Giáo án Sinh học 10 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Tế bào nhân sơ


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

Trường: …………………….

Tổ: ………………………….

Họ và tên giáo viên:

………………………………..

BÀI 8: TẾ BÀO NHÂN SƠ

Thời gian thực hiện: 01 tiết

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

Phẩm chất, năng lực

Mục tiêu

Mã hóa

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

Nhận thức sinh học

Trình bày được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.

SH 1.2.1

Giải thích được mối quan hệ giữa kích thước tế bào và tỉ lệ S/V.

SH 1.6

Mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ.

SH 1.2.2

Phân biệt được vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm.

SH 1.3

Trình bày được cơ sở khoe học của việc ứng dụng sự khác nhau giữa các loại vi khuẩn trong y học.

SH 1.2.3

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Dựa vào mối quan hệ giữa kích thước tế bào và tỉ lệ S/V để giải thích được một số vấn đề thực tiễn.

SH 3.1

b. Năng lực chung

Tự chủ và tự học

Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập về tế bào nhân sơ.

TCTH 1

Giao tiếp và hợp tác

Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

GTHT 1.5

2. Về phẩm chất

Trách nhiệm

Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân.

CC 1.3

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.

- Hình ảnh về các loài vi khuẩn khác nhau và hai khối lập phương.

- Bảng phân công nhiệm vụ cho các nhóm.

- Các câu hỏi tự luận.

2. Đối với học sinh

- Giấy A4.

- Biên bản hoạt động nhóm mảnh ghép.

- Giấy ghi đáp án.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú, kích thích học sinh tìm hiểu bài học, dẫn dắt vào bài học mới.

b. Nội dung:

- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS và dẫn dắt vào bài học mới.

Ở vi khuẩn E.coli, cứ sau 20 phút tế bào sẽ phân chia một lần, từ một tế bào cho hai tế bào con. Hãy tính số lượng vi khuẩn được tạo thành sau 5 giờ, từ đó, nhận xét và giải thích về tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn E.coli.

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu một số hình ảnh và đặt câu hỏi gợi mở cho HS:

Ở vi khuẩn E.coli, cứ sau 20 phút tế bào sẽ phân chia một lần, từ một tế bào cho hai tế bào con. Hãy tính số lượng vi khuẩn được tạo thành sau 5 giờ, từ đó, nhận xét và giải thích về tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn E.coli.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trình bày ý kiến.

- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt HS vào bài học: Hầu hết các tế bào nhân sơ đề có kích thước nhỏ và phân chia rất nhanh. Để tìm hiểu vì sao các tế bào nhân sơ lại sinh trưởng và phát triển nhanh như vậy, chúng ta hãy cùng đi vào bài học hôm nay.

- Các câu trả lời của học sinh.

+ Số lần phân chia của vi khuẩn E.coli sau 5 giờ: 5 × 60 : 20 = 15.

+ Số lượng vi khuẩn E. coli sau 5 giờ: 215 vi khuẩn.

- Nhận xét: Tốc độ sinh trưởng và sinh sản của vi khuẩn E. coli rất nhanh.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

a. Mục tiêu:

- SH 1.2.1; SH 1.6; TCTH 1.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục I (SGK tr. 38 – 39) để tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.

- GV sử dụng phương pháp trực quan để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục I (SGK tr. 38 – 39) để tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.

- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS:

+ Hãy so sánh kích thước của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

+ Kích thước nhỏ đã đem lại cho tế bào nhân sơ những ưu thế gì?

+ Vì sao tất cả sinh vật có kích thước lớn luôn có cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào chứ không phải từ một tế bào duy nhất?

- GV hướng dẫn HS đọc phần tóm tắt kiến thức SGK tr.39.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm nghiên cứu sơ đồ hệ thống hóa kiến thức (SGK tr.37), thảo luận, sáng tạo một tấm áp phích theo chủ đề được giao.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm trưng bày sản phẩm của mình trên bảng.

- GV cho các nhóm quan sát, nhận xét sản phẩm lẫn nhau.

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm học tâp của HS, chốt kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

- Có kích thước nhỏ => tỉ lệ S/V lớn giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng => sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với các tế bào có kích thước lớn hơn.

- Chưa có nhân hoàn chỉnh (chưa có màng nhân), không có các bào quan có màng bao bọc => các phản ứng sinh hoá trong tế bào thường đơn giản.

- Sinh vật có cấu tạo từ tế bào nhân sơ (vi khuẩn, vi khuẩn cổ) được gọi là sinh vật nhân sơ.

- Hình dạng: có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu (cầu khuẩn), hình xoắn (xoắn khuẩn), hình dấu phẩy (phẩy khuẩn), hình que (trực khuẩn),… ở một số loài, các tế bào riêng lẻ có thể liên kết với nhau tạo thành chuỗi, từng đôi hoặc nhóm nhỏ.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu cấu tạo tế bào nhân sơ

a. Mục tiêu:

- SH 1.2.2; SH 1.2.3; SH 1.3; TCTH 1; GTHT 1.5; TN 1.3.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin và quan sát hình ảnh phần II (SGK tr.39 – 41) để tìm hiểu về cấu tạo tế bào nhân sơ.

- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4 – 5 HS), yều cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát hình ảnh mục II (SGK tr.39 – 40) để tìm hiểu về cấu tạo tế bào nhân sơ.

- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn HS thảo luận.

* Vòng 1: Nhóm chuyên gia

- GV chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ độc lập:

+ Nhóm 1. Tìm hiểu về thành tế bào, màng tế bào và thực hiện nhiệm vụ: Quan sát Hình 8.4, hãy cho biết sự khác nhau giữa thành tế bào của vi khuẩn Gram âm và Gram dương.

+ Nhóm 2. Tìm hiểu về tế bào chất và trả lời câu hỏi: Tại sao tế bào chất la nơi diễn ra quá trình tổng hợp nhiều loại protein của tế bào?

+ Nhóm 3. Tìm hiểu về vùng nhân và trả lời câu hỏi: Tên gọi “tế bào nhân sơ” xuất phát trừ đặc điểm nào của tế bào?

- Các nhóm làm việc nhóm trong vòng 5 phút, sau khi tìm hiểu, thống nhất ý kiến, mỗi thành viên phải trình bày trước nhóm của mình một lượt (như là chuyên gia).

* Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép

- Thành lập nhóm các mảnh ghép: mỗi nhóm được thành lập từ ít nhất một thành viên của nhóm chuyên gia.

- Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho cả

nhóm kết quả tìm hiểu ở nhóm chuyên gia.

- Nhóm mảnh ghép thực hiện nhiệm vụ chung: Dựa vào tính kháng nguyên ở bề mặt tế bào, hãy cho biết bệnh do vi khuẩn Gram dương hay vi khuẩn Gram âm gây ