• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

TH này thì câu nói “Của cho ko bằng cách cho” không còn đúng nữa chứ ạ !!. Chúng ta giả sử xét trường hợp sau đây : Giả sử tôi sẽ chứng minh câu nói : “Của cho không bằng cách cho” chỉ đúng với một số trường hợp, nhưng với trường hợp sau thì nó không còn đúng nữa như sau : Giả sử tôi có anh bạn tham gia thử nghiệm câu nói trên giầu có đến mức tài sản của anh ta cho tôi có thể lên đến con số vô số của cải, vàng bạc châu báu. Số của cải này lớn đến mức nếu giả sử chỉ cần bị vơi đi 10 USD thì nó lại đầy lên lại thành con số lớn vô số ạ. Anh ta tham gia việc này bằng cách anh ta làm hai phương án sau : 1-Phương án 1 : Anh ta cho tôi vô số tải sản, của cải của anh ta nhưng anh ta cho tôi số của cải này bằng cách anh ta đồng ý cho tôi số tài sản này nhưng anh ta kèm theo câu mắng nhiếc tôi rằng : “ Mày là đứa bạn kém cỏi nhất thế giới này đấy !!!. Tao quẳng cho mày cái thứ này đấy !!. Nhận đi !!”. Nhưng tôi sẽ là nhà tài phiệt giầu có nhất thế gian ngay sau đó. Đó là phương án 1. 2- Phương án 2 : Anh ta cho tôi chỉ là một gói xôi của anh ta nhưng anh ta cho tôi số của cải này bằng cách anh ta đồng ý cho tôi số tài sản này nhưng anh ta kèm theo câu mời mọc, cúng dường tôi rằng : “ Cúi xin Ngài hãy nhận vật phẩm cúng dường của con ạ !!”. Đó là phương án 2. Vào tôi là ở trường hợp trên thì tôi sẽ chọn phương án 1 : Tức tôi sẽ nhận vô số của cải của anh bạn của tôi đấy ạ!!!. Vậy trường hợp này thì câu nói : “Của cho không bằng cách cho” không còn đúng nữa đấy chứ ạ !!!. Tôi nói thế có đúng không ạ ?? Bạn có ý kiến gì ?? Xin cảm ơn !!! Lưu ý : 1-Chỉ xét trong trường hợp tôi nói thôi nhé. Trường hợp khác tôi không cứu xét đâu ạ. 2- Tôi là người nghèo đấy ạ. Nếu tôi là người giầu thì tôi lại chọn đúng theo như câu nói ở trên đấy ạ.

2 đáp án
20 lượt xem

ai biết làm câu nào thì giải giúp với ạ Câu 1 (3 điểm): I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: Văn hóa là một phạm trù rất rộng. Có đến hàng trăm định nghĩa khác nhau. Cho nên, một cách hiểu về truyền thống văn hóa hay truyền thống nói chung không phải dễ nhất trí. Song có điều ai cũng thừa nhận là truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực tinh thần và vật chất. Đó là nhũng định chế, khế ước xã hội, đó là những chuẩn mực đạo lí, đó là những cái hẹp hơn, nhiều khi đó chỉ là một thứ lệ tục, một thói quen thuộc thang giá trị lâu đời,... Nhưng, tất cả đã ăn sâu vào đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong cộng đồng như một thứ bản lĩnh, bản năng chi phối hàng ngày, hàng giờ từng hành vi ứng xử của mỗi con người. Chính vì thế mà truyền thống có một sức mạnh bền vững, sâu sa trong tiềm thức và biến thành một thứ nội lực riêng, một bản sắc riêng của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong xã hội... Cho nên, muốn truyền thống thực sự phát huy được sức mạnh trong xã hội ngày nay và mãi mãi về sau thì điều quyết định không chỉ có việc sưu tập, thống kê, biểu dương mà phải làm sao cho những thứ của chìm, những kho báu đó sống dậy, thực sự biến thành những tín niệm, những tình cảm, hành động của mỗi cá thể trong cộng đồng. Những bài học đạo lí bao đời nay được cha ông ta ghi truyền vào ca dao, vào lời hát ru của bà mẹ ngay từ tuổi ấu thơ của những con người Việt Nam. Và, dần dần nó đã trở thành những bài học luân lí, những tình cảm, những tín niệm chi phối sự ứng xử hàng ngày của mỗi con người. Những lời răn dạy của ông bà, cha mẹ, những mẩu chuyện gia đình, những hành vi thị phạm của người lớn dần dần thấm vào đời sống tinh thần của những đứa trẻ, những thanh thiếu niên của những gia đình được mang tiếng thơm là có gia phong. Và, trên đường đời, những đứa trẻ đó, những thanh thiếu niên, con đẻ của những gia đình có gia phong thường có sức tự đề kháng mạnh hơn hẳn những đứa trẻ khác... Cùng với gia đình là nhà trường. Nhà trường là nơi có hiệu lực to lớn trong việc bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc. Nhưng nhiệm vụ của nhà trường không chỉ đóng khung trong những giờ luân lí, những lí thuyết công dân khô khan... Truyền thống nhân văn, đạo lí làm người, nghĩa tình trong gia đình, lòng ham học,... thông qua những câu chuyện truyền thống thấm thìa được học từ tuổi thơ, có sức sống lâu bền trong hành trang làm người của mỗi thành viên trong cộng đồng. (Trích Truyền thống - của chìm của mỗi dân tộc, dẫn theo Bài tập Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 42 - 43) Câu 1. Trong văn bản, người viết đã hiểu về khái niệm văn hoá truyền thống như thế nào? Câu 2. Tìm hai biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng của câu văn trong văn bản: Cho nên, muốn truyền thống thực sự phát huy được sức mạnh trong xã hội ngày nay và mãi mãi về sau thì điều quyết định không chỉ có việc sưu tập, thống kê, biểu dương mà phải làm sao cho những thứ của chìm, những kho báu đó sống dậy, thực sự biến thành những tín niệm, những tình cảm, hành động của mỗi cá thể trong cộng đồng. Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: Trên đường đời, những đứa trẻ đó, những thanh thiếu niên, con đẻ của những gia đình có gia phong thường có sức tự đề kháng mạnh hem hẳn những đứa trẻ khác... Câu 4. Em có cho rằng: Văn hoá truyền thống là hành trang không thể thiếu cho mỗi người trên đường đời? Báo lỗi Câu 2 (7 điểm): II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Có ý kiến cho rằng: Văn hoá truyền thống đang bị lãng quên trong cuộc sống hôm nay. Viết bài luận 200 chữ trình bày quan điểm của em. Câu 2. (5 điểm) Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung Phân tích những khám phá độc đáo, mới mẻ về bức tranh tứ bình trong thi phẩm Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu.

2 đáp án
88 lượt xem

Giúp mình với @@ Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi theo yêu cầu Ban đầu, một gia đình Việt Nam sản xuất bánh kẹo. Nhà bên cạnh nhìn sang, thấy người hàng xóm của mình đang làm ăn tốt, họ cũng bắt đầu sản xuất bánh kẹo. Các gia đình khác thấy vậy cũng tiếp tục sản xuất bánh kẹo. Kết quả là, từ một gia đình, chúng ta có cả một làng, một xã sản xuất bánh kẹo. Quy mô của họ nhỏ lẻ như nhau, các sản phẩm giống nhau, giá bán bằng nhau. Đó là cách kinh doanh kiểu Việt Nam. Khi bắt chước lẫn nhau chúng ta không chỉ làm thị trường hẹp đi, kìm hãm nền kinh tế, mà còn khiến những người anh em trong một nhà, những người hàng xóm cùng một làng và những doanh nghiệp cùng một ngành trở nên xa cách, hay nói một cách thông thường là “khó nhìn mặt nhau”. Không chỉ cạnh tranh thiếu lành mạnh theo chiều ngang bằng cách bắt chước sản phẩm, dịch vụ của nhau, chúng ta còn ứng xử không đẹp theo chiều dọc của chuỗi cung ứng. Đó là khi một doanh nghiệp chuyên sản xuất muốn kiêm khâu phân phối, bán lẻ, còn doanh nghiệp phân phối lại muốn kiêm nốt cả khâu sản xuất. Chúng ta có xu hướng “cắt cầu” đối tác của mình để được “làm tất ăn cả”. Nếu chúng ta vẫn tin chắc rằng, lợi ích của mình chỉ đạt dựa trên sự thua thiệt của người khác, thì nên kinh tế Việt nam sẽ mãi lạc loài trong dòng chảy chung toàn cầu. (Chu Ngọc Cường) Câu 1. Chỉ ra các phép liên kết của văn bản trên. Câu 2. Theo tác giả, cách kinh doanh kiểu Việt Nam mang xu hướng gì? Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Nếu chúng ta vẫn tin chắc rằng, lợi ích của mình chỉ đạt dựa trên sự thua thiệt của người khác, thì nên kinh tế Việt nam sẽ mãi lạc loài trong dòng chảy chung toàn cầu.” Câu 4. Anh/chị có thể trình bày một vài ý tưởng kinh doanh, sản xuất khả thi hơn cách kinh doanh, sản xuất mà văn bản đã nêu?

1 đáp án
29 lượt xem

Ban đầu, một gia đình Việt Nam sản xuất bánh kẹo. Nhà bên cạnh nhìn sang, thấy người hàng xóm của mình đang làm ăn tốt, họ cũng bắt đầu sản xuất bánh kẹo. Các gia đình khác thấy vậy cũng tiếp tục sản xuất bánh kẹo. Kết quả là, từ một gia đình, chúng ta có cả một làng, một xã sản xuất bánh kẹo. Quy mô của họ nhỏ lẻ như nhau, các sản phẩm giống nhau, giá bán bằng nhau. Đó là cách kinh doanh kiểu Việt Nam. Khi bắt chước lẫn nhau chúng ta không chỉ làm thị trường hẹp đi, kìm hãm nền kinh tế, mà còn khiến những người anh em trong một nhà, những người hàng xóm cùng một làng và những doanh nghiệp cùng một ngành trở nên xa cách, hay nói một cách thông thường là “khó nhìn mặt nhau”. Không chỉ cạnh tranh thiếu lành mạnh theo chiều ngang bằng cách bắt chước sản phẩm, dịch vụ của nhau, chúng ta còn ứng xử không đẹp theo chiều dọc của chuỗi cung ứng. Đó là khi một doanh nghiệp chuyên sản xuất muốn kiêm khâu phân phối, bán lẻ, còn doanh nghiệp phân phối lại muốn kiêm nốt cả khâu sản xuất. Chúng ta có xu hướng “cắt cầu” đối tác của mình để được “làm tất ăn cả”. Nếu chúng ta vẫn tin chắc rằng, lợi ích của mình chỉ đạt dựa trên sự thua thiệt của người khác, thì nên kinh tế Việt nam sẽ mãi lạc loài trong dòng chảy chung toàn cầu. (Chu Ngọc Cường) Câu 1. Chỉ ra các phép liên kết của văn bản trên. Câu 2. Theo tác giả, cách kinh doanh kiểu Việt Nam mang xu hướng gì? Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Nếu chúng ta vẫn tin chắc rằng, lợi ích của mình chỉ đạt dựa trên sự thua thiệt của người khác, thì nên kinh tế Việt nam sẽ mãi lạc loài trong dòng chảy chung toàn cầu.” Câu 4. Anh/chị có thể trình bày một vài ý tưởng kinh doanh, sản xuất khả thi hơn cách kinh doanh, sản xuất mà văn bản đã nêu?

