Chỉ ra những việc làm để góp phần nâng cao văn hoá đọc

2 câu trả lời

Đáp án:

Những năm gần đây, thị trường sách ở nước ta phát triển khá nhanh và đa dạng cả về hình thức, nội dung. Những cuốn sách văn học nước ngoài, như: Cuốn theo chiều gió, Trăm năm cô đơn, Đồi gió hú... trước kia có khi phải đặt trước hàng tháng trời mới có, thì nay tại các hội chợ sách đều dễ dàng tìm thấy. Hội chợ sách được tổ chức ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước với tần suất cao. Ví dụ, ở Hà Nội, trung bình cứ hai tháng lại có một hội chợ sách. Ngày càng có đông độc giả tham gia hội chợ và chọn mua sách. Đây là tín hiệu đáng mừng, nhưng thực tế văn hóa đọc có được nâng lên hay không vẫn là điều mà nhiều người đang hoài nghi. Theo số liệu thống kê năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ở nước ta trung bình mỗi người đọc 4 cuốn sách/năm, trong khi đó ở Pháp, Nhật Bản là 20 cuốn sách/năm, Singapore là 14 cuốn/năm, Malaysia là 10 cuốn/năm... Điều này đồng nghĩa với việc người Việt Nam còn ít đọc sách. Hiện nay, thay vì ngồi đọc sách, nhiều người lại vào máy tính, điện thoại thông minh để tìm đọc những thông tin giật gân. Chúng tôi đã đến một số hiệu sách trên đường Láng, Hà Nội tìm hiểu, các chủ kinh doanh ở đây cho biết: Số lượng đầu sách được xuất bản ngày càng phong phú và đa dạng, nhưng ít người mua. Những người trẻ tuổi thường chủ yếu mua sách điện tử...

Dù các hội chợ sách được tổ chức rầm rộ, nhưng việc mua sách, đọc sách, xây dựng văn hóa đọc đúng nghĩa và có hiệu quả lại là chuyện đang được quan tâm. Không ít chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa cho rằng, hiện nay các hội chợ sách đều tổ chức cùng mô tuýt, như: Giới thiệu sách, ra mắt, giao lưu với tác giả, song chưa thực sự khơi gợi được lòng say mê tìm sách và đọc cho người đọc, nhất là thế hệ trẻ. Một điều đáng bàn là tại các hội chợ sách, dù việc giảm giá, chiết khấu cao mang lại rất nhiều lợi ích cho người mua sách, nhưng dường như việc giảm giá này khiến người mua có cảm giác các hội chợ sách thực chất chỉ là điểm xả kho của các đơn vị xuất bản, làm cho việc khuyến khích, nâng cao văn hóa đọc trong cộng đồng bị biến tướng, mất dần ý nghĩa.

Ông Trần Hữu Nam, cán bộ phụ trách hoạt động tổ chức hội chợ sách của Công ty Truyền thông Nhã Nam chia sẻ: Các đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sách cũng như Công ty Truyền thông Nhã Nam tổ chức các hoạt động hội chợ sách với mong muốn từng bước nâng cao văn hóa đọc cho người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung. Quá trình tổ chức hội chợ sách chúng tôi nhận thấy, bạn đọc hiện nay cũng khá kén đọc. Họ thường lựa chọn những cuốn sách về khoa học kỹ thuật, những cuốn sách có giải  thưởng, sách của các tác giả nổi tiếng... Chúng tôi nhận thấy, thông qua việc tổ chức các hội chợ sách cũng phần nào góp phần nâng cao văn hóa đọc trong mỗi người dân.

Khách quan đánh giá, sách có những đặc thù riêng mà không một loại hình nào có thể thay thế được. Các hội chợ sách được tổ chức phần nào giúp mang sách tới nhiều người hơn, văn hóa đọc của người dân được nâng lên. Tới hội chợ sách, có những chương trình chiết khấu và giảm giá hấp dẫn, tạo được phong trào đọc sách trong mọi tầng lớp nhân dân. Song, để nâng cao văn hóa đọc, ngoài việc định hướng cho người đọc nói chung và bạn đọc trẻ nói riêng cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trong đó, cần quan tâm đặc biệt tới công tác tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ đọc sách không phải là theo trào lưu mà giúp nâng cao nhận thức, tích lũy tri thức.

Văn hoá công sở là một hệ thống các giá trị chuẩn mực, quy tắc, giá trị được hình thành trong quá trình hoạt động của công sở, xây dựng giá trị về thái độ của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong công sở, ảnh hưởng đến cách làm việc trong công sở và hiệu quả hoạt động của công sở. Xây dựng văn hoá công sở là xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương và dân chủ, đòi hỏi các cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan phải quan tâm. Để hoạt động của cơ quan có hiệu quả cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng kỷ luật của cơ quan, phải chú ý đến danh dự của cơ quan trong cư xử với mọi người, đoàn kết và hợp tác trên nguyên tắc chung, chống lại bệnh quan liêu, hách dịch, cơ hội.

 Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn là một trong những địa bàn trong tỉnh đã và đang nỗ lực xây dựng, thực hiện văn hóa công sở theo quy định của Nhà nước, xây dựng phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực, đảm bảo tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân. Về ưu điểm do truyền thống văn hóa, tập quán sinh hoạt ứng xử lâu đời của nhân dân các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Chi Lăng và do điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương nhưng việc xây dựng và phát triển văn hóa công sở của Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện Chi Lăng. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế như: chưa triển khai kịp thời tuyên truyền, giáo dục về văn hóa công sở cho cán bộ, công chức cấp xã và người dân địa phương; chưa ban hành hệ thống văn bản quản lý nhà nước điều chỉnh trực tiếp về văn hóa công sở; đội ngũ cán bộ, công chức Uỷ ban nhân dân cấp xã của huyện Chi Lăng còn nhiều hạn chế; thói quen sử dụng rượu, bia trong sinh hoạt của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vẫn còn diễn ra. Vì vậy, cần có những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng hoạt động công sở của các Ủy ban nhân dân cấp xã của huyện Chi Lăng.
     Để khắc phục những hạn chế đó, các cơ quan và Ủy ban nhân nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện cần thực hiện tốt một số nhóm giải pháp sau:
     Một là, tập trung công tác tuyên truyền các nội dung văn hóa công sở cho cán bộ, công chức và người dân địa phương.
     Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tăng cường bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức về văn hóa công sở. Bổ sung tài liệu về văn hóa công sở vào tủ sách pháp luật phục vụ cho người dân ở địa phương.
     Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về xây dựng văn hóa công sở, văn hóa khu dân cư trên các phương tiện truyền thanh. Việc phát thanh tuyên truyền thường xuyên, liên tục sẽ giúp thông tin đến với người dân hiểu rõ, góp phần thay đổi nhận thức, hành vi, cách ứng xử, tạo môi trường nhận thức đồng đều cho hoạt động xây dựng và thực hiện văn hóa công sở.
     Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, mục đích, nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
     Tổ chức các hội thi tìm hiểu về xây dựng văn hóa công sở trong cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã và trong nhân dân các thôn, bản, khu phố.
     Hai là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về văn hóa công sở.
     Với quan điểm nâng cao văn hóa công sở góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại trách nhiệm, minh bạch, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ; kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, đạo đức nghề nghiệp; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; phòng, chống tham nhũng; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong thực hiện văn hóa công vụ. Các cơ quan nhà nước cần nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện quy định về văn hóa công sở trong các văn bản Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nghiên cứu, sửa đổi các quy định, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức nhằm tạo cơ sở pháp lý ngăn ngừa một cách bài bản những vi phạm về văn hóa công sở.
     Ba là, thường xuyên xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức về giao tiếp, ứng xử công vụ.
     - Bồi dưỡng và nâng cao đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức. Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cán bộ, công chức và nhân dân địa phương. Xây dựng bộ chuẩn mực đạo đức, tác phong của cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với phong tục, tập quán, văn hóa truyền thống của đất nước, địa phương.
     Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức. Cán bộ, công chức lãnh đạo phải công tâm, khách quan trong sử dụng, đánh giá cán bộ thuộc quyền quản lý; không lợi dụng vị trí công tác để bổ nhiệm người thân quen; chủ động xin thôi giữ chức vụ khi nhận thấy bản thân còn hạn chế về năng lực và uy tín.
     - Kỹ năng giao tiếp hành chính của cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Để nâng cao kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện cần tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp thường xuyên và có hiệu quả cho cán bộ, công chức cấp xã. Việc bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng giao tiếp là cơ sở quan trọng nhất tạo sự chuyển biến trong hành vi ứng xử của cán bộ, công chức, đặc biệt đối với những bộ phận liên quan trực tiếp tới tiếp công dân, giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân.
     - Về trang phục, lễ phục của cán bộ, công chức: Cần cụ thể hóa thêm nội dung trang phục cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã trong thi hành công vụ. Các tiêu chí về trang phục phải tính tới yếu tố phù hợp với điều kiện và môi trường thực thi công vụ.
     Bốn là, xây dựng môi trường văn hóa công sở và tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật để thực hiện, xây dựng môi trường văn hóa trong cộng đồng dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và thực hiện văn hóa công sở tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn. Để có được môi trường thực hiện văn hóa. Về cơ sở vật chất, trước mắt cần tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Chi Lăng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đầu tư trụ sở cấp xã bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý bộ máy của nhà nước. Để tạo dựng cơ sở vật chất đáp ứng điều kiện hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thời tạo dựng hình ảnh thân thiện, gần gũi của công sở với nhân dân.
     Cần có sự quan tâm lãnh đạo chặt chẽ, thường xuyên và nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương. Tăng cường sự quan tâm và phối hợp đồng bộ của các sở, ban, ngành, đoàn thể, có kế hoạch chi tiết triển khai theo ngành dọc, phối hợp cùng tổ chức thực hiện.
Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phong trào hiện có, cần nghiên cứu đưa ra một số loại hình hoạt động cụ thể và mở rộng các phong trào liên quan. Xây dựng hoàn chỉnh một số mô hình thôn, khu phố văn hoá như: Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị tiến hành xây dựng điểm để rút kinh nghiệm và triển khai trên diện rộng./.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm