Ban đầu, một gia đình Việt Nam sản xuất bánh kẹo. Nhà bên cạnh nhìn sang, thấy người hàng xóm của mình đang làm ăn tốt, họ cũng bắt đầu sản xuất bánh kẹo. Các gia đình khác thấy vậy cũng tiếp tục sản xuất bánh kẹo. Kết quả là, từ một gia đình, chúng ta có cả một làng, một xã sản xuất bánh kẹo. Quy mô của họ nhỏ lẻ như nhau, các sản phẩm giống nhau, giá bán bằng nhau. Đó là cách kinh doanh kiểu Việt Nam. Khi bắt chước lẫn nhau chúng ta không chỉ làm thị trường hẹp đi, kìm hãm nền kinh tế, mà còn khiến những người anh em trong một nhà, những người hàng xóm cùng một làng và những doanh nghiệp cùng một ngành trở nên xa cách, hay nói một cách thông thường là “khó nhìn mặt nhau”. Không chỉ cạnh tranh thiếu lành mạnh theo chiều ngang bằng cách bắt chước sản phẩm, dịch vụ của nhau, chúng ta còn ứng xử không đẹp theo chiều dọc của chuỗi cung ứng. Đó là khi một doanh nghiệp chuyên sản xuất muốn kiêm khâu phân phối, bán lẻ, còn doanh nghiệp phân phối lại muốn kiêm nốt cả khâu sản xuất. Chúng ta có xu hướng “cắt cầu” đối tác của mình để được “làm tất ăn cả”. Nếu chúng ta vẫn tin chắc rằng, lợi ích của mình chỉ đạt dựa trên sự thua thiệt của người khác, thì nên kinh tế Việt nam sẽ mãi lạc loài trong dòng chảy chung toàn cầu. (Chu Ngọc Cường) Câu 1. Chỉ ra các phép liên kết của văn bản trên. Câu 2. Theo tác giả, cách kinh doanh kiểu Việt Nam mang xu hướng gì? Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Nếu chúng ta vẫn tin chắc rằng, lợi ích của mình chỉ đạt dựa trên sự thua thiệt của người khác, thì nên kinh tế Việt nam sẽ mãi lạc loài trong dòng chảy chung toàn cầu.” Câu 4. Anh/chị có thể trình bày một vài ý tưởng kinh doanh, sản xuất khả thi hơn cách kinh doanh, sản xuất mà văn bản đã nêu?

2 câu trả lời

Đap an đây ạ

Câu 1

 các phép liên kết: 

- phép lặp: bánh kẹo, hàng xóm, sản xuất

- phép thế: + " chúng ta còn ứng xử không đẹp theo chiều dọc của chuỗi cung ứng" thế bằng từ " đó"

                   + đoạn " ban đầu...bằng nhau" thế bằng từ " đó"

Câu 2

Cách kinh doanh kiểu Việt Nam mang xu hướng bắt chước lẫn nhau

Câu 3

Sở dĩ tác giả cho là như thế bởi vì khi đó lợi nhuận mà ta đạt được chỉ dựa trên sự thua thiệt của người khác. nó chỉ làm giàu cho bản thân ta mà không phải là làm giàu cho cả nền kinh tế, dẫn đến kinh tế sẽ tụt hậu. Bên cạnh đó, trong khi các nước khác có cách kinh doanh hiệu quả hơn thì thực sự kinh tế Việt Nam cứ duy trì cách như vậy sẽ bị lạc loài

Câu hỏi trong lớp Xem thêm