2 đáp án
24 lượt xem

I . PHẦN ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 1. Bấm còi inh ỏi Một số tài xế cảm thấy cần phải khiển trách những lái xe phía trước không tuân theo tín hiệu giao thông bằng cách nhấn còi một cách thiếu kiên nhẫn, như khi đèn đã chuyển xanh mà các xe trước di chuyển quả chậm, hoặc có xe đậu vào phần đường ưu tiên rẽ phải khi đèn đỏ. Trong nhiều trường hợp, đúng là những người tham gia giao thông khác hơi vô ý, nhưng hãy cố gắng giữ bình tĩnh, bấm một hai tiếng còi là đủ.Đừng tự khiến bản thân stress thêm khỉ cứ bấm còi inh ỏi đầy mất kiên nhẫn. 2. Không cho xe khác vượt Hãy nhớ dù là đường nội đô hay cao tốc thì cũng không phải đường đua, vì thế bạn chẳng giành được giải gì khi ngang ngạnh không cho xe khác vượt. Nếu có ai đó thực sự cần vượt, hãy để họ vượt. 3. Không nhường người đi bộ Chẳng người đi bộ nào thấy thích thú với việc nấn ná ở giữa đường gây cản trở giao thông. Hầu như tất cả đều cố gắng qua đường thật nhanh, hết mức có thể. Vì vậy, bạn đừng thiếu kiên nhẫn đến mức bấm còi inh ỏi để thúc giục họ rảo bước hoặc cố tìm cách lách qua. Hãy nhường đường và dành cho người đi bộ đủ thời gian và không gian cần thiết đế sang đường. 4. Bám đuôi xe khác quá sát Gần như bám dính cản sau của chiếc xe chạy trước sẽ không giúp bạn tới chỗ cần đến nhanh hơn, đặc biệt là khi đang tắc đường. Một số người có thể tự tin rằng mình lái chắc tay đủ mức cần thiết để bám sát đuôi xe khác với khoảng cách quá ngắn, nhưng hãy nhớ rằng trừ phi bạn có thế kiếm soát vạn vật khách quan, thì kĩ năng lái của bạn không bao giờ là đủ. Hãy thư giãn. Đích đến của bạn chẳng chạy đi đâu cả, nó sẽ vẫn ở đó dù bạn có giữ khoảng cách với đuôi xe trước 6mm hay 6m. Bạn cần giữ khoảng cách an toàn phòng trường hợp lái xe phỉa trước mất kiểm soát. 5. Luôn bật đèn pha Neu bạn đang lái xe một mình trên đường tối, hãy bật đèn pha {chùm sáng mạnh, chiếu ngang và xa) để đảm bảo an toàn. Nhưng nếu thấy có xe chạy ngược chiều, hoặc nếu bạn đang lái xe trên đường được chiếu sáng tốt, hãy chuyển sang đèn cốt (ánh sáng chiếu chúc xuống mặt đường, tầm phát sáng ngắn hơn) để không làm chói mắt lái xe ngược chiều. Neu bị ánh đèn pha của bạn làm chói mắt, lái xe chạy ngược chiều có thế bị mất kiểm soát trong chốc lát đủ để đâm trực diện vào xe bạn. Trong trường hợp bạn đến gần xe phía trước chạy cùng chiều và định vượt, hãy chuyển sang đèn cốt để lái xe phía trước không bị chói mắt, vượt xong rồi hãy chuyển về đèn pha nếu cần thiết. Câu 1: Văn bản trên được trình bày theo phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2: Hãy đặt tên cho văn bản trên. Câu 3: Nội dung chính của văn bản trên là gì? Câu 4: Thông điệp được mang đến thông qua văn bản trên.

