Bạn hiểu thế nào về ý kiến "đau khổ vốn từ tâm sinh ra mà cũng từ tâm mà diệt đi?"
2 câu trả lời
Cuộc sống đôi khi có những điều hợp ý với người này nhưng không hợp với suy nghĩ của người khác, thỏa mãn nhu cầu người khác nhưng lại trái nghịch sở thích của người kia.
Ngay chính bản thân ta cũng có lúc “sáng nắng chiều mưa” mà chính ta còn không hiểu nổi, thì làm sao hoàn cảnh có thể làm vừa lòng ta mãi được.
Có những điều trước kia thì ghét cay ghét đắng nhưng sau lại yêu thích. Có những thứ trước kia hết sức say mê nhưng bây giờ lại không muốn nữa.
Có những vấn đề trước kia vốn xem thường nhưng bây giờ lại thấy quá hệ trọng.
Cái tâm người ta luôn hướng tới không ngừng nghỉ, lúc nào cũng muốn mình toại ý.
Nhưng với khả năng của mình và hoàn cảnh hiện tại thì thường bị hạn chế.
Tất cả chỉ là định kiến mà thôi.
Sự sống không phải là một cá thể tồn tại biệt lập, phải luôn chịu sự tương tác của bao nguồn lực xung quanh, từ bạn bè, gia đình, đến xã hội và cả vụ trũ bao la nữa. Dù người có tài năng đến đâu, dù chuẩn bị kỹ lưỡng đến mức nào, thì những điều bất như ý vẫn cứ xảy ra theo lẽ tự nhiên của nó. Có thành thì phải có bại, có hợp thì phải có tan.
Nhưng thường thì không ai muốn bại mà chỉ muốn thành.
Có bao giờ nghĩ rằng ta đã hưởng thụ quá nhiều từ những tặng phẩm của vũ trụ rồi thì lâu lâu bị vũ trụ lấy lại để chia sớt cho kẻ khác, thiết tưởng đó cũng là lẽ tự nhiên chứ đâu có gì là thua thiệt!
Thật lòng mà nói, sự cân bằng trong xã hội thật khó tồn tại
khi ai cũng muốn mình có nhiều hơn người khác, có càng nhiều càng tốt.
Có thể nói tâm ta như thế nào thì ta sẽ cảm nhận khổ đau như thế ấy. Vì khổ đau vốn từ tâm sinh ra, mà cũng từ tâm diệt đi.