Có ý kiến cho rằng: Văn hoá truyền thống đang bị lãng quên trong cuộc sống hôm nay. Viết bài luận 200 chữ trình bày quan điểm của em. ai cho em xin bài mẫu với ạ
2 câu trả lời
Có ý kiến cho rằng: Văn hoá truyền thống đang bị lãng quên trong cuộc sống hôm nay. Theo em, đây là một ý kiến có phần đúng một phần nào đó. Trên thực tế, nhiều nét đẹp văn hóa,nhiều lễ hội truyền thống và phong tục tập quán của dân tộc VN đang có xu hướng bị suy thoái và biến chất. Có những làng nghề chỉ còn có một vài nhà giữ được nghề truyền thống do thu nhập đem lại quá thấp. Có những nét đẹp như những làn điệu dân ca đứng trước bờ diệt vong do không có hậu thế giữ gìn và nâng niu. Thậm chí, đáng tiếc hơn, có những lễ hội bị xóa bỏ hoàn toàn như chưa từng có vết tích và những nét đẹp khác như: chọi trâu, chọi gà còn biến chất thành tệ nạn cờ bạc, cá độ. Trên đây đều là biểu hiện của sự suy thoái văn hóa truyền thống trong đời sống thường ngày. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn vào những mặt tích cực khi không chỉ chính quyền mà người dân địa phương, thế hệ trẻ cũng đều chung tay góp sức hành động để mà nâng niu, đón nhận và truyền bá những văn hóa truyền thống đến nhiều người hơn nữa trong tương lai. Là một người trẻ, em ý thức được bản thân mình cần phải nỗ lực bảo tồn, nâng niu và truyền bá những nét đẹp văn hóa truyền thống để những nét đẹp ấy càng được nhiều người trong nước và nước ngoài biết đến.
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc trong thế giới hiện đại, không chỉ dừng lại trong lĩnh vực kinh tế, mà còn mở rộng, lan tỏa, thâm nhập các lĩnh vực khác của đời sống, từ xã hội, môi trường đến khoa học, công nghệ, văn hóa, pháp luật, giáo dục,... Chính quá trình tác động và thấm sâu của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế vào toàn bộ các lĩnh vực của một dân tộc, một quốc gia mà nhân loại đang đứng trước nhiều vấn đề hệ trọng đối với sự đứng vững, tồn tại và phát triển của từng quốc gia, dân tộc và của từng khu vực trên thế giới trong quan hệ mang tính toàn cầu đang diễn ra cực kỳ phong phú và phức tạp hiện nay. Toàn cầu hóa vừa là thời cơ cho sự hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng là những thách thức to lớn, nhiều khi hoàn toàn mới mẻ, đối với vấn đề giữ gìn, bảo vệ, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa riêng biệt, độc đáo, có tính truyền thống của mỗi dân tộc, quốc gia trong bối cảnh và đặc điểm mới của thế giới hiện đại.
Kết quả của toàn cầu hóa là tạo ra những giá trị chung, là sự xích lại gần nhau, đan xen giữa các quá trình của sự phát triển, đặc biệt trên các lĩnh vực quan trọng như kinh tế, khoa học - công nghệ, thương mại,... Tuy vậy, toàn cầu hóa không có nghĩa là tất cả các quốc gia, các dân tộc sẽ tiến tới một sự đồng nhất về mọi mặt, mà ngược lại, toàn cầu hóa chỉ có thể diễn ra khi đồng thời tạo ra những giá trị phổ quát cho nhiều quốc gia, nhiều dân tộc, mang lại cho các dân tộc những điều kiện và cơ hội tốt để phát huy và phát triển những giá trị riêng, độc đáo, đặc trưng của dân tộc mình. Và điều đó sẽ diễn ra không phải là hệ quả tự nhiên của toàn cầu hóa, mà nhất thiết phải cần một quá trình cùng điều chỉnh, cùng hợp tác và đấu tranh của các quốc gia, dân tộc tham gia toàn cầu hóa. Nêu không làm được điều này, sẽ diễn ra một quá trình mà các thế lực mạnh và đen tối sẽ lái "con tàu" toàn cầu hóa về hướng làm thui chột, làm yếu đi các giá trị văn hóa riêng của từng dân tộc, sẽ thực hiện mưu đồ áp đặt văn hóa, biến các quốc gia khác thành lệ thuộc, tự đánh mất mình trong thế giới hiện đại.
Ở đây, về mặt văn hóa, trong quá trình toàn cầu hóa, mỗi dân tộc phải đứng trước và luôn luôn phải xử lý mâu thuẫn giữa toàn cầu hóa có xu hướng mạnh, tạo ra các giá trị phổ quát chung với bản sắc văn hóa riêng, độc đáo của dân tộc. Và đây cũng chính là một đặc điểm riêng trong quan hệ giữa toàn cầu hóa và văn hóa của các dân tộc.
Xin lưu ý rằng, không đơn thuần chỉ là vấn đề bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa của từng dân tộc trước tác động của toàn cầu hóa, mà còn có những vấn đề lớn hơn, sâu hơn: phát huy bản sắc dân tộc trong chính quá trình giao lưu, hợp tác văn hóa, phát triển và tự làm giàu có mình hơn, phong phú, hiện đại hơn trong quá trình chủ động giao tiếp và tiếp nhận, "cho và nhận" về mặt văn hóa. Không nhận biết sâu và biện chứng quá trình trên sẽ dẫn tới một cách nhìn phiến diện, với khuynh hướng bảo thủ cho rằng, để đối phó với toàn cầu hóa, mỗi dân tộc trong khi mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, phải đóng cửa về văn hóa, "khư khư" giữ gìn, bảo vệ các bản sắc riêng của mình, không chấp nhận cả cho và nhận, vốn là một quy luật nội tại của sự tồn tại và phát triển của mỗi nền văn hóa dân tộc.