• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

“Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân. Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.”  (“ Để chạm vào hạnh phúc”- Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012 ) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm) Câu 2:  Trong văn bản có nhiều cụm từ in đậm được để trong ngoặc kép, trong đó có hai cụm từ “nhỏ bé” và “con người lớn”, anh (chị) hiểu như thế nào về nghĩa hàm ý của hai cụm từ này (1,0 điểm) Câu 3: Theo quan điểm riêng của mình, anh/chị chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc “làm những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn”. Vì sao? (1,0 điểm) Câu 4: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? (0,5 điểm)

2 đáp án
87 lượt xem

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Muốn chiến thắng dịch COVID-19 cần sự đồng lòng của toàn dân Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Có thể nói Việt Nam đã thắng chiến dịch mở màn trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19 nhưng chưa chiến thắng cả cuộc chiến. Nhưng nhất định Việt Nam sẽ chiến thắng. Từ hơn 2 ngày nay chúng ta đã chính thức bước vào giai đoạn 2 của cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 khi ca bệnh thứ 17 xuất hiện. Giai đoạn 2 khó hơn giai đoạn đầu bởi dịch đã lan ra hơn 100 nước. Chúng ta phải ngăn chặn dịch bệnh từ trăm ngả thay vì một vài ngả như trước đây. Thực tế virus này đã xâm nhập vào nước ta, "đang âm thầm mai phục". Nếu chúng ta không làm tốt sẽ gặp tình huống "trong đánh ra, ngoài đánh vào". Khó khăn là thế nhưng chúng ta đã lường trước mọi tình huống, có kịch bản sẵn sàng ứng phó với tình huống, ngay cả khi có hàng ngàn ca nhiễm. Những ngày tới đây nếu có vài chục, vài trăm ca nhiễm cũng không có gì bất ngờ. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải tiếp tục kiên trì thực hiện nghiêm nguyên tắc chống dịch, là ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Khi virus đã vào Việt Nam, việc phát hiện sớm để ngăn chặn vô cùng quan trọng" ...Bên cạnh đó, Bộ Y tế cùng các bộ, ngành liên quan cần tiếp tục thực hiện tốt công tác điều trị, bảo đảm bất cứ ai bị nhiễm COVID-19 đều được chữa khỏi, để "dù có nhiều ca nhiễm, dù con virus COVID-19 ở đâu, có đáng sợ như thế nào, chúng ta cũng sẽ chiến thắng". Phó Thủ tướng tin tưởng và khẳng định: "Nếu toàn dân đồng lòng chống dịch, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh COVID-19 như dân tộc Việt Nam đã nhiều lần chiến thắng". ( Trích báo Tuổi trẻ. vn) Đề 2: Anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về điều Phó Thủ tướng tin tưởng và khẳng định "Nếu toàn dân đồng lòng chống dịch, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh COVID-19 như dân tộc Việt Nam đã nhiều lần chiến thắng" được trích từ văn bản trên. * Mọi Giup mình voi ạ đang cần gấp mình cảm on trc ạ

2 đáp án
16 lượt xem

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Muốn chiến thắng dịch COVID-19 cần sự đồng lòng của toàn dân Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Có thể nói Việt Nam đã thắng chiến dịch mở màn trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19 nhưng chưa chiến thắng cả cuộc chiến. Nhưng nhất định Việt Nam sẽ chiến thắng. Từ hơn 2 ngày nay chúng ta đã chính thức bước vào giai đoạn 2 của cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 khi ca bệnh thứ 17 xuất hiện. Giai đoạn 2 khó hơn giai đoạn đầu bởi dịch đã lan ra hơn 100 nước. Chúng ta phải ngăn chặn dịch bệnh từ trăm ngả thay vì một vài ngả như trước đây. Thực tế virus này đã xâm nhập vào nước ta, "đang âm thầm mai phục". Nếu chúng ta không làm tốt sẽ gặp tình huống "trong đánh ra, ngoài đánh vào". Khó khăn là thế nhưng chúng ta đã lường trước mọi tình huống, có kịch bản sẵn sàng ứng phó với tình huống, ngay cả khi có hàng ngàn ca nhiễm. Những ngày tới đây nếu có vài chục, vài trăm ca nhiễm cũng không có gì bất ngờ. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải tiếp tục kiên trì thực hiện nghiêm nguyên tắc chống dịch, là ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Khi virus đã vào Việt Nam, việc phát hiện sớm để ngăn chặn vô cùng quan trọng" ...Bên cạnh đó, Bộ Y tế cùng các bộ, ngành liên quan cần tiếp tục thực hiện tốt công tác điều trị, bảo đảm bất cứ ai bị nhiễm COVID-19 đều được chữa khỏi, để "dù có nhiều ca nhiễm, dù con virus COVID-19 ở đâu, có đáng sợ như thế nào, chúng ta cũng sẽ chiến thắng". Phó Thủ tướng tin tưởng và khẳng định: "Nếu toàn dân đồng lòng chống dịch, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh COVID-19 như dân tộc Việt Nam đã nhiều lần chiến thắng". ( Trích báo Tuổi trẻ. vn) Đề 1 : Từ nội dung văn bản trên, anh/ chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý thức của cá nhân trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. *mọi người giúp mình với mình đang cần gấp. Cảm ơn truoc ạ

1 đáp án
16 lượt xem

“(1). Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đề được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích vì sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên vẫn còn 2 bí ẩn: Nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em – người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt lại ít bị nhiễm hơn. (2). Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thương mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc,…chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta. (3). Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, luyện tập thể thao; đặc biệt lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều. (4). Và nói đi thì phải nói lại. Ngay cả trường hợp nếu khẩu trang được chứng minh có tác dụng phòng dịch cao thì cách sử dụng và việc đánh giá tác dụng của nó cũng cần xem xét lại. Tôi thấy nhiều người sử dụng khẩu trang không đúng, mang hở mũi, lấy tay xoa lên mặt ngoài khẩu trang… Ngoài ra, dù có tác dụng tốt đến đâu thì khẩu trang cũng chỉ bảo vệ chúng ta ở một mức độ nhất định nào đó, chứ cứ tập trung đông đúc, chen vai thích cánh, hò hét loạn xạ thì khẩu trang, diện trang hay toàn thân trang cũng chào thua” (Trích bài “Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn, báo vnexpressnet 05/02/2020) Câu 1: (0,5đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn (4) Câu 2: (0,5 đ) Nội dung chính của văn bản trên Câu 3: (0,75 đ) Những từ ngữ nào trong đoạn (3) nêu cách tốt nhất phòng chống dịch virus corona mới Câu 4: (1,25 đ) Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thương mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình”

