Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các nhà kho.Trẻ em đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều quanh nương để sưởi lửa.Ở Hồng Ngài, người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thế cho kịp lúcmưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội. Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ (…). Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi.Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi. Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nương Ta không có con trai con gái Ta đi tìm người yêu. Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới. Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm sân chơi chung ngày tết. Trai gái, trẻ con ra sân ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi kèn và nhảy. Cả nhà thống lí Pá Tra vừa ăn xong bữa cơm Tết cúng ma. Xung quanh, chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng vẫn cònnhảy lên xuống, run bần bật. Vừa hết bữa cơm lạitiếp ngay bữa rượu bên bếp lửa. Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đãthổi sáo đi theo Mị. (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD, 2008, tr 6,7) Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét chất thơ trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài được thể hiện trong đoạn trích. Xin mọi ng hãy giúp em vs ạ. Em hứa sẽ tick 5 sao và thả tim đầy đủ ạ!
1 câu trả lời
I, Dàn ý tham khảo
1, Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Tô Hoài
+ Năm sinh - năm mất
+ Quê quán
+ Phong cách sáng tác
+ Tác phẩm tiêu biểu
- Giới thiệu tác phẩm: Vợ chồng A Phủ
- Giới thiệu đoạn văn
2, Thân bài
- Tóm tắt hoàn cảnh dẫn đến đoạn văn
+ Mị là một cô gái trẻ trung, xinh đẹp
+ Vì món nợ truyền kiếp mà phải làm dâu gạt nợ nhà thống lí
=> Từ đó, Mị phải sống một cuộc sống khổ cực, đày đọa về thể xác lẫn tinh thần. Mị luôn nghĩ đến cái chết nhưng vì thương cha, Mị phải tiếp tục sống.
- Trong đêm tình mùa xuân => Sức sống đã trỗi dậy trong Mị.
- Phân tích đoạn văn:
+ Âm thanh: tiếng sáo
=> Bừng dậy sức sống trong Mị
+ Những thay đổi trong diễn biến tâm trạng nhân vật Mị
3, Kết bài
- Tình cảm của em dành cho tác phẩm
II, Bài văn tham khảo
Tô Hoài là nhà văn hiện thực nổi tiếng từ trước cách mạng tháng Tám. Ông là một người có vốn hiểu biết phong phú về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. “Vợ chồng A Phủ” là một trong ba tác phẩm được in trong tập truyện Tây Bắc – tác phẩm được giải Nhất giải thưởng hội Văn nghệ Việt Nam từ 1954 – 1955. Đó là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào Tây Bắc năm 1952. Trong truyện ngắn này, nhà văn Tô Hoài đã rất thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật Mị. Điều này được thể hiện rõ nét qua đoạn văn "Trên đầu núi..."
Mị vốn là một cô gái vùng cao trẻ trung, xinh đẹp và tài hoa nhưng vì món nợ truyền kiếp, Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà Thống Lí Pá Tra. Vì vậy, Mị phải từ bỏ tuổi thanh xuân, phải sống một cuộc sống bị đọa đày về cả thể xác và tinh thần. Mị đã từng muốn tìm đến cái chết với nắm lá ngón trong tay nhưng Mị không thể chết. Nếu Mị chết, cha Mị sẽ khổ, sẽ không thể trả được món nợ cho nhà Thống Lí. Mị đành chấp nhận quay trở lại nhà Thống Lí để làm con dâu gạt nợ, sống kiếp đời nô lệ, tủi nhục, bất hạnh. Nhưng trong con người tưởng như đã chết của Mị vẫn âm ỉ một sức sống tiềm tàng chỉ chờ cơ hội là bùng cháy. Và cơ hội ấy đã đến vào một đêm mùa xuân, ngọn gió xuân đã thổi bùng ngọn lửa cháy từ lâu trong Mị.