1 đáp án
44 lượt xem

I . PHẦN ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 1. Bấm còi inh ỏi Một số tài xế cảm thấy cần phải khiển trách những lái xe phía trước không tuân theo tín hiệu giao thông bằng cách nhấn còi một cách thiếu kiên nhẫn, như khi đèn đã chuyển xanh mà các xe trước di chuyển quả chậm, hoặc có xe đậu vào phần đường ưu tiên rẽ phải khi đèn đỏ. Trong nhiều trường hợp, đúng là những người tham gia giao thông khác hơi vô ý, nhưng hãy cố gắng giữ bình tĩnh, bấm một hai tiếng còi là đủ.Đừng tự khiến bản thân stress thêm khỉ cứ bấm còi inh ỏi đầy mất kiên nhẫn. 2. Không cho xe khác vượt Hãy nhớ dù là đường nội đô hay cao tốc thì cũng không phải đường đua, vì thế bạn chẳng giành được giải gì khi ngang ngạnh không cho xe khác vượt. Nếu có ai đó thực sự cần vượt, hãy để họ vượt. 3. Không nhường người đi bộ Chẳng người đi bộ nào thấy thích thú với việc nấn ná ở giữa đường gây cản trở giao thông. Hầu như tất cả đều cố gắng qua đường thật nhanh, hết mức có thể. Vì vậy, bạn đừng thiếu kiên nhẫn đến mức bấm còi inh ỏi để thúc giục họ rảo bước hoặc cố tìm cách lách qua. Hãy nhường đường và dành cho người đi bộ đủ thời gian và không gian cần thiết đế sang đường. 4. Bám đuôi xe khác quá sát Gần như bám dính cản sau của chiếc xe chạy trước sẽ không giúp bạn tới chỗ cần đến nhanh hơn, đặc biệt là khi đang tắc đường. Một số người có thể tự tin rằng mình lái chắc tay đủ mức cần thiết để bám sát đuôi xe khác với khoảng cách quá ngắn, nhưng hãy nhớ rằng trừ phi bạn có thế kiếm soát vạn vật khách quan, thì kĩ năng lái của bạn không bao giờ là đủ. Hãy thư giãn. Đích đến của bạn chẳng chạy đi đâu cả, nó sẽ vẫn ở đó dù bạn có giữ khoảng cách với đuôi xe trước 6mm hay 6m. Bạn cần giữ khoảng cách an toàn phòng trường hợp lái xe phỉa trước mất kiểm soát. 5. Luôn bật đèn pha Neu bạn đang lái xe một mình trên đường tối, hãy bật đèn pha {chùm sáng mạnh, chiếu ngang và xa) để đảm bảo an toàn. Nhưng nếu thấy có xe chạy ngược chiều, hoặc nếu bạn đang lái xe trên đường được chiếu sáng tốt, hãy chuyển sang đèn cốt (ánh sáng chiếu chúc xuống mặt đường, tầm phát sáng ngắn hơn) để không làm chói mắt lái xe ngược chiều. Neu bị ánh đèn pha của bạn làm chói mắt, lái xe chạy ngược chiều có thế bị mất kiểm soát trong chốc lát đủ để đâm trực diện vào xe bạn. Trong trường hợp bạn đến gần xe phía trước chạy cùng chiều và định vượt, hãy chuyển sang đèn cốt để lái xe phía trước không bị chói mắt, vượt xong rồi hãy chuyển về đèn pha nếu cần thiết. Câu 1: Văn bản trên được trình bày theo phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2: Hãy đặt tên cho văn bản trên. Câu 3: Nội dung chính của văn bản trên là gì? Câu 4: Thông điệp được mang đến thông qua văn bản trên.

1 đáp án
36 lượt xem

Đê – sai tử trận tại Ma-ren-gô cùng một ngày và gần như cùng một lúc với Kle-be ở Cai- cô. Cả hai đều mất ngày 14-06-1800, để hoàn thành những mưu đồ rộng lớn của tướng Bô-napac (Na-pô-lê-ông). Vận mạng của hai vị đó thật lạ lùng, trong đời luôn luôn sống cạnh nhau, tới ngày chết lại gần nhau nữa, vậy mà những nét của tâm hồn và thân thể thì khác xa nhau là vậy! (2)Kle-be tướng mạo đẹp nhất trong quân đội. Vóc lớn của ông, vẻ mặt cao quý của ông tiết ra tất cả tính tự tôn của tâm hồn ông, lòng dũng cảm của ông vừa táo bạo, vừa bình tĩnh, sự thông minh mau lẹ và vững chắc của ông làm cho ông thành vị tướng oai phong nhất trên chiến trường. Óc ông sáng suốt tân kỳ nhưng ông ít học. Tính tình và ngôn ngữ của ông phóng đãng, nhưng ông liêm khiết, không vụ lợi… (3)Đê- sai gần như trái hẳn về mọi điểm.Giản dị, bẽn lẽn có phần hơi ngượng nghịu nữa, mái tóc rậm luôn luôn che mặt, bề ngoài ông không có vẻ một quân nhân. Nhưng ra trận thì anh hùng, tốt với lính, nhũn với bạn, đại lượng với kẻ bại. Ông được hết thảy quân đội và các dân tộc bị chiếm tôn sùng. Óc ông vững vàng, hiểu sâu biết rộng, sự sáng suốt của ông về chiến tranh, sự chuyên cần của ông trong phận sự, tính không vụ lợi của ông làm cho ông thành một kiểu mẫu hoàn hảo gồm tất cả những đức thượng võ. (4)Trong khi Kle-be khó bảo, không chịu phục tùng, không chịu một mệnh lệnh nào, thì Đê- sai dễ vâng lời… ” Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1.Nêu những nội dung chính của đoạn văn (0,5 điểm) 2.Đặt tên cho đoạn văn trên. (0,25 điểm) 3. Trong đoạn đoạn (2) và (3) tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào? Đoạn (1) và đoạn (2) tác giả sử dụng thao tác lập luận nào? Nêu tác dụng của thao tác lập luận đó?Trả lời bằng một đoạn văn ngắn dài từ 6 đến 8 câu (0,5 điểm) 4. Phương thức biểu đạt nào đã được sử dụng trong đoạn văn (0,25 điểm)

1 đáp án
26 lượt xem

Đê – sai tử trận tại Ma-ren-gô cùng một ngày và gần như cùng một lúc với Kle-be ở Cai- cô. Cả hai đều mất ngày 14-06-1800, để hoàn thành những mưu đồ rộng lớn của tướng Bô-napac (Na-pô-lê-ông). Vận mạng của hai vị đó thật lạ lùng, trong đời luôn luôn sống cạnh nhau, tới ngày chết lại gần nhau nữa, vậy mà những nét của tâm hồn và thân thể thì khác xa nhau là vậy! (2)Kle-be tướng mạo đẹp nhất trong quân đội. Vóc lớn của ông, vẻ mặt cao quý của ông tiết ra tất cả tính tự tôn của tâm hồn ông, lòng dũng cảm của ông vừa táo bạo, vừa bình tĩnh, sự thông minh mau lẹ và vững chắc của ông làm cho ông thành vị tướng oai phong nhất trên chiến trường. Óc ông sáng suốt tân kỳ nhưng ông ít học. Tính tình và ngôn ngữ của ông phóng đãng, nhưng ông liêm khiết, không vụ lợi… (3)Đê- sai gần như trái hẳn về mọi điểm.Giản dị, bẽn lẽn có phần hơi ngượng nghịu nữa, mái tóc rậm luôn luôn che mặt, bề ngoài ông không có vẻ một quân nhân. Nhưng ra trận thì anh hùng, tốt với lính, nhũn với bạn, đại lượng với kẻ bại. Ông được hết thảy quân đội và các dân tộc bị chiếm tôn sùng. Óc ông vững vàng, hiểu sâu biết rộng, sự sáng suốt của ông về chiến tranh, sự chuyên cần của ông trong phận sự, tính không vụ lợi của ông làm cho ông thành một kiểu mẫu hoàn hảo gồm tất cả những đức thượng võ. (4)Trong khi Kle-be khó bảo, không chịu phục tùng, không chịu một mệnh lệnh nào, thì Đê- sai dễ vâng lời… ” Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1.Nêu những nội dung chính của đoạn văn (0,5 điểm) 2.Đặt tên cho đoạn văn trên. (0,25 điểm) 3. Trong đoạn đoạn (2) và (3) tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào? Đoạn (1) và đoạn (2) tác giả sử dụng thao tác lập luận nào? Nêu tác dụng của thao tác lập luận đó?Trả lời bằng một đoạn văn ngắn dài từ 6 đến 8 câu (0,5 điểm) 4. Phương thức biểu đạt nào đã được sử dụng trong đoạn văn (0,25 điểm)

