• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
1 đáp án
37 lượt xem

Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu : nếu muốn trải nghiệm, việc của bạn phải làm là không ngừng hành động, không ngừng đặt bản thân vào thế chủ động và thời sẵn sàng đi những vùng đất mới, thử những cái mới, làm những điều mới học những điều mới quen những người bạn mới. bạn cần làm ở cách để thoát ra khỏi vùng an toàn của mình càng sớm càng tốt đừng nói bạn không thể vì chắc chắn bạn có thể, Lý do là vì tôi biết bạn không phải một cái cây. cái cây đứng ở một chỗ nhận tất cả những gì nó cần ánh sáng nước chất dinh dưỡng nhưng bản thân nó luôn khao khát được vươn xa hơn thế nên dễ mấy tuổi dài đi khắp nơi tán mới rộng và càng không thể vươn cao bạn may mắn hơn cái cây bạn có thể tự vị chuyển mình đi khắp chốn thế thì tại sao bạn lại đứng yên thoát khỏi vùng an toàn của mình là bước đầu tiên trong quá trình trải nghiệm mỗi hành trình nếu bắt đầu từ một bước chân ngay hai ngày mai hãy thử làm những việc bạn chưa từng làm dù nhỏ bé đơn giản nhất thôi hãy cười với một người lạ cùng tòa nhà đi một con đường khác với công ty hãy gọi một món ăn nghe tên thật lạ hãy nghĩ một cách giải quyết khác cho công việc quen thuộc hàng ngày những ngày nhỏ bé này có thể đem những đến cho bạn nhiều nguồn cảm hứng để bắt đầu những trải nghiệm khác to lớn hơn bắt đầu hành trình lắp ghép cuộc đời mình bằng những điều mới mẻ và thú vị. Câu 1 chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản Câu 2 cho biết tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu:" ngày mai hãy thử làm những việc bạn chưa từng làm dù nhỏ bé và đơn giản nhất thôi: hãy cười với một người lạ cùng tòa nhà, đi một con đường khác với công ty, hãy gọi một món ăn nghe tên thật lạ, hãy nghĩ một cách giải quyết cho công việc quen thuộc hàng ngày" Câu 3 Em hiểu như thế nào về ý kiến thoát ra khỏi vùng an toàn của mình. Câu 4 Em có đồng tình với quan niệm mọi hành trình đều bắt đầu từ một bước chân? vì sao?

2 đáp án
133 lượt xem

Thực tế cuộc sống quanh ta cũng cho thấy, có khá nhiều người không có bằng ĐH, không xuất chúng, cũng chẳng nổi tiếng như Bill Gates, nhưng sự thành công của họ lại có phần vượt trội không ít người có bằng ĐH. Ngày nay, khi bạn có thực tài, nếu không làm cho cơ quan Nhà nước thì làm ở khu vực tư nhân; nếu không tư nhân thì là nước ngoài. Hay tự mình... dùng mình! Thậm chí, nếu ở trong nước không có đất dụng võ thì ra thế giới... Với công việc, năm châu bốn biển đều có thể là nhà của mình. Hiện xã hội cũng đang "khát" nhân lực, hàng trăm ngàn công ty đang cần hàng triệu người có thực tâm, thực lực để giúp họ. Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện. Còn giả sử bạn nộp đơn vào một số nơi nào đó mà họ không quan tâm đến giá trị thực thì chắc hẳn nơi đó không thuộc về bạn. ....... Cuộc đời không quá dài để mình có thể phung phí thời gian, nhưng cũng đủ dài để làm được những gì mà mình muốn. Và cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon, dù có bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng mình vẫn có thể là người về đích trước tiên. Hãy tin rằng: "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp. Và rằng, trong cuộc đời, chỉ có "sự học" và "thực học" của mình mới tạo nên giá trị và quyết định thân phận của chính mình, và điều đó còn lớn lao hơn "ĐH" rất nhiều". 1. xác định phương thức biểu đạt 2. chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ: "cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon, dù có bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng mình vẫn có thể là người về đích trước tiên" 3. việc đưa ra câu: "Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện" có tác dụng gì? 4. lời khuyên "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp" gợi suy nghĩ gì ? Mong các bạn trả lời giúp mình với, tắc suy nghĩ mái không làm được :((((mình cảm ơn rất nhiều ạ <3