1 đáp án
18 lượt xem
2 đáp án
93 lượt xem

l. Đọc hiểu Đọc văn bản: Về cơ bản, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư – CMCN 4.0 sẽ dựa trên ba lĩnh vực chính: (1) Kỹ thuật số: Bao gồm dữ liệu lớn (Big Data), vạn vật kết nối internet (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI); (2) Công nghệ sinh học: Ứng dụng trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu; (3) Lĩnh vực vật lý: Robot thế hệ mới, in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…), công nghệ nano. Cuộc CMCN này – dù mới bắt đầu – đang phá vỡ cấu trúc của hầu hết các ngành công nghiệp ở mọi quốc gia, báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Hàng tỉ người đang được kết nối với nhau thông qua điện thoại di động, qua mạng xã hội. Các thế hệ máy tính hiện nay đang có một sức mạnh xử lý chưa từng có với dung lượng lưu trữ tăng lên đáng kể cho phép con người dễ dàng truy cập vào kho kiến thức không giới hạn. Hiện tại, trí thông minh nhân tạo đang hiện diện xung quanh chúng ta, từ xe tự lái, máy bay không người lái đến trợ lý ảo, các phần mềm dịch thuật hoặc tư vấn tài chính. Trong những năm gần đây, loài người đã đạt được tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo nhờ vào sự gia tăng năng lực điện toán và khối lượng dữ liệu lưu trữ. Nhìn một cách tổng quát, cuộc CMCN 4.0 sẽ làm tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân toàn cầu, mà đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất chính là người tiêu dùng. Công nghệ đã tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới làm tăng hiệu quả và niềm vui cuộc sống của mỗi cá nhân. Gọi taxi, đặt vé máy bay, đặt mua hàng hóa, thanh toán hóa đơn, nghe nhạc, xem phim, chơi game, chữa bệnh, đều có thể thực hiện từ xa. Thế nhưng mặt trái của CMCN 4.0 là có thể mang lại sự bất bình đẳng, đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải. Điều này giải thích tại sao có rất nhiều người lao động thất vọng và sợ hãi rằng thu nhập của họ sẽ tiếp tục trì trệ, khiến con cái họ có một tương lai không hề tươi sáng. Nó cũng giúp giải thích tại sao các tầng lớp trung lưu khắp thế giới đang ngày càng trải qua một cảm giác bất mãn, không hài lòng. Một nền kinh tế mà kẻ chiến thắng sẽ giành được tất cả trong khi người trung lưu chỉ được một phần nhỏ, tất yếu sẽ tạo ra một xã hội mất dân chủ và bất mãn cũng có thể được nhân lên bởi các thiết bị công nghệ số và các mạng truyền thông xã hội. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Nhận diện phương thức biểu đạt chính trong văn bản? Câu 2. Theo tác giả, mặt trái của CMCN 4.0 là gì? Câu 3. Theo anh (chị), lợi ích mà con người được hưởng từ CMCN 4.0 là gì? Câu 4. Hãy nêu nội dung chính của đoạn văn sau: “Nhìn một cách tổng quát, cuộc CMCN 4.0 sẽ làm tăng thu nhập…” đến “… tư vấn tài chính, vận tải”. ll. Làm văn: Đề nghị luận xã hội: Anh (chị) cần chuẩn bị những gì để có thể thích ứng và hòa nhập với cuộc cách mạng công nghệ 4.0? Yêu cầu: 1, Lập dàn ý cho đề bài trên. 2, Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trên cơ sở dàn ý đã xây dựng.

1 đáp án
61 lượt xem

gúp em làm bài này với ạ Trong truyện ngắn Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành đã có nhiều chi tiết nói về phản ứng tâm lí và hành động của Tnú vào cái đêm thằng Dục dẫn lính về làng Xô Man. Miêu tả tâm lí và hành động Tnú khi chứng kiến cảnh Mai và đứa con bị đánh đến chết, nhà văn viết: “tnu bỏ gốc cây của anh. đó là 1 cây vả anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. anh chồm dậy. một bàn tay níu anh lại, tiếng cụ mết nặng trịch: Miêu tả tâm lí và hành động của Tnú khi bị thằng Dục tẩm dầu xà nu đốt mười đầu ngón tay, nhà văn viết: - không được,tnu! để tau! tnu gạt ông cụ ra. ông cụ nhắc lại: - tnu! tnu quay lại, ông cụ k nhận ra tnu nữa. hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn. ông cụ buông vai tnu ra" miêu tả nvat tnu khi bị thằng dục tẩm dầu xà nu đốt 10 đầu ngón tay nhà văn viết: " một ngón tay tnu bốc cháy.hai ngón, ba ngón. không có gì đượm bằng nhực xà nu. lửa bắt rất nhanh. 10 ngón tay đã thành 10 ngọn đuốc. tnu nhắm mắt lạo, rồi mở mắt ra, trừng trừng. Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy trong bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên. Anh Quyết nói: “Người cộng sản không thèm kêu van…”. Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!” Phân tích nhân vật Tnú trong hai lần miêu tả như trên. Từ đó, nhận xét sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của nhân vật.

