“Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân. Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.”  (“ Để chạm vào hạnh phúc”- Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012 ) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm) Câu 2:  Trong văn bản có nhiều cụm từ in đậm được để trong ngoặc kép, trong đó có hai cụm từ “nhỏ bé” và “con người lớn”, anh (chị) hiểu như thế nào về nghĩa hàm ý của hai cụm từ này (1,0 điểm) Câu 3: Theo quan điểm riêng của mình, anh/chị chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc “làm những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn”. Vì sao? (1,0 điểm) Câu 4: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? (0,5 điểm)

2 câu trả lời

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của văn bản : Phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 2: Nội dung chính của văn bản trên:

+ Con người có năng lực tạo ra hạnh phúc, bao gồm: năng lực làm người, làm việc, làm dân.

+ Để chạm đến hạnh phúc con người phải trở thành “con người lớn” bằng hai cách: làm việc lớn hoặc làm việc nhỏ với tình yêu lớn.

⟹ Con người tự tạo ra hạnh phúc bằng những vệc làm đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của xã hội dù đó là việc lớn hay nhỏ.

Câu 3:

-  Công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép: làm nổi bật, nhấn mạnh đến một ý nghĩa, một cách hiểu khác có hàm ý…

-   Nghĩa hàm ý của hai cụm từ “nhỏ bé”: tầm thường, thua kém, tẻ nhạt… và “con người lớn”: tự do thể hiện mình, khẳng định giá trị bản thân, thực hiện những ước mơ, sống cao đẹp, có ích, có ý nghĩa…

Câu 4: 

Nêu ít nhất 02 lí do thuyết phục để khẳng định lối sống mình chọn theo quan điểm riêng của bản thân. “Làm những việc lớn” gắn với ước mơ, lí tưởng hào hùng, lối sống năng động, nhiệt huyết, tràn đầy khát vọng. Còn “tìm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn” lại chú trọng đến niềm đam mê, cội nguồn của sáng tạo.
chúc bn hok tốt:)))

1. Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Phong cách ngôn ngữ báo chí.

2. 

- Nghĩa hàm ý của hai cụm từ “nhỏ bé”: tầm thường, thua kém, tẻ nhạt… và “con người lớn”: tự do thể hiện mình, khẳng định giá trị bản thân, thực hiện những ước mơ, sống cao đẹp, có ích, có ý nghĩa…

3.  Theo em "làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn" mới là cách "chạm" vào hạnh phúc nhất. Bởi vì đó là khi niềm đam mê, cội nguồn của sáng tạo được khai phá triệt để. Nếu chúng ta làm việc nhỏ bằng tất cả tình yêu thì nó sẽ trở nên ý nghĩa. 

4. Thông điệp: hãy tự mình khẳng định giá trị bản thân, thực hiện những ước mơ, sống cao đẹp, có ích, có ý nghĩa…

Câu hỏi trong lớp Xem thêm