1 đáp án
37 lượt xem
2 đáp án
29 lượt xem
2 đáp án
43 lượt xem

I. Đọc hiểu (3,0 điểm): Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) ... Với lợi thế của người đi sau, chúng ta đã nhìn rõ những cơ hội và thách thức trong các tổ chức hợp tác với các nước láng giềng, khu vực và tổ chức toàn cầu như APEC, đặc biệt là WTO. Với vị thế và thương hiệu mới, lập tức nền kinh tế đất nước đã có những tín hiệu chuyển động mạnh mẽ...Nhịp điệu mới, tốc độ mới có thể sẽ đạt được cao hơn mục tiêu đề ra, thậm chí ở một số khu vực, bộ phận có thể trở thành nóng. (2) Với “lợi thế người đi sau”, chúng ta ứng phó, giải quyết thế nào với tốc độ nóng của phát triển để thực hiện đúng mục tiêu phát triển nhanh và bền vững? Thực tế cho thấy, trong những năm qua, với tốc độ tăng trưởng chỉ trên 7% hàng năm nhưng quá nhiều vấn đề tiêu cực của kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường xảy ra. Sự nóng lên khá đột ngột của thị trường chứng khoản cho đến thời điểm này nói chung vẫn là tín hiệu tích cực về kinh tế nhưng về xã hội, những biểu hiện không thuận đã nhìn thấy được trong hiệu ứng nới rộng khoảng cách giàu-nghèo. Cùng với biểu hiện không thuận này, những tệ nạn đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại, quan liêu, tham nhũng đang hoành hành đã làm cho một bộ phận xã hội giàu nhanh hẳn lên, cả chính đáng và không chính đáng, về hình thức dân giàu thì nước mạnh nhưng dân giàu mà không minh bạch, không kiếm soát được, không huy động được sự giàu có trong dân vào mục đích chung phát triển kinh tế-xã hội thì lại có tác động ngược lại (...) (3) Thực tế đất nước hiện nay cũng đã nóng lên với rất nhiều báo động về sự trì trệ, lạc hậu của lề lối hành chính, về sự yếu kém đầy rủi ro trong giao thông, sự lạc hậu gắn với nhiều căn bệnh trong giáo dục, y tế, những báo động của ô nhiễm môi trường từ thành thị đến nông thôn, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên rừng, sông suối và biển... (4) Từ “lợi thế người đi sau”, chúng ta không chỉ học người ở cách làm giàu mà luôn phải tỉnh táo lường định trước, phải đầu tư nghiên cứu học hỏi để đề ra những biện pháp hữu hiệu phòng và chống, ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những tiêu cực, rủi ro, đỗ vỡ trong cả kinh tế, xã hội và văn hóa. (Nguyễn Mạnh - báo Quân đội nhân dân 03/03/2007) Câu 1: Đặt một nhan đề phù hợp với nội dung đoạn văn bản. Câu 2: Căn cứ vào nội dung đoạn văn và hiểu biết thực tế, anh/ chị hãy giải thích thế nào là “lợi thế người đi sau”? Câu 3: Đọc kĩ đoạn văn (2) và cho biết đoạn văn được viết theo phương thức nào? Câu 4: Bài học mà anh/chị rút ra được khi nhìn nhận những thuận lợi và thách thức trong “Lợi thế người đi sau”?