1 đáp án
88 lượt xem

. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: Chẳng có ai ngủ một đêm thức dậy bỗng hoá ra độc ác, bạo lực, hay xấu xa. Luôn luôn có một quá trình. Luôn luôn có những biểu hiện trong quá trình đó dù rất nhỏ. Điều đáng buồn là dường như chúng ta luôn tặc lưỡi lướt qua những điều rất nhỏ. Và rồi, những điều tồi tệ diễn ra là bởi chúng ta đã bỏ qua những điều rất nhỏ đó. Những điều tốt nho nhỏ chúng ta đã không làm, như một cái mỉm cười, một lời thăm hỏi, một hành động giúp đỡ... Và những điều xấu nho nhỏ chúng ta đã làm, như một lời xúc xiểm bâng quơ, một ánh nhìn khinh rẻ tình cờ... Làm sao để loại trừ cái ác? Câu trả lời thường thấy là hãy tránh xa nó, và nếu bắt gặp thì trừng phạt nó thích đáng. Nhưng còn một cách nữa, đó là đừng để người khác có cơ hội trở thành người xấu. Tôi không dám nói rằng cái thiện luôn mạnh hơn cái ác. Tôi không biết chắc. Đôi khi tôi nhìn thấy cái thiện bị đánh nốc ao trên sàn đấu trong cuộc chiến đơn độc. Nhưng tại sao chúng ta lại để nó trở thành cuộc chiến đơn độc? Tôi biết chúng ta đông hơn. Những người mong muốn điều tốt đẹp cho cuộc sống này, luôn luôn đông hơn. Vậy thì hãy làm cho chúng ta mạnh hơn. Hãy tìm đến nhau, bạn bè, người thân, đồng nghiệp, đồng hương, đồng loại... Hãy giúp đỡ và xin được giúp đỡ, hãy siết chặt lại những mối dây liên hệ và đừng để ai thành kẻ lạc loài. Những kẻ lạc loài, thường dễ trở thành thủ phạm, hoặc trở thành nạn nhân. (Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2016, tr.178-179) Câu 1. Chỉ ra nguyên nhân của cái ác được nêu trong đoạn trích. Câu 2. Theo anh/chị, những kẻ lạc loài được nhắc đến trong đoạn trích là những ai? Câu 3. Việc tác giả khẳng định:“Tôi biết chúng ta đông hơn. Những người mong muốn điều tốt đẹp cho cuộc sống này, luôn luôn đông hơn” có tác dụng gì? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với việc: để loại trừ cái ác thì hãy tránh xa nó, và nếu bắt gặp thì trừng phạt nó thích đáng không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về sức mạnh của những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

