Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Muốn chiến thắng dịch COVID-19 cần sự đồng lòng của toàn dân Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Có thể nói Việt Nam đã thắng chiến dịch mở màn trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19 nhưng chưa chiến thắng cả cuộc chiến. Nhưng nhất định Việt Nam sẽ chiến thắng. Từ hơn 2 ngày nay chúng ta đã chính thức bước vào giai đoạn 2 của cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 khi ca bệnh thứ 17 xuất hiện. Giai đoạn 2 khó hơn giai đoạn đầu bởi dịch đã lan ra hơn 100 nước. Chúng ta phải ngăn chặn dịch bệnh từ trăm ngả thay vì một vài ngả như trước đây. Thực tế virus này đã xâm nhập vào nước ta, "đang âm thầm mai phục". Nếu chúng ta không làm tốt sẽ gặp tình huống "trong đánh ra, ngoài đánh vào". Khó khăn là thế nhưng chúng ta đã lường trước mọi tình huống, có kịch bản sẵn sàng ứng phó với tình huống, ngay cả khi có hàng ngàn ca nhiễm. Những ngày tới đây nếu có vài chục, vài trăm ca nhiễm cũng không có gì bất ngờ. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải tiếp tục kiên trì thực hiện nghiêm nguyên tắc chống dịch, là ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Khi virus đã vào Việt Nam, việc phát hiện sớm để ngăn chặn vô cùng quan trọng" ...Bên cạnh đó, Bộ Y tế cùng các bộ, ngành liên quan cần tiếp tục thực hiện tốt công tác điều trị, bảo đảm bất cứ ai bị nhiễm COVID-19 đều được chữa khỏi, để "dù có nhiều ca nhiễm, dù con virus COVID-19 ở đâu, có đáng sợ như thế nào, chúng ta cũng sẽ chiến thắng". Phó Thủ tướng tin tưởng và khẳng định: "Nếu toàn dân đồng lòng chống dịch, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh COVID-19 như dân tộc Việt Nam đã nhiều lần chiến thắng". ( Trích báo Tuổi trẻ. vn) Đề 1 : Từ nội dung văn bản trên, anh/ chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý thức của cá nhân trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. *mọi người giúp mình với mình đang cần gấp. Cảm ơn truoc ạ

1 câu trả lời

Như đã nói ở trên, chúng ta đã bước vào giai đoạn 2 trong cuộc chiến phòng chống COVID-19. Lúc này, việc nhắc nhở nhau về ý thức cộng đồng trách nhiệm xem ra không phải là chuyện thừa bởi chỉ có một cộng đồng có trách nhiệm, mạnh mẽ đương đầu với dịch bệnh mới có thể đem đến thắng lợi nhanh và toàn diện. 

Người ta thường nói câu chỉ có đương đầu với sợ hãi mới chấm dứt sợ hãi. Trong thời điểm này, đương đầu với dịch bệnh cũng là lúc để chúng ta hiểu về nó hơn và có biện pháp chung tay phòng chống hiệu quả hơn là sự sợ hãi quá mức.

Trẻ nghỉ học là giảm một mối lo. Nhưng cuộc sống và kinh tế không thể dừng lại. Người lớn đi làm, do công việc vẫn phải di chuyển khắp nơi. Ai cũng có nhu cầu cập nhật thông tin về dịch bệnh. Nhưng chúng ta đang đọc gì, nghe gì, đang tin điều gì và sau đó là sẽ nói gì, làm gì để cùng nhau chiến thắng dịch bệnh?

Vì sao chúng ta tin những lời đồn ngoài chợ, những thông tin không rõ nguồn trên mạng xã hội nhưng lại thờ ơ với những thông tin từ kênh truyền hình quốc gia và báo đài chính thống? 

Những câu chuyện rất an tâm về chuyện ăn, ở, hình ảnh nơi an toàn nhất - bên trong các khu cách ly không được quan tâm nhiều bằng những cảnh chen nhau gom hàng hóa tích trữ! Đó là sự chọn lựa tạo bội thực nỗi lo và sự căng thẳng.

Và tôi nghĩ về những người đang lặng thầm với công việc chăm sóc bệnh nhân ở bệnh viện, hỗ trợ những người đang được cách ly; những người đang làm việc ở sân bay, bến tàu, siêu thị…, nơi có thể tiếp xúc với nguồn lây nhiễm cao. Họ đang ngày đêm làm vì cộng đồng, chung tay kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh, rất khác với kiểu ngồi nhà phê phán, công kích người khác.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm