hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội với chủ đề : để làm một con người theo đúng nghĩa
1 câu trả lời
Trong nội dung hạn chế đề thi tuyển sinh cao đẳng và đại học 4 năm gần đây (từ 2009), đây là phần được coi là mới nhất. Đúng ra, dạng đề thi thuộc loại này trước đây đã từng rất quen thuộc với học sinh. Có một thời kì, trong đề thi làm văn của học sinh bậc phổ thông trung học, người ta không còn ra loại đề này. Chính thức từ kì thi năm 2009, dạng đề thi này mới quay trở lại, nên học sinh, nhất là khối thí sinh tự do cảm thấy bỡ ngỡ. Tuy nhiên, với những học sinh đã học chương trình mới từ đầu, nếu được thầy cô giảng dạy chu đáo và bản thân thường xuyên rèn luyện, đây cũng chỉ là bài làm văn thông thường, không khó.
Để làm tốt câu hỏi dạng này, học sinh trước hết phải nắm được những vấn đề lí thuyết về văn nghị luận. Những kiến thức này đã có đầy đủ trong các bài học của sách giáo khoa, học sinh chỉ cần bỏ một chút thời gian để ôn luyện lại. Dưới đây là một số kiến thức chính cần phải nhớ:
Khái lược về văn nghị luận
“Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức). Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ. Luận là bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình. Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận. Vận dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh…” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập 2).
Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống. Đề tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá…Nghĩa là, ngoài những tác phẩm nghị luận văn học (lấy tác phẩm văn học, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng văn bản viết khác đều có khả năng được xếp vào dạng nghị luận xã hội, chính trị.
Các dạng câu hỏi
Do đây là loại câu hỏi bắt buộc trong chương trình thi, nhưng lại không có những bài học sẵn như nghị luận văn học, để làm tốt câu hỏi này, thí sinh cần phải nắm vững các vấn đề sau:
+ Phải biết phát huy mọi loại kiến thức, trong nhà trường cũng như trong cuộc sống để so sánh, phát triển, vận dụng vào bài viết sao cho phong phú, sâu sắc, đầy đủ, cô đúc nhất.
+ Phải chủ động, mạnh dạn trong khi viết bài, vì không giống với nghị luận văn học, nói chung người viết có thể dựa vào bài học có sẵn, hoặc được thầy cô giáo hướng dẫn, bài nghị luận xã hội hoàn toàn buộc người viết phải chủ động đề xuất chính kiến của mình, có thể đúng hay chưa đúng, được số đông chấp nhận hay không chấp nhận, miễn là nó thuyết phục được người đọc bằng những lí lẽ xác đáng.
+ Dạng câu hỏi nghị luận xã hội chỉ được cho tối đa 3 điểm, nên dung lượng bài viết cũng không nên quá dài. Trong yêu cầu cụ thể, đề thi có thể ghi rõ bài viết không vượt quá 600 từ, nghĩa là với khổ giấy thi được sử dụng chính thức như hiện nay, chỉ cần không quá 2 trang, viết ngắn quả là khó hơn viết dài, thí sinh cần phải chú ý thời gian để không bị phân tán tư tưởng, tránh ảnh hưởng đến phần bài làm khác. Để giúp học sinh làm quen với dạng đề thi này, chúng tôi xin dẫn dưới đây một số câu hỏi tiêu biểu (mặc dù với dạng đề thi này, ở trường, học sinh đã được dành thời gian và luyện tập nhiều).