2 đáp án
66 lượt xem

Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho.Trẻ em đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều quanh nương để sưởi lửa.Ở Hồng Ngài, người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thế cho kịp lúcmưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội. Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ (…). Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi.Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi. Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nương Ta không có con trai con gái Ta đi tìm người yêu. Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới. Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm sân chơi chung ngày tết. Trai gái, trẻ con ra sân ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi kèn và nhảy. Cả nhà thống lí Pá Tra vừa ăn xong bữa cơm Tết cúng ma. Xung quanh, chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng vẫn cònnhảy lên xuống, run bần bật. Vừa hết bữa cơm lạitiếp ngay bữa rượu bên bếp lửa. Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đãthổi sáo đi theo Mị. (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD, 2008, tr 6,7) Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét chất thơ trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài được thể hiện trong đoạn trích. Xin mọi ng hãy giúp em vs ạ. Em hứa sẽ tick 5 sao và thả tim đầy đủ ạ!

1 đáp án
146 lượt xem

I- ĐỌC- HIỂU ( 3,0 điểm) Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi: Bạn nói những gì, bạn làm điều gì, cảm thấy như thế nào – tất cả đều có nguồn gốc từ trong tâm trí bạn, và bắt đầu chỉ bằng một ý nghĩ. Suy nghĩ của chúng ta cũng giống như những hạt giống, mỗi suy nghĩ sẽ đơm hoa kết trái để tạo ra một hương vị riêng biệt. Suy nghĩ có thể là sự sáng tạo hay phá hủy, yêu thương hay thù hận, nâng đỡ hay vùi dập. Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát những suy nghĩ của bản thân thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn. Suy nghĩ tích cực dạy chúng ta cách hành động thay vì phản ứng; “hướng dẫn” cuộc đời ta thay vì để cho hành vi của người khác, những trải nghiệm quá khứ, hay hoàn cảnh hiện tại điều khiển tinh thần ta. Theo tính toán, mỗi người trung bình có khoảng 30.000 đến 50.000 ý nghĩ mỗi ngày. Một tâm trí đang trong tình trạng stress sẽ tạo ra nhiều ý nghĩ hơn, có thể lên đến 80.000 ý nghĩ. Hẳn bạn đã từng rơi vào trạng thái căng thẳng thần kinh vì gặp phải một sự kiện đột ngột xảy ra trong đời, lúc đó có đến cả hàng ngàn ý nghĩ chạy dồn dập trong đầu bạn. Tâm trí chúng ta có một khả năng rất lớn, làm việc không ngừng nghỉ ngay cả khi ngủ. Như đã nói, suy nghĩ chính là hạt giống cho những hành động và cảm xúc. Vì vậy, bằng cách tạo nên những suy nghĩ tích cực và lành mạnh, chúng ta đã kích hoạt tiềm năng tích cực của chính mình. (Frederic Labarthe, Anthony Strano – Tư duy tích cực, NXB tổng hợp TPHCM, 2014, trang 20-21) Câu 1. Theo tác giả, suy nghĩ tích cực có tác dụng gì? (0,5 điểm) Câu 2. Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của nó trong câu văn sau: “Suy nghĩ của chúng ta cũng giống như những hạt giống, mỗi suy nghĩ sẽ đơm hoa kết trái để tạo ra một hương vị riêng biệt”.(0,75điểm) Câu 3. Theo anh (chị), vì sao tác giả cho rằng: “Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát những suy nghĩ của bản thân thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn.”( 0,75điểm) Câu 4. Anh (chị) có đồng ý với quan điểm “Suy nghĩ chính là hạt giống cho những hành động và cảm xúc”. Vì sao? (1,0 điểm) II - NLXH (2,0 điểm) Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh (chị) về tầm quan trọng của suy nghĩ tích cực trong cuộc sống. - Moq giúp đỡ cám ơn!

2 đáp án
104 lượt xem