2 đáp án
105 lượt xem

“Có câu chuyện kể rằng, một đôi vợ chồng trẻ vừa dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc hai vợ chồng ăn điểm tâm, người vợ thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi. “Tấm vải bẩn thật” - Cô vợ thốt lên. “Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một loại xà phòng mới thì giặt sẽ sạch hơn”. Người chồng nhìn cảnh ấy nhưng vẫn lặng im. Thế là, vẫn cứ lời bình phẩm ấy thốt ra từ miệng cô vợ mỗi ngày, sau khi nhìn thấy bà hàng xóm phơi đồ trong sân. Một tháng sau, vào một buổi sáng, người vợ ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cô nói với chồng: “Anh nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết cách giặt tấm vải rồi. Ai đã dạy bà ấy thế nhỉ?” Người chồng đáp: “Không. Sáng nay anh dậy sớm và đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy”. Thực ra mỗi người trong chúng ta, ai cũng đều giống như cô vợ trong câu chuyện kia. Chúng ta đang nhìn đời, nhìn người qua lăng kính loang lổ những vệt màu của cảm xúc, bám dày lớp bụi bặm của thành kiến và những kinh nghiệm thương đau. Chúng ta trở nên phán xét, bực dọc và bất an trước những gì mà tự mình cho là “lỗi lầm của người khác”. Một điều dễ nhận diện là khi tâm trạng vui vẻ, chúng ta nhìn ai cũng thấy dễ chịu, gặp chuyện gì cũng dễ thứ tha. Chúng ta có thể mỉm cười trước những trò nghịch ngợm của lũ trẻ, đủ khoan thứ để nhẫn nại một lời nói khó nghe, những chuyện tưởng chừng khó chấp nhận, thì chúng ta cũng dễ dàng thỏa hiệp. Những lúc ấy, dường như cả thế giới đều trở nên hòa ái, mọi chuyện trôi qua một cách nhẹ nhàng. Vậy mà, chỉ cần một chút lo lắng dâng lên trong lòng, những muộn phiền về quá khứ, nỗi sợ hãi về tương lai sẽ lập tức khiến cho cái thế giới vốn đang đẹp đẽ nhường kia liền biến thành một chốn đầy những chuyện xấu xa, phiền phức. Khi ấy những tiếng hò hét cười đùa của lũ trẻ sẽ trở thành những âm thanh khó chịu, một lời nói không vừa ý dễ dàng khiến cho ta sân giận hoặc tổn thương, những chuyện nhỏ mà lúc bình thường không đáng bận tâm, bỗng trở thành một nỗi phiền não quá sức chịu đựng.” [...] (Dẫn theo Thảo Yukimoon, Luôn nhìn thấy lỗi ở người khác: Nỗi bất hạnh lớn lao của những cái đầu chứa đầy thành kiến, http://kenhl4.vn) Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2. Vì sao người vợ lại bình phẩm về việc giặt vải của người hàng xóm, khi thực tế điều đó không liên quan đến cô ta? Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào là thành kiến? Thành kiến là tích cực hay tiêu cực? Nêu một ví dụ thực tế về thành kiến trong xã hội ngày nay. Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan niệm “Một điều dễ nhận diện là khi tâm trạng vui vẻ, chúng ta nhìn ai cũng thấy dễ chịu, gặp chuyện gì cũng dễ thứ tha ” không? (trình bày trong 5 -7 câu)

1 đáp án
57 lượt xem

Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch. Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”. (Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai. NXB Giáo dục, 2008, tr.30) Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn.

2 đáp án
131 lượt xem

mn ơi giúp e với Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Tất nhiên, đối với con người, việc tự lập kiếm kế sinh nhai rất quan trọng. Người xưa thường dạy: “Hãy kiếm sống bằng chính mồ hôi của mình”. Thế nhưng theo tôi, cho dù chúng ta có làm đúng theo lời dạy này thì cũng chưa phải là đã làm đúng trách nhiệm và nghĩa vụ với tư cách là con người. Lời dạy này mới dùng lại ở chỗ răn người ta làm người thì đừng để thua kém muông thú và cũng chỉ dạy có thế. Các loài chim chóc, muông thú, tôm cá, côn trùng,… tự chúng không kiếm được mồi sao ? Ví như loài kiến chẳng hạn. Loài kiến không những biết kiếm mồi mỗi ngày mà còn biết làm hang, làm tổ, tích trữ mồi trong suốt mùa đông giá rét. Vậy mà trên đời này, có không ít người, hành vi của họ cũng chỉ ngang với đàn kiến thôi mà cũng tự mãn. […] Giải quyết được cái ăn, cái mặc, chỗ ở mà đã mãn nguyện, đã cảm thấy hài lòng rồi thì hóa ra cuộc đời con người trên thế gian này chỉ đơn thuần là được sinh ra rồi chết đi không thôi hay sao ? Tình trạng lúc anh ta chết đi có khác gì lúc được sinh ra. Tức là quanh quẩn vẫn chỉ là chuyện sao cho có nhà cửa, có cuộc sống ổn định và có của ăn của để. Vẻn vẹn chỉ có vậy. Nếu đến thế hệ con cháu, cũng lặp đi lặp lại y hệt cuộc sống của anh ta thì dù có trải qua hàng trăm đời, làng xóm thị trấn nơi anh ta đã sống xưa thế nào nay chắc cũng vậy, không chút thay đổi. Không một người nào nghĩ tới sự nghiệp công ích, công cộng, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân và gia đình. Ngoài ra thì mặc kệ. Không một người nào có suy nghĩ là phải làm gì, để lại cái gì cho quê hương khi đang còn sống. Người Châu Âu có câu: “Nếu mọi người ai cũng chỉ mong thỏa mãn và an nhàn cho riêng cá nhân mình thì thế gian này cũng không có gì khác khi mới có loài người”. (Fukazawa Yukichi, Khuyến học hay những bài học về tình thần độc lập tự cường của người Nhật Bản, Nxb Thế giới, 2015) Câu 1.Nhận diện phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra thái độ của tác giả đối với những người chỉ biết đến lợi ích cá nhân và gia đình. Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn trích. Câu 4. Phẩm chất nào của người Nhật Bản mà anh/chị có thể học tập và phát huy, nhất là trong cuộc sống hôm nay?

2 đáp án
37 lượt xem

Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm những công việc rất bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước luống rau? Nếu tất cả kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường. (Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Xác định nội dung chính của văn bản. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 2 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản Câu 4. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về câu: Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận II. PHẦN LÀM VĂN (4,0 điểm) Từ nội dung của văn bản trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau: Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau (Hồ Chí Minh).

1 đáp án
110 lượt xem

Làm phần đọc hiểu giúp mình với!! 1.Làm thế nào để hiểu được chính mình là câu hỏi lớn của nhiều người trẻ. Người không trẻ chưa hẳn đã hiểu chính mình, nhưng họ nhiều khi đã ngừng đặt câu hỏi. Hiểu được bản thân là điều đầu tiên để phát triển, để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước. Việc này không phải một sớm một chiều có thể xong được. Tôi chưa thấy ai một sáng thức dậy bỗng nhận ra rằng bây giờ mình đã hiểu mình là ai.Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt. Ai cũng có thế mạnh, sở trường. Điều quan trọng là mình hiểu được mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình, biết được mình thích gì, muốn gì, mình phù hợp với cái gì để rồi từ đó mài giũa bản thân theo nó. Để bắt đầu tìm hiểu chính mình, điều cần làm là ngừng so sánh mình với người khác, ngừng suy nghĩ tiêu cực về bản thân, học cách lắng nghe và yêu thương chính mình. 2. Muốn khám phá bản thân, có thể dựa vào những cách từ bên ngoài và bên trong. Về bên ngoài, nếu hoàn toàn mù mờ về bản thân thì bạn có thể bắt đầu bằng những thứ cơ bản: các trắc nghiệm tính cách…Một cách khác để hiểu bản thân hơn là hỏi. Đặt ra những câu hỏi cho những người xung quanh mình, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết, người yêu… những người bạn nghĩ rằng họ hiểu bạn.Cách tiếp theo để tìm hiểu bản thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính mình. Dành thời gian yên tĩnh một mình để nhìn vào bên trong, hồi tưởng quá khứ, tìm hiểu những giá trị cốt lõi của bản thân mình. Câu 1: Vì sao tác giả " Để bắt đầu tìm hiểu chính mình, điều cần làm là ngừng so sánh mình với người khác, ngừng suy nghĩ tiêu cực về bản thân, học cách lắng nghe và yêu thương chính mình. " Câu 2: Theo tác giả, cần làm gì để có thể khám phá bản thân? Câu 3: Anh chị tâm đắc điều gì ở đoạn trích? Vì sao?

1 đáp án
97 lượt xem