Đoạn văn tập trung đi vào diễn biến tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân với sức sống tiềm tàng mãnh liệt.Trong đêm tình mùa xuân, người ta bắt đầu thấy Mị phản kháng trở lại “Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát”. Đó là cách uống của người thưởng xuân? Chắc chắn không phải vậy. Uống rượu thưởng xuân phải uống từ từ từng bát một, nhấm nhá, nhấm nháp để tận hưởng và đón nhận hương vị xuân. Đó là cách uống của người khát rượu, thèm rượu? Không đúng, đã từ lâu Mị chẳng thèm khát gì. Tô Hoài viết: “Ngày Tết Mị cũng uống rượu”, mọi người uống, Mị cũng uống. Mị uống theo thói quen ngày xuân của người Mèo. Cách uống ừng ực từng bát ấy giống như giống như Mị uống cho bõ tức, cho nuốt hận tủi hờn. Nhà văn đã chứng tỏ là nhà văn am hiểu về tâm lý, tính cách của người dân vùng cao Tây Bắc. Bên cạnh đó, Mị còn tìm lại được những cái rung động cảm xúc bình thường ở một con người bình thường. Trong Mị thức dậy với những kí ức trong quá khứ đẹp đẽ “Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi, Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”. Điều này chứng tỏ Mị đã ý thức được về sự tồn tại, về cuộc đời của mình. Mị không còn sống một cách bất động, vô hồn ở nhà thống lí. Mị đã khẳng định sức sống mãnh liệt đang trỗi dậy trong tâm hồn.
Mị như lãng quên hiện tại. Người ta hát mà Mị không nghe, người ta nhảy mà Mị không thấy, rượu tan lúc nào Mị cũng chẳng hay. Từ quá khứ trở về với thực tại, Mị càng thấm thía về cuộc đời bất hạnh của mình. “Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi”. Tuy nhiên, khi ý thức về sự bất hạnh của cuộc đời, Mị lại thấy lòng mình “phơi phới trở lại”. Đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”. “Mị nhận ra mình còn trẻ lắm và muốn đi chơi”, muốn bước ra ngoài cái ranh giới của căn buồng kín mít đã vây hãm cuộc đời Mị. Tô Hoài đã sử dụng liên tiếp các câu văn ngắn để nhấn mạnh một sự thay đổi đang diễn ra mãnh liệt trong suy nghĩ, tâm trạng của Mị. Mị ý thức được giá trị và khát vọng của cuộc đời để được sống hạnh phúc, tốt đẹp. Đây là những suy nghĩ rất tích cực, là minh chứng sống động để khẳng định sức sống mãnh liệt trong tâm hồn Mị. Càng ý thức được giá trị bản thân và càng hiểu được hiện thực tăm tối đời mình, Mị lại càng khát khao sống. Mà đỉnh cao của điều đó là lúc Mị nghĩ đến cái chết “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay”. Mị muốn chết không phải vì chán sống mà đó là biểu hiện của lòng ham sống và khát khao được sống tốt đẹp. Suy nghĩ của Mị tuy tiêu cực nhưng lại là biểu hiểu sâu sắc của sức sống tiềm tàng mãnh liệt.
Tô Hoài đã chứng tỏ là cây bút bậc thầy trong nghệ thuật xây dựng khắc họa tâm lí, tính cách nhân vật. Nhà văn đã đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để Mị tự độc thoại nội tâm và khẳng định thuyết phục về sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Nhà văn như hóa thân vào nhân vật để tạo nên “tiếng nói bên trong” thuyết phục, khách quan. Tô Hoài cũng chứng tỏ là nhà văn rất am hiểu về bản sắc văn hóa phong tục, về tính cách, tình cảm của những người phụ nữ, những người lao động vùng núi Tây Bắc. Từ đó, nhà văn đã ca ngợi được sức sống mãnh liệt trong tâm hồn họ. Tô Hoài còn muốn khẳng định con người Việt Nam trên mọi miền đất nước dù ở bất cứ nơi đâu vẫn mang một sức sống mãnh liệt cao
Thông qua hình tượng nhân vật Mị, Tô Hoài đã khắc họa rất thành công hình ảnh người phụ nữ vùng cao. Hiền lành, chất phác, yêu lao động và đặc biệt cũng rất mạnh mẽ biết vùng lên chống lại ách áp bức bóc lột tìm lại cuộc sống tự do của chính mình.