Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm những công việc rất bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thế giới thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước luống rau? Nếu tất cả kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường. (Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Xác định nội dung chính của văn bản. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 2 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản Câu 4. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về câu: Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận II. PHẦN LÀM VĂN (4,0 điểm) Từ nội dung của văn bản trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau: Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau (Hồ Chí Minh).
1 câu trả lời
1, Nghị luận
2, Nội dung chính: nghề nào trong cuộc sống cũng đáng trân trọng và chúng ta sống đều là những người bình thường nhưng điều quan trọng đó là vươn lên từng ngày để đạt được đỉnh cao trong nghề của mình.
3, Biện pháp điệp cấu trúc "Nếu...thì..?". Tác dụng: nhấn mạnh cấu trúc câu nghi vấn để đặt ra vấn đề rằng mỗi người đều có 1 vai trò riêng trong cuộc sống của mình.
Biện pháp ẩn dụ "đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường". Tác dụng: hình ảnh ẩn dụ cho những điều tốt đẹp nhất mà con người từng ngày nỗ lực đạt được trong công việc của mình và trong khả năng, bằng tất cả những gì mình có. Từ đây hình ảnh so sánh trở nên sinh động và sâu sắc hơn bao giờ hết.
4, Câu "Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận" tức là mỗi người có công việc và cuộc đời của riêng mình. Mỗi người đều có giá trị riêng của bản thân mình, ta chỉ cần cố gắng hết sức trong công việc mình làm, sống trọn vẹn trong khoảnh khắc hiện tại mà mình đang sống để đạt được đỉnh cao trong nghề của mình cũng như chiến thắng chính mình của ngày hôm qua.
***
Tác giả Hồ Chí Minh từng có câu "Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau". Theo em, đây là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn và nghề nghiệp trong cuộc sống. Mỗi người trong cuộc sống đều có một công việc riêng và cuộc đời riêng. Sở dĩ chẳng ai có thể giống ai vì mỗi người sinh ra và lớn lên trong những điều kiện sống và hoàn cảnh lớn lên khác nhau, dẫn đến quan điểm sống khác nhau và cuộc đời khác nhau. Về vấn đề sự đa dạng nghề nghiệp trong cuộc sống bởi vì ta không nên nhìn tổng quát các nghề 1 lúc mà ta nên cảm nhận bằng chính bản thân mình. Dù là mỗi người là ai, đảm nhận vị trí và công việc gì trong cuộc sống thì chúng ta chỉ cần phấn đấu mỗi ngày để hơn chính mình ngày hôm qua chứ chẳng phải là hơn 1 ai khác. Khi ta làm việc hết sức và nỗ lực từng ngày vì muốn bản thân tốt hơn mỗi ngày thì lúc ấy ta đang được hưởng sự vẻ vang đến từ chính sự hạnh phúc mà bản thân đem đến cho mình. Hạnh phúc trong công việc không phải đến từ việc đó là cao sang hay tầm thường mà đến từ việc ta cảm nhận rằng ta đang nỗ lực và cố gắng hết mình để góp ích cho đời và đem đến niềm vui công việc cho chính mình. Tóm lại, điều quan trọng nhất trong công việc đó chính là cố gắng hơn chính mình ngày hôm qua và đạt được đỉnh cao trong công việc.