Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch. Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”. (Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai. NXB Giáo dục, 2008, tr.30) Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn.

2 câu trả lời

A, MB

- GIỚI THIỆU nhà văn Kim Lân:

+ Tác giả Kim Lân (1920-2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết tiểu học, rồi vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong vừa viết văn. 1944, Kim Lân tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim).

+ Tác phẩm chính của ông bao gồm: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962). Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê- những thú chơi và sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, được gọi là những "thú đồng quê", "phong lưu đồng ruộng" như: chơi núi non bộ, thả chim, đánh vật, chọi gà,... Ông viết chân thật, xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ- những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng.

+ Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người của làng quê VN thiếu thốn, nghèo khổ mà yêu đời; thật thà, chất phác mà thông minh, hóm hỉnh, tài hoa. 2001, Kim Lân được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Truyện ngắn Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962).

- GIới thiệu đoạn trích: Trong đó đoạn trích từ "Sáng sớm hôm sau" cho đến "khấm khá hơn" đã cho thấy tâm trạng của nhân vật Tràng và thể hiện được tư tưởng nhân đạo của nhà văn

B, TB:

1, Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng.

- Đầu tiên nhân vật Tràng cảm thấy xung quanh mình có gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhân vật không chỉ thấy khung cảnh xung quanh mình được dọn dẹp, thu dọn, vun vén đâu ra đâu mà thực chất sự thay đổi chính là thay đổi ở chính bên trong nhân vật. 

- Những cảnh tượng mà Tràng nhìn thấy chỉ là thay đổi của cảnh vật thực. Điều thay đổi mạnh mẽ nhất bên trong Tràng chính là trỗi dậy cảm giác trách nhiệm, cũng biết khát khao hạnh phúc, bình yên giản đơn dù hoàn cảnh có khó khăn đến nhường nào. 

- Sự thay đổi tâm trạng ấy của nhân vật cũng cho thấy vẻ đẹp của người nông dân đó là khao khát hạnh phúc, no ấm và tình cảm gia đình. Sau khi có vợ, sáng hôm sau cuộc sống của Tràng đã trở nên đổi khác. Từ ngày có Thị về, nhà cửa gọn gàng hơn, cuộc sống của Tràng đổi khác và trong chính tâm hồn của Tràng cũng đổi khác. Tràng ý thức được bổn phận của mình đó là chăm lo cho gia đình.

- Từ đó, hắn mới "nên người" và "hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này", "hắn cũng muốn làm một việc gì đó để dự phần tu sửa lại căn nhà"

- Tâm trạng của Tràng tưởng chừng như vô lý nhưng lại rất có lý vì đó là cảm giác tươi mới đánh thức hạnh phúc bình dị bên trong Tràng. Chính vì thế, từ khi có vợ, Tràng đã thấy cảm giác vui sướng, phấn chấn đột ngột ở trong lòng và cảm nhận được trách nhiệm, bổn phận của mình cần có với vợ con, nên hắn cần phải làm gì đó.

2, Tư tưởng nhân đạo của nhà văn

- Tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân đó chính là thể hiện được vẻ đẹp của những người nông dân dù trong hoàn cảnh khó khăn đến nhường nào

- Những người nông dân của Kim Lân dù trong hoàn cảnh khó khăn khổ sở vẫn luôn hiện lên với vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, khát vọng yêu thương bình dị.

C, KB: Tổng kết

- Tâm trạng nhân vật Tràng

- Tư tưởng nhân đạo của nhà văn

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh làng quê và hình tượng người nông dân. Đó là mảng hiện thực mà ông gắn bó và hiểu biết sâu sắc. Ông viết chân thực và xúc động về đời sống người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người gắn bó tha thiết, thủy chung với quê hương và cách mạng. Sáng lên trong các tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm hỉnh và tài hoa.

 
- Vợ nhặt của Kim Lân xứng đáng thuộc loại những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Có nhà nghiên cứu văn học đã xếp Vợ nhặt vào loại gần như “thần bút”.

2. Phân tích

2.1 Sự thay đổi của nhân vật Tràng trong đoạn văn trên

a. Giới thiệu nhân vật Tràng

* Chân dung, lai lịch

- Lai lịch: dân ngụ cư – tha phương cầu thực, không sống được ở quê mình nên tìm đến một vùng đất khác ⟶ bị kì thị, phân biệt, đối xử.

+ Không được chia ruộng đất.

+ Không được sống cùng trong không gian của ngôi làng, phải sống ở rìa làng hoặc ngoài đê.

+ Không được tham gia sinh hoạt bất cứ sinh hoạt cộng đồng nào của làng xã.

- Gia cảnh: nghèo.

+ Gia đình chỉ có mẹ góa con côi, bố mất sớm.

+ Công việc bấp bênh, không ổn định: kéo xe bò thuê.

- Chân dung ngoại hình:

+ Hai mắt nhỏ tí gà gà đắm vào bóng chiều.

+ Hai bên quai hàm bạnh ra.

 
+ Thân hình to lớn vập vạp.

+ Vừa đi vừa lảm nhảm những điều mình nghĩ.

+ Ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch.

=> Có sức hấp dẫn với lũ trẻ con trong xóm

=> Hội tụ đầy đủ các yếu tố bất lợi để có thể lấy được vợ.

* Sự kiện mang tính bước ngoặt cuộc đời: Tràng “nhặt”vợ:

- Xuất phát từ những câu bông đùa: “Muốn ăn cơm trắng với giò/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh”

- Sự chia sẻ, thương cảm giữa những người đồng cảnh.

- Từ lời nói đùa của Tràng, thị theo về thật.

b. Phân tích sự thay đổi của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên

* Hạnh phúc đã khơi dậy ý thức bổn phận của người đàn ông trong gia đình.

- Tràng tỉnh dậy muộn ⟶ trong người cảm thấy dễ chịu, êm ái, lửng lơ như người từ trong giấc mơ đi ra

=> Tâm trạng ngỡ ngàng trước hạnh phúc mình đang nắm giữ.

- Tràng quan sát khung cảnh đang bày ra trước mắt mình, nhận thấy cảnh tượng thay đổi mới mẻ, khác lạ:

 
+ Nhà cửa được dọn sạch sẽ hẳn.

+ Không khí gia đình: mẹ và vợ chung tay dọn dẹp, vun vén nhà cửa.

=> Thức dậy trong Tràng nhiều cảm xúc:

+ Thấm thía cảm động

+ Bỗng thấy thương yêu, gắn bó

+ Vui sướng, phấn chấn

=> Nhận thức mới mẻ: nhận thấy có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.

=> Hành động: Xăm xăm chạy ra sân, muốn chung tay tu sửa căn nhà.

=> Muốn chung tay để nghênh đón tương lai tươi sáng đến với gia đình.

- Có lẽ chính những hạnh phúc khi có một gia đình khiến Tràng có những khát khao đổi đời ở phần cuối truyện. Tràng bắt đầu quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội; hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới lần khuất, ẩn hiện trong tâm trí Tràng. Đó là dấu hiệu của một tương lai tươi sáng.

* Nghệ thuật:

- Khả năng khám phá và phân tích diễn biến tâm lí nhân vật điêu luyện, tài tình.

- Sử dụng ngôn ngữ người nông dân rất tự nhiên, đưa ngông ngữ đời sống của người dân vào trang văn. Vì vậy nhân vật hiện lên chân thực, sống động.

3. Kết luận

Câu hỏi trong lớp Xem thêm