Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4: “Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre … Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ, … Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ Quên mỗi mình quên áo mặc cơm ăn Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình” (Tiếng Việt, Lưu Quang Vũ – Thơ tình, NXB Văn học 2002) 1. Các phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là gì? 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ: Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ 3. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ. 4. Viết một đoạn văn (5 – 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) sau khi đọc câu thơ: Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình.
2 câu trả lời
1/ Phương thức biểu đạt : biểu cảm, tự sự, miêu tả.
2/Biện pháp tu từ : so sánh
Tác dụng : biện pháp tu từ so sánh được sử dụng làm cho hai câu thơ trở nên mềm mại, cuốn hút. So sánh tiếng Việt với đất cày, lụa, tre ngà, tơ tác giả gợi ra vẻ bình dị, nên thơ, gần gũi, gắn bó của tiếng Việt với cuộc sống của người nông dân, đồng thời khơi dậy trong lòng người đọc tình yêu, ý thức trách nhiệm gìn giữ vẻ đẹp văn hóa quý báu của dân tộc
3/ Nội dung : ca ngợi vẻ đẹp, thể hiện sự gắn bó, yêu quý, thấu hiểu của tác giả với tiếng Việt
a)PTBĐC:Biểu Cảm
b)
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ. \
c)Ca ngợi vẻ đẹp, thể hiện sự gắn bó, yêu quý, thấu hiểu của tác giả với tiếng Việt.