2 đáp án
86 lượt xem

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Bài học về việc đón nhận thành công luôn thật dễ hiểu và dễ thực hiện.Nhưng đối mặt với thất bại,nhất là thất bại đầu đời là điều không hề dễ dàng.Với tất cả mọi người thất bại nhất là thất bại trong các mối quan hệ thường vẫn tạo ra những tổn thương sau sắc.Điều này càng trở nên nặng nề đối với các bạn trẻ.Nhưng bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có quyền được khóc vậy nên nếu bạn đang cảm thấy cô đơn tuyệt vọng thì hãy cho phép mình đc khóc.Hãy để giọt nước mắt ấm nồng xoa dịu trái tim đang tổn thức của bạn.Và hãy tin rằng ở đâu đó,có một người nào đó vẫn đang sẵn lòng kề vai cho bạn tựa muốn được ôm.bạn vào lòng và lau khô những giọt nước mắt của bạn...muốn nhìn thấy cầu vồng ta phải đi qua cơn mưa...vì thế hãy tin rằng ngày mai sẽ nắng lên,và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin. Câu 1:xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích? Câu 2: chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu:muốn nhìn thấy cầu vồng ta phải đi qua những cơn mưa? Câu 3:Theo anh/chị vì sao tác giả cho rằng :đối mặt với thất bại nhất là thất bại đầu đời là điều không hề dễ dàng? Câu 4:thông điệp mà ah/chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì?vì sao?

2 đáp án
30 lượt xem

Nhận xét về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: “Qua việc miêu tả cuộc đời, số phận của Mị, nhà văn đã làm sống lại quãng đời tăm tối, cơ cực của người dân miền núi dưới ách thống trị dã man của bọn chúa đất phong kiến, đồng thời khẳng định sức sống tiềm tàng, mãnh liệt không gì huỷ diệt được của kiếp nô lệ. Đó chính là giá trị hiện thực sâu sắc, giá trị nhân đạo lớn lao, tiến bộ của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Những giá trị này đã giúp cho Tô Hoài, tác phẩm của Tô Hoài đứng vững trước thử thách của thời gian và được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích.” Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn ” Vợ chồng A Phủ” qua hai đoạn trích sau để làm sáng tỏ ý kiến: …”Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn nghĩ đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ Mỵ tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, lúc nào cũng nhớ lại những việc giống nhau, mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay; đến mùa đi nương bẻ bắp. Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày…” Và: …”Bây giờ Mị cũng không nói. Mỵ đến góc nhà, lấy ống mỡ, sắn một miếng, bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc. Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách…”

1 đáp án
105 lượt xem

Một người bạn của tôi từng tham gia sát hạch để được sang lao động tại Nhật Bản kể lại rằng: Các nhà tuyển dụng đến từ xứ sở hoa anh đào khi tuyển lao động phổ thông họ chưa cần nhìn vào hồ sơ mà là sờ vào lòng bàn tay, những bàn tay trắng nõn, non mởn sẽ bị loại ngay vòng gửi xe, ngược lại bàn tay chai sạn, sần sùi được chấp nhận như một bằng chứng cho sự cần cù lao động của thân chủ… Nhiều người băn khoăn thắc mắc vì sao lại có cách sát hạch lao động kỳ quái đến vậy, nhưng với một dân tộc có truyền thống lao động miệt mài và hiệu quả như Nhật bản thì tất cả đều có lý của họ. Cách tuyển nhân sự của người Nhật phần nào cho thấy được sự thâm thúy và tinh tế khiến chúng ta giật mình đặt câu hỏi vì sao người Nhật lại thấu hiểu con người Việt Nam hơn cả chúng ta? Và thực tế phương pháp độc đáo ấy là cách tốt nhất để phát hiện một thực trạng của đa số lớp trẻ ngày nay đó là lười lao động! Không khó để nhận ra rằng người VIệt ngày càng lười hơn so với trước đây, không thiếu những phong trào trong thanh niên nhưng sao mà hời hợt chứ không còn khí thế của “một ngày làm việc bằng ba”, “sóng duyên hải”, “gió đại phong”… của lớp lớp cha anh đi trước. Đầy rẫy khắp các hàng quán sáng cà phê chiều nhậu nhẹt chém gió, khoe mẽ hàng sành điệu cách chơi nhưng hầu hết không quan tâm đến giá trị của sức lao động chân chính, một thế hệ “gà công nghiệp” đã và đang hiện hữu. Một bộ phận không nhỏ lớp trẻ sống thụ động, phụ thuộc và ỷ lại vào gia đình. Họ có thể ngồi lại lai rai hàng trwof trong các quán xã nhưng khi dừng đèn đỏ mấy chục giây ai ai cũng muốn lao lên phía trước như thể ta đây là người bận rộn công việc, thật khó để diễn tả hết sự trái khoáy trong cách nghĩ, cách làm của không ít bạn trẻ thời nay. Những câu chuyện xưa như trái đất rằng: Việt Nam thừa thầy thiếu thợ, đất nước thiếu nhân tài, chảy máu chất xám, năng suất lao động thấp… cũng phần lớn bắt nguồn từ lười lao động mà ra. Đâu phải chỉ có bằng cấp cao, du học nước ngoài mới được gọi là nhân tài! Nhân tài không bước ra từ sách vở mà đi ra từ lao động! Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Việt Nam thừa thầy thiếu thợ, đất nước thiếu nhân tài, chảy máu chất xám, năng suất lao động thấp… cũng phần lớn bắt nguồn từ lười lao động mà ra”. vì sao? (mọi người giúp em câu này với ạ. Em cảm ơn ạ)

