Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để có những lời nói đúng đắn

2 câu trả lời

Ai cũng có những ước mơ và mục tiêu riêng cho công việc và cuộc sống nhưng làm thế nào để biến nó trở thành hiện thực? Đừng vội nghĩ rằng chỉ cần chăm chỉ, có tinh thần làm việc thì chắc chắn thành công sẽ đến. Bởi vì có rất nhiều người thông minh, chăm chỉ mà thành quả lại không quá nổi bật so với những người bình thường khác. Cho dù họ đã tập trung hết công suất mà kết quả nhận được cũng là chỉ là một con số 0 tròn trĩnh. Thất bại cứ thế đến, và nó dần trở thành một thói quen. Đáng sợ hơn, thất bại liên tiếp sẽ dẫn đến sự mất tự tin và tự phá hủy năng lực.

     Bạn đã bao giờ tự hỏi bản thân có thể làm điều gì khác đi? Hay cuộc sống của bạn vốn chỉ là những thói quen? Và có lẽ chính những thói quen và suy nghĩ “lối mòn” đó khiến bạn không đạt được mục tiêu như mong đợi.

    Rất nhiều người có lối suy nghĩ rập khuôn, không có tính sáng tạo cũng chẳng có chút mới mẻ nào. Họ sẵn sàng tạo nên một “lối mòn” để bản thân có thể dễ dàng đi qua. Nếu không thoát ra khỏi “lối mòn” đó và làm một điều gì khác lạ so với bình thường thì có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ có được phút giây đột phá thật sự.

    Cũng đừng chỉ chìm đắm trong lối suy nghĩ tiêu cực, thất vọng vì những điều diễn ra không như mong muốn. Thay vào đó, hãy nhìn những trở ngại đó là thách thức cần phải vượt qua bằng mọi cách. Theo khía cạnh tích cực, thách thức cũng chính là cơ hội để phát triển. Ghi nhớ được điều này, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ từ bỏ mọi việc một cách dễ dàng.

    Có câu nói của mục sư vĩ đại Martin Luther King: “Không cần phải nhìn toàn bộ cầu thang, chỉ cần bước lên nấc thang đầu tiên!” Không nên tốn quá nhiều động lực và thời gian cho những chiến lược dài hạn. Thay vào đó, chia thành các phần nhỏ hơn và thực hiện từng điều một giống như bước qua từng bậc thang. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng đạt được hơn. Dù mục tiêu to lớn thế nào cũng có thể hoàn thành nếu nó được chia nhỏ. Và bạn cũng sẽ vui vẻ, tích cực hơn khi nghĩ rằng bản thân đạt được những thành tựu nho nhỏ.

    Hãy nhớ rằng công việc là công việc và giải trí là giải trí. Không tập trung trong khoảng thời gian làm việc đồng nghĩa với việc kéo dài thời hạn hoàn thành và hiệu quả công việc cũng suy giảm. Một khi bắt đầu làm việc, hãy tập trung hết công suất để hoàn thành một cách nhanh và hiệu quả nhất.

     Sau đó nếu chạm đến ngưỡng căng thẳng, mệt mỏi thì nghỉ ngơi, thư giãn là điều cần thiết. Đừng làm việc quá sức khi bản thân cảm thấy mệt mỏi vì khi đó, có cố gắng đến mấy cũng khó có thể thành công




Ông cha ta đã đúc kết rằng " lời nói gói vàng". Chỉ bằng cách so sách mà đã gợi giá trị to lớn của lời nói trong cuộc sống, mỗi lời nói vô hình có giá trị như một gói vàng- một trong những kim loại quý nhất trên thế giới.Lời nói là một công cụ giao tiếp bằng ngôn ngữ, giúp con người bộc lộ được những suy nghĩ, ý tưởng, tình cảm, cảm xúc... từ đó mà làm cho nhân loại xích gần nhau hơn. Sở dĩ con người khác với con vật là bởi chúng ta có tiếng nói riêng của mình. Lời nói chính là kho tàng quý giá, một thứ tài sản của con người, kết tinh trí tuệ và vẻ đẹp của cả nhân loại. Trước hết, lời nói đánh dấu một bước tiến hóa của loài người, mở ra một kỉ nguyên mới cho nhân loại. Ở đó, con người sẽ tiếp xúc và giao tiếp với nhau, bộc lộ, diễn đạt những tâm tư, nguyện vọng một cách trực tiếp mà không cần phải viết ra nên sẽ tiết kiệm thời gian, nói được nhiều điều mình muốn thể hiện. Lời nói rất quan trọng, nó có thể giúo bạn thành công nhưng cũng có thể làm bạn thất bại. Những người thành đạt như cựu tổng thống Mĩ B. Obama, giám đốc tập đoàn Alibaba- Jack Ma hay chủ tịch Hồ Chí Minh đều là những người có khả năng sử dụng lời nói trong giao tiếp một cách đúng đắn, chính xác, thông minh và tế nhị bởi thế mà lời nói của họ dễ đi vào lòng người, tạo nên sự thuyết phục, những thiện cảm và dấu ấn trong lòng người nghe. Trong lĩnh vực kinh tế hay ngoại giao, mọi thành công hay thất bại phần nhiều là nhờ vào lời nói. Bên cạnh đó, thông qua lời nói mà ta xác lập được những mối quan hệ với mọi người xung quanh bởi lẽ mỗi cá nhân không tồn tại đơn lẻ, họ sống trong mối quan hệ khăng khít, gắn bó với cộng đồng. Bên cạnh đó, lời nói là thước đo văn hóa của con người. Ai đó sẽ không đánh giá cao nếu bạn là người ăn nói vô duyên, thô tục, cọc cằn. Và ngược lại, bạn sẽ có ấn tượng tốt trong lòng người khác nếu bạn biết sử dụng lời nói một cách tế nhị, lịch sự, có học thức và có văn hóa.Bởi thế mà ông cha ta thường nói:"Những người thanh lịch nói ra dịu dàng".Vậy chúng ta phải làm gì để phát huy giá trị của lời nói? Dân gian đã đúc rút: "Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói" tức là mỗi lời ta nói ra phải có mục đích, có chủ ý và được biểu đạt một cách lịch sự, tế nhị nên trước khi nói điều gì, bạn hãy suy nghĩ thật chín. Lời nói dại dột nhất được bật ra là khi ta đang có những cảm xúc tiêi cực như tức giận, nóng nẩy, ghen tuông... bởi khi đó rất hiếm người làm chủ và kiềm chế được bản thân. Vốn dĩ "Lời nói chẳng mất tiền mua" nên hãy "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Sử dụng lời nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục đích sẽ đạt được hiệu quả giao tiếp cao và để lại thiện cảm trong lòng người khác. Lời ăn tiếng nói là một kĩ năng sống quan trọng, cần thiết nhưng không phải ngày một ngày hai mà ta có thể ăn nói văn hóa mà đó là cả một quá trình rèn luyện, tiếp thu và học hỏi để hoàn thiện bản thân. Ngày nay, khi đất nước đang hội nhập cùng thế giới, con người cũng nên trau dồi cho bản thân vốn ngoại ngữ song cũng không nên bỏ quên ngôn ngữ mẹ đẻ, hội nhập để làm phong phú cho vốn tiếng Việt.Tôi và bạn, những người trẻ tuổi hãy bắt đầu trau dồi lời hay ý đẹp ngay từ bây giờ bởi ông cha ta đã dạy "học ăn, học nói, học gói, học mở". Bởi vì giá trị của lời nói trong cuộc sống thật to lớn

Câu hỏi trong lớp Xem thêm