Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại không có gì để nói trong mỗi giao tiếp. Anh chị có đồng tình với ý kiến trên không? vì sao?

1 câu trả lời

Tại các nền văn hóa Á Đông, hầu hết thông điệp con người giao tiếp với nhau nằm trong ngữ cảnh hoặc nội tâm của người nói. Rất ít thông điệp được truyền tải ở câu chữ vật lý (Hall, 1976). Để ‘giải mã’ thông điệp của người nói, chúng ta phải đọc được những ẩn ý đằng sau câu chữ. Chúng ta sống trong một xã hội kỳ vọng sự tinh ý thay vì sự bộc trực, sự “khéo” thay vì sự thẳng thắn.

Trong văn hóa Việt Nam truyền thống, những lễ nghi, mực thước được mặc định là quy chuẩn giao tiếp không lời. Ví dụ, khi mời mọi người ăn cơm, phải mời từ người lớn tuổi nhất, nam trước, nữ sau. Nếu bạn mời sai thứ tự, bạn đang thất lễ – dù không ai nói hẳn ra với bạn.

Những quy tắc của xã hội cũ đang dần mất đi, trong khi con người chưa chủ động giao tiếp mà vẫn kỳ vọng sự tinh ý này. Kết quả là có vô số tình huống hiểu lầm “giở khóc giở cười.”

“Nó cưới không mời mình, chắc nó khinh mình đây,” một ông cụ ngồi nghĩ về đứa cháu họ hàng xa.

“Cô phải biết tôi không nói gì không có nghĩa là cô vừa mắt tôi,” một bà mẹ chồng chì chiết con dâu. Cô con dâu chẳng biết mẹ bắt đầu khó chịu với mình từ khi nào.

“Anh phải tự biết em đang giận chứ,” một bạn gái trách người yêu. Anh người yêu gãi đầu: em không nói, sao anh biết?

“Sếp phải tự thấy được mình đã vất vả thế nào chứ,” một nhân viên bấm bụng. Trong khi đó, sếp anh ta đâu có thời gian quan sát công việc của từng người.

Ai chẳng khao khát được đồng cảm, nhưng không phải ai cũng chủ động giành lấy điều ấy. Chúng ta không nhận ra rằng để có được sự chú ý và thời gian của người khác, chúng ta có rất nhiều “đối thủ”: công việc của họ, những ưu tiên cấp thiết, thậm chí mạng xã hội…

Chúng ta kỳ vọng những người quanh mình hiểu và cho mình thứ mình muốn, nhưng không muốn bỏ công sức ra giải thích bản thân mình. Năng lực đọc ý nghĩ vẫn chỉ là viễn tưởng, vậy mà nhiều người cứ trông mong bố mẹ, đồng nghiệp hay lũ bạn phàm trần của mình bằng-một-cách-nào-đó phải hiểu.

Sự thật là những cảm xúc của bạn chỉ bạn cảm nhận được, vì nó nằm bên trong. Những người xung quanh chỉ cảm thấy thái độ bạn chọn biểu hiện và nghe thấy những điều bạn chọn nói ra. Chủ động biểu đạt mình là cách duy nhất để người khác hiểu mình muốn gì.

-Cho mình câu trả lời hay nhất và 5 sao nhé^^

Câu hỏi trong lớp Xem thêm