1 đáp án
31 lượt xem

TH này thì câu nói “Của cho ko bằng cách cho” không còn đúng nữa chứ ạ !!. Chúng ta giả sử xét trường hợp sau đây : Giả sử tôi sẽ chứng minh câu nói : “Của cho không bằng cách cho” chỉ đúng với một số trường hợp, nhưng với trường hợp sau thì nó không còn đúng nữa như sau : Giả sử tôi có anh bạn tham gia thử nghiệm câu nói trên giầu có đến mức tài sản của anh ta cho tôi có thể lên đến con số vô số của cải, vàng bạc châu báu. Số của cải này lớn đến mức nếu giả sử chỉ cần bị vơi đi 10 USD thì nó lại đầy lên lại thành con số lớn vô số ạ. Anh ta tham gia việc này bằng cách anh ta làm hai phương án sau : 1-Phương án 1 : Anh ta cho tôi vô số tải sản, của cải của anh ta nhưng anh ta cho tôi số của cải này bằng cách anh ta đồng ý cho tôi số tài sản này nhưng anh ta kèm theo câu mắng nhiếc tôi rằng : “ Mày là đứa bạn kém cỏi nhất thế giới này đấy !!!. Tao quẳng cho mày cái thứ này đấy !!. Nhận đi !!”. Nhưng tôi sẽ là nhà tài phiệt giầu có nhất thế gian ngay sau đó. Đó là phương án 1. 2- Phương án 2 : Anh ta cho tôi chỉ là một gói xôi của anh ta nhưng anh ta cho tôi số của cải này bằng cách anh ta đồng ý cho tôi số tài sản này nhưng anh ta kèm theo câu mời mọc, cúng dường tôi rằng : “ Cúi xin Ngài hãy nhận vật phẩm cúng dường của con ạ !!”. Đó là phương án 2. Vào tôi là ở trường hợp trên thì tôi sẽ chọn phương án 1 : Tức tôi sẽ nhận vô số của cải của anh bạn của tôi đấy ạ!!!. Vậy trường hợp này thì câu nói : “Của cho không bằng cách cho” không còn đúng nữa đấy chứ ạ !!!. Tôi nói thế có đúng không ạ ?? Bạn có ý kiến gì ?? Xin cảm ơn !!! Lưu ý : 1-Chỉ xét trong trường hợp tôi nói thôi nhé. Trường hợp khác tôi không cứu xét đâu ạ. 2- Tôi là người nghèo đấy ạ. Nếu tôi là người giầu thì tôi lại chọn đúng theo như câu nói ở trên đấy ạ.

