao cuộc hủy diệt, nhân dân ta vẫn giữ được hạt lúa cho giống nòi, đó là vẻ đẹp đáng ca ngợi nhất.
Đi liền với truyền và giữ hạt lúa để cho dân tộc sinh tồn là sự truyền giữ ngọn lửa đời này qua đời khác. Từ trong những đêm mờ xa xôi của lịch sử cha ông ta vẫn biết cách bê rơm con cúi để truyền lửa qua đời này đời khác, đó là một sự sáng tạo không chỉ để duy trì bếp lửa của mỗi nhà, mà còn để làm vũ khí lợi hại trong việc chống giặc ngoại xâm và nội thù. Trong thơ Nguyễn Đình Chiểu đã từng ca ngợi ngọn lửa này “Lửa rơm con cúi cũng đốt xong nhà dạy đạo kia”. Nhìn qua thì đó là một cách chuyền lửa thủ công đơn giản nhưng để truyền lửa qua thời gian đằng đẵng là một sự kiện sáng tạo của nhân dân ta.
Một nét đẹp văn hóa mà khi nói về một đất nước nào đó thường được đề cập đầu tiên đó là ngôn ngữ giọng điệu của nhân tộc. Quá trình lịch sử của dân tộc ta là một quá trình vận động di dân từ đất Tổ Hùng Vương đến mũi Cà Mau. Trong quá trình di dân đó, giọng điệu và tiếng nói của dân tộc không hề bị thay đổi, đó là một ý thức dân tộc cao độ, còn tiếng nói là con đất nước Tổ quốc....
A. Mở bài
- Nguyễn Khoa Điềm là cây bút tiêu biểu thuộc thế hệ những nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, giọng thơ chính luận, trữ tình.
- Năm 1971, tại chiến khu Trị Thiên, Nguyễn Khoa Điềm đã hoàn thành trường ca Mặt dường khát vọng. Đoạn trích Đất Nước thuộc phần đầu chương V của bản trường ca.
- Đoạn trích đã nêu bật tư tưởng Đất Nước của Nhân dân, Tự tưởng ấy được thế hiện rõ nét qua đoạn trích dưới đây: Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi Qua đoạn thơ, ta nhận thức được trách nhiệm của tuổi trẻ hiện nay với đất nước.
B. Thân bài
I. Tổng:
- Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân - Đất Nước của Nhân dân là đất nước do nhân dân tạo dựng, do nhân dân hóa thân góp thành; các thế hệ nhân dân cùng góp phần xây dựng, bảo vệ và phát triển dất nước.
- Đất nước gắn liền với cuộc sống của các thế hệ nhân dân trên những phương diện: địa lí, lịch sử, văn hóa.
II. Phân: Chứng minh vẻ đẹp của tư tưởng Đất Nước của Nhân dân qua đoạn thơ.
-Khi nói về lịch sử của đất nước, Nguyễn Khoa Điềm không nói về các triều đại tên tuổi như Đinh, Lí, Trần, Lê, cũng không nhắc đến các anh hùng đã từng ghi trong sử sách. Nhà thơ tập trung nói về những con người vô danh, bình thường. Đó là "họ", là "lớp lớp", "con gái", "con trai" đã lao động, chiến dấu trong bốn nghìn năm để dựng nước và giữ nước. Họ là nhân dân. Tên tuổi họ chưa một lần được khắc ghi trong sử vàng dân tộc “không ai nhớ mặt đặt tên", nhưng cuộc đời thầm lặng của mỗi người đã "hóa núi sông ta". Suốt hàng ngàn năm lịch sử, chính nhân dân là người đã tạo nên Đất Nước này.
1. Nhìn ở phương diện văn hóa, nhà thơ cũng khẳng định vai trò của nhân dân trong việc làm nên Đất Nước. Nhân dân không chỉ lao động, chiến đấu mà còn là những người sáng tạo ra văn hóa dân tộc:
“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng diệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyển di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hải trái”
- Đất Nước của Nhân dân không chỉ hiện diện ở bề rộng của không gian địa lý, ở chiều dài của thời gian lịch sử mà còn ở tầm sâu của tâm hồn, tầm cao của ý chí giống văn hóa dân tộc. Với bề dày của văn hóa phong tục. Nhân dân vừa lao động chiến đấu vừa sáng tạo ra.
