Thực tế cuộc sống quanh ta cũng cho thấy, có khá nhiều người không có bằng ĐH, không xuất chúng, cũng chẳng nổi tiếng như Bill Gates, nhưng sự thành công của họ lại có phần vượt trội không ít người có bằng ĐH. Ngày nay, khi bạn có thực tài, nếu không làm cho cơ quan Nhà nước thì làm ở khu vực tư nhân; nếu không tư nhân thì là nước ngoài. Hay tự mình... dùng mình! Thậm chí, nếu ở trong nước không có đất dụng võ thì ra thế giới... Với công việc, năm châu bốn biển đều có thể là nhà của mình. Hiện xã hội cũng đang "khát" nhân lực, hàng trăm ngàn công ty đang cần hàng triệu người có thực tâm, thực lực để giúp họ. Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện. Còn giả sử bạn nộp đơn vào một số nơi nào đó mà họ không quan tâm đến giá trị thực thì chắc hẳn nơi đó không thuộc về bạn. ....... Cuộc đời không quá dài để mình có thể phung phí thời gian, nhưng cũng đủ dài để làm được những gì mà mình muốn. Và cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon, dù có bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng mình vẫn có thể là người về đích trước tiên. Hãy tin rằng: "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp. Và rằng, trong cuộc đời, chỉ có "sự học" và "thực học" của mình mới tạo nên giá trị và quyết định thân phận của chính mình, và điều đó còn lớn lao hơn "ĐH" rất nhiều". 1. xác định phương thức biểu đạt 2. chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ: "cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon, dù có bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng mình vẫn có thể là người về đích trước tiên" 3. việc đưa ra câu: "Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện" có tác dụng gì? 4. lời khuyên "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp" gợi suy nghĩ gì ? Mong các bạn trả lời giúp mình với, tắc suy nghĩ mái không làm được :((((mình cảm ơn rất nhiều ạ <3
1 câu trả lời
1. PTBĐ nghị luận
2.
BPTT so sánh: " Cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon"
Tác dụng: Bằng cách nói đầy hình ảnh, tác giả nhằm thể hiện: Cuộc đời mỗi người là 1 đường chạy marathon dài, là 1 quá trình mà ở đó cần sự nỗ lực, bền bỉ của sức mạnh, của ý chí. Dẫu cho có bị thua ở những km đầu tiên nhưng nếu như không ngừng nỗ lực, phấn đấu thì cuối cùng ta có thể đạt đến đích, đến thành công.
3.
việc đưa ra câu: "Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện" nhằm khẳng định giá trị của sự thực lực, sự hiểu biết tường tận chứ không phải là những tấm bằng, những danh xưng trên giấy
4.
lời khuyên "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp" như 1 lời đốc thúc mỗi người, phải khản trương, phải nhanh lên. Nếu như đã bị thua kém bạn bè từ những bước đầu tiên thì con người vẫn còn cơ hội để về đích trước, cái quan trọng là phải đẩy nhanh tốc độ, gấp rút để rút ngắn khoảng cách đã có và tự thúc đẩy bản thân xa hơn.