mn ơi giúp e với Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Tất nhiên, đối với con người, việc tự lập kiếm kế sinh nhai rất quan trọng. Người xưa thường dạy: “Hãy kiếm sống bằng chính mồ hôi của mình”. Thế nhưng theo tôi, cho dù chúng ta có làm đúng theo lời dạy này thì cũng chưa phải là đã làm đúng trách nhiệm và nghĩa vụ với tư cách là con người. Lời dạy này mới dùng lại ở chỗ răn người ta làm người thì đừng để thua kém muông thú và cũng chỉ dạy có thế. Các loài chim chóc, muông thú, tôm cá, côn trùng,… tự chúng không kiếm được mồi sao ? Ví như loài kiến chẳng hạn. Loài kiến không những biết kiếm mồi mỗi ngày mà còn biết làm hang, làm tổ, tích trữ mồi trong suốt mùa đông giá rét. Vậy mà trên đời này, có không ít người, hành vi của họ cũng chỉ ngang với đàn kiến thôi mà cũng tự mãn. […] Giải quyết được cái ăn, cái mặc, chỗ ở mà đã mãn nguyện, đã cảm thấy hài lòng rồi thì hóa ra cuộc đời con người trên thế gian này chỉ đơn thuần là được sinh ra rồi chết đi không thôi hay sao ? Tình trạng lúc anh ta chết đi có khác gì lúc được sinh ra. Tức là quanh quẩn vẫn chỉ là chuyện sao cho có nhà cửa, có cuộc sống ổn định và có của ăn của để. Vẻn vẹn chỉ có vậy. Nếu đến thế hệ con cháu, cũng lặp đi lặp lại y hệt cuộc sống của anh ta thì dù có trải qua hàng trăm đời, làng xóm thị trấn nơi anh ta đã sống xưa thế nào nay chắc cũng vậy, không chút thay đổi. Không một người nào nghĩ tới sự nghiệp công ích, công cộng, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân và gia đình. Ngoài ra thì mặc kệ. Không một người nào có suy nghĩ là phải làm gì, để lại cái gì cho quê hương khi đang còn sống. Người Châu Âu có câu: “Nếu mọi người ai cũng chỉ mong thỏa mãn và an nhàn cho riêng cá nhân mình thì thế gian này cũng không có gì khác khi mới có loài người”. (Fukazawa Yukichi, Khuyến học hay những bài học về tình thần độc lập tự cường của người Nhật Bản, Nxb Thế giới, 2015) Câu 1.Nhận diện phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra thái độ của tác giả đối với những người chỉ biết đến lợi ích cá nhân và gia đình. Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn trích. Câu 4. Phẩm chất nào của người Nhật Bản mà anh/chị có thể học tập và phát huy, nhất là trong cuộc sống hôm nay?
2 câu trả lời
1 phương thức biểu đạt nghị luận
2, Thái độ của tác giả đối với những người chỉ biết đến lợi ích cá nhân là thái độ phê phán. Vì thái độ này của con người là thái độ ích kỷ và nếu ai cũng như thế thì hàng trăm năm xã hội vẫn chẳng hề khác gì và tiến bộ hơn so với lúc mới có loài người.
3,
Hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn trích là hình ảnh so sánh con người cũng chỉ bằng muôn loài khác nếu như chỉ biết đến lợi ích cá nhân của mình, chỉ biết đến việc làm ăn để có của cải vật chất cho riêng mình. Tác dụng: đây là hình ảnh so sánh vô cùng đặc sắc và ấn tượng, thể hiện được thái độ phê phán mạnh mẽ với những người chỉ biết sống vì mình thì cũng chẳng khác gì các loài sinh vật khác. Và nếu như ta ý thức được mình là con người thì mình phải có ý thức cống hiến cho xã hội cộng đồng từ tháng này năm khác tiến bộ, giàu đẹp hơn.
4,
Phẩm chất của người Nhật mà ta cần học hỏi không chỉ là sự chăm chỉ, hết mình vì công việc mà còn là phẩm chất trung thực và kỷ luật cao trong công việc. Nếu như ta học theo sự nghiêm chỉnh và khắt khe của người Nhật trong công việc thì chúng ta sẽ đạt được năng suất cao, hiệu quả tốt và lớn hơn là vực cả 1 nền kinh tế đi lên và cải thiện chất lượng sống của nhân dân.
1, Phương thức biểu đạt nghị luận
2,
Thái độ của tác giả đối với những người chỉ biết đến lợi ích cá nhân của mình đó là sự phê phán, chê trách khi họ chỉ mãi luẩn quẩn trong chiếc vòng lo kiếm được kế sinh nhai tầm thường mà thôi
3,
Biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn trích là "ngang với đàn kiến". Tác dụng: hình ảnh so sánh sinh động giúp tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn truyền đạt trở nên nhân văn và sâu sắc hơn. Nếu như con người chỉ biết lo ăn lo mặc của riêng mình thì chúng ta cũng chẳng khác gì những loài sinh vật tầm thường
4,
Phẩm chất tốt đẹp của người Nhật đó là sự kỷ luật cao trong công việc, chủ nghĩa tối giản trong cuộc sống và tinh thần đoàn kết cộng đồng tương thân tương ái. Nhờ có những phẩm chất ấy mà người Nhật không những trở thành cường quốc kinh tế mà còn có tinh thần mạnh mẽ băng qua những khó khăn, thiên tai ập đến.