- Những “hạt lúa", "hòn than", "giọng điệu" giản dị chính là sự sống của từng cá nhân và sự sống của cả dân tộc. Đó chính là nền văn hóa, là hồn thiêng sông núi mà nhân dân đã sáng tạo, giữ gìn và truyền lại muôn doi, tạo thành bản sắc văn hóa Việt Nam.
- Với hệ thống từ ngữ giản dị, mang đậm màu sắc dân gian, Nguyễn Khoa Điềm đã bình di hóa Đất Nước, làm cho Đất Nước thật sự hóa thân trong tâm hồn và cuộc sống của mỗi người dân trên đất nước này.
2. Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân tiếp tục được nhà thơ diễn tả với mạch cảm xúc càng lúc càng mãnh liệt:
" Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”
- Khi nói dến nhân dân là nói đến nét đẹp bình dị, tinh tế. Những nét đẹp này lấp lánh trong ca dao thần thoại. Đất Nước của Nhân dân là đất nưrớc được hình thành từ những bản sắc văn há dân tộc thẩm dăm vẻ đẹp tâm hön nhân dan: yêu nước, cần cù lao động, hiếu học, chu thủy trong tình yêu, biết quý trọng lối sống tình nghĩa, bèn bi kiên cường trong chi đấu, lạc quan yêu đời trong gian khó.
- Hai câu thơ mà bốn lần nhắc lại từ “Đất Nước", hai lần láy lại từ “Nhán dân" biế, lộ biết bao tình thương men, tự hào.
3. Đất Nước của Nhân dân là Đất Nước được hình thành từ vẻ đẹp tâm hãn nhân dân:
“Dạy anh biết " yêu em từ thuở trong nôi"
Biểt quý công cảm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gây
Đi trả thù mà không sợ dài lâu”
- Nhà thơ đã vận dụng và chuyển ý sáng tạo những câu ca dao thành lời thơ đằm thắm ca ngợi nhân dân, ca ngợi bản sắc dân tộc. Đó là tình yêu say đắm, nhân văn: “Dạy biết yêu em từ thuở trong nôi"; là thái độ biết quý trọng lối sống tình nghĩa: “Biết công cầm vàng những ngày lặn lội"; sự bền bỉ, kiến cường trong chiến đấu bảo vệ đất "Biết trồng tre đợi ngày thành gậy".
III. Hợp: Đánh giá
- Được bao bọc trong không khí của văn học dân gian, hình tượng đất nước trên trang thơ của Nguyễn Khoa Điềm thơ mông, trữ tình, bình dị mà thân thương, gån bó thiết tha với mỗi người dân. Lời thơ vừa lắp lánh sắc màu của huyền thoại dân gian, vừa lung linh vẻ đẹp trí tuệ, vừa thiết tha cảm xúc, trữ tình mà chính luận, tạo nhiều âm vang trong lòng người đọc.
- Tư tưởng Đất nước của Nhân dân không phải đến Nguyễn Khoa Điềm mới có. Tư tưởng này đã có một quá trình dài dược khẳng định trong lịch sử văn học dân tộc. Từ những tác phẩm văn học trung đại như Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu đến thơ văn hiện đại như Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Tre Việt Nam của Nguyễn Duy, vai trò của nhân dân đối với đất nước luôn được dề cao. Tuy nhiên dể tu tưởng đó trở thành cảm hứng chủ đạo, để hình tượng đất nước được cảm nhận trên nhiều phương diện thì phải kế đến đóng góp đặc sắc của Nguyễn Khoa Điềm ở chương thơ này.
- Đoạn thơ đã khép lại nhưng thông điệp mà nhà thơ gửi tới người đọc vàn còn nguyên giá trị. Thế hệ hôm nay đừng bao giờ lãng quên công lao của các bậc tiền nhân, phải biết kế thừa, gìn giữ những giá trị truyền thống mà ông cha ta dể lại: yêu nước, xây lựng đất nước.
C. Kết bài
- Văn học Việt Nam đã có những cảm nhận sâu sắc về đất nước, về nhân dân. Nhưng lẽ tư tưởng Đất Nước là của Nhân dân trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là những nốt nhạc độc đáo nhất, ngân vang nhất. Tư tưởng ấy cho đến nay vẫn còn xanh tươi giá trị.