2 đáp án
16 lượt xem

ai biết làm câu nào thì giải giúp với ạ Câu 1 (3 điểm): I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: Văn hóa là một phạm trù rất rộng. Có đến hàng trăm định nghĩa khác nhau. Cho nên, một cách hiểu về truyền thống văn hóa hay truyền thống nói chung không phải dễ nhất trí. Song có điều ai cũng thừa nhận là truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực tinh thần và vật chất. Đó là nhũng định chế, khế ước xã hội, đó là những chuẩn mực đạo lí, đó là những cái hẹp hơn, nhiều khi đó chỉ là một thứ lệ tục, một thói quen thuộc thang giá trị lâu đời,... Nhưng, tất cả đã ăn sâu vào đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong cộng đồng như một thứ bản lĩnh, bản năng chi phối hàng ngày, hàng giờ từng hành vi ứng xử của mỗi con người. Chính vì thế mà truyền thống có một sức mạnh bền vững, sâu sa trong tiềm thức và biến thành một thứ nội lực riêng, một bản sắc riêng của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong xã hội... Cho nên, muốn truyền thống thực sự phát huy được sức mạnh trong xã hội ngày nay và mãi mãi về sau thì điều quyết định không chỉ có việc sưu tập, thống kê, biểu dương mà phải làm sao cho những thứ của chìm, những kho báu đó sống dậy, thực sự biến thành những tín niệm, những tình cảm, hành động của mỗi cá thể trong cộng đồng. Những bài học đạo lí bao đời nay được cha ông ta ghi truyền vào ca dao, vào lời hát ru của bà mẹ ngay từ tuổi ấu thơ của những con người Việt Nam. Và, dần dần nó đã trở thành những bài học luân lí, những tình cảm, những tín niệm chi phối sự ứng xử hàng ngày của mỗi con người. Những lời răn dạy của ông bà, cha mẹ, những mẩu chuyện gia đình, những hành vi thị phạm của người lớn dần dần thấm vào đời sống tinh thần của những đứa trẻ, những thanh thiếu niên của những gia đình được mang tiếng thơm là có gia phong. Và, trên đường đời, những đứa trẻ đó, những thanh thiếu niên, con đẻ của những gia đình có gia phong thường có sức tự đề kháng mạnh hơn hẳn những đứa trẻ khác... Cùng với gia đình là nhà trường. Nhà trường là nơi có hiệu lực to lớn trong việc bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc. Nhưng nhiệm vụ của nhà trường không chỉ đóng khung trong những giờ luân lí, những lí thuyết công dân khô khan... Truyền thống nhân văn, đạo lí làm người, nghĩa tình trong gia đình, lòng ham học,... thông qua những câu chuyện truyền thống thấm thìa được học từ tuổi thơ, có sức sống lâu bền trong hành trang làm người của mỗi thành viên trong cộng đồng. (Trích Truyền thống - của chìm của mỗi dân tộc, dẫn theo Bài tập Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 42 - 43) Câu 1. Trong văn bản, người viết đã hiểu về khái niệm văn hoá truyền thống như thế nào? Câu 2. Tìm hai biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng của câu văn trong văn bản: Cho nên, muốn truyền thống thực sự phát huy được sức mạnh trong xã hội ngày nay và mãi mãi về sau thì điều quyết định không chỉ có việc sưu tập, thống kê, biểu dương mà phải làm sao cho những thứ của chìm, những kho báu đó sống dậy, thực sự biến thành những tín niệm, những tình cảm, hành động của mỗi cá thể trong cộng đồng. Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: Trên đường đời, những đứa trẻ đó, những thanh thiếu niên, con đẻ của những gia đình có gia phong thường có sức tự đề kháng mạnh hem hẳn những đứa trẻ khác... Câu 4. Em có cho rằng: Văn hoá truyền thống là hành trang không thể thiếu cho mỗi người trên đường đời? Báo lỗi Câu 2 (7 điểm): II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Có ý kiến cho rằng: Văn hoá truyền thống đang bị lãng quên trong cuộc sống hôm nay. Viết bài luận 200 chữ trình bày quan điểm của em. Câu 2. (5 điểm) Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung Phân tích những khám phá độc đáo, mới mẻ về bức tranh tứ bình trong thi phẩm Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu.

2 đáp án
79 lượt xem

Giúp mình với @@ Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi theo yêu cầu Ban đầu, một gia đình Việt Nam sản xuất bánh kẹo. Nhà bên cạnh nhìn sang, thấy người hàng xóm của mình đang làm ăn tốt, họ cũng bắt đầu sản xuất bánh kẹo. Các gia đình khác thấy vậy cũng tiếp tục sản xuất bánh kẹo. Kết quả là, từ một gia đình, chúng ta có cả một làng, một xã sản xuất bánh kẹo. Quy mô của họ nhỏ lẻ như nhau, các sản phẩm giống nhau, giá bán bằng nhau. Đó là cách kinh doanh kiểu Việt Nam. Khi bắt chước lẫn nhau chúng ta không chỉ làm thị trường hẹp đi, kìm hãm nền kinh tế, mà còn khiến những người anh em trong một nhà, những người hàng xóm cùng một làng và những doanh nghiệp cùng một ngành trở nên xa cách, hay nói một cách thông thường là “khó nhìn mặt nhau”. Không chỉ cạnh tranh thiếu lành mạnh theo chiều ngang bằng cách bắt chước sản phẩm, dịch vụ của nhau, chúng ta còn ứng xử không đẹp theo chiều dọc của chuỗi cung ứng. Đó là khi một doanh nghiệp chuyên sản xuất muốn kiêm khâu phân phối, bán lẻ, còn doanh nghiệp phân phối lại muốn kiêm nốt cả khâu sản xuất. Chúng ta có xu hướng “cắt cầu” đối tác của mình để được “làm tất ăn cả”. Nếu chúng ta vẫn tin chắc rằng, lợi ích của mình chỉ đạt dựa trên sự thua thiệt của người khác, thì nên kinh tế Việt nam sẽ mãi lạc loài trong dòng chảy chung toàn cầu. (Chu Ngọc Cường) Câu 1. Chỉ ra các phép liên kết của văn bản trên. Câu 2. Theo tác giả, cách kinh doanh kiểu Việt Nam mang xu hướng gì? Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Nếu chúng ta vẫn tin chắc rằng, lợi ích của mình chỉ đạt dựa trên sự thua thiệt của người khác, thì nên kinh tế Việt nam sẽ mãi lạc loài trong dòng chảy chung toàn cầu.” Câu 4. Anh/chị có thể trình bày một vài ý tưởng kinh doanh, sản xuất khả thi hơn cách kinh doanh, sản xuất mà văn bản đã nêu?

1 đáp án
25 lượt xem

Ban đầu, một gia đình Việt Nam sản xuất bánh kẹo. Nhà bên cạnh nhìn sang, thấy người hàng xóm của mình đang làm ăn tốt, họ cũng bắt đầu sản xuất bánh kẹo. Các gia đình khác thấy vậy cũng tiếp tục sản xuất bánh kẹo. Kết quả là, từ một gia đình, chúng ta có cả một làng, một xã sản xuất bánh kẹo. Quy mô của họ nhỏ lẻ như nhau, các sản phẩm giống nhau, giá bán bằng nhau. Đó là cách kinh doanh kiểu Việt Nam. Khi bắt chước lẫn nhau chúng ta không chỉ làm thị trường hẹp đi, kìm hãm nền kinh tế, mà còn khiến những người anh em trong một nhà, những người hàng xóm cùng một làng và những doanh nghiệp cùng một ngành trở nên xa cách, hay nói một cách thông thường là “khó nhìn mặt nhau”. Không chỉ cạnh tranh thiếu lành mạnh theo chiều ngang bằng cách bắt chước sản phẩm, dịch vụ của nhau, chúng ta còn ứng xử không đẹp theo chiều dọc của chuỗi cung ứng. Đó là khi một doanh nghiệp chuyên sản xuất muốn kiêm khâu phân phối, bán lẻ, còn doanh nghiệp phân phối lại muốn kiêm nốt cả khâu sản xuất. Chúng ta có xu hướng “cắt cầu” đối tác của mình để được “làm tất ăn cả”. Nếu chúng ta vẫn tin chắc rằng, lợi ích của mình chỉ đạt dựa trên sự thua thiệt của người khác, thì nên kinh tế Việt nam sẽ mãi lạc loài trong dòng chảy chung toàn cầu. (Chu Ngọc Cường) Câu 1. Chỉ ra các phép liên kết của văn bản trên. Câu 2. Theo tác giả, cách kinh doanh kiểu Việt Nam mang xu hướng gì? Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Nếu chúng ta vẫn tin chắc rằng, lợi ích của mình chỉ đạt dựa trên sự thua thiệt của người khác, thì nên kinh tế Việt nam sẽ mãi lạc loài trong dòng chảy chung toàn cầu.” Câu 4. Anh/chị có thể trình bày một vài ý tưởng kinh doanh, sản xuất khả thi hơn cách kinh doanh, sản xuất mà văn bản đã nêu?

2 đáp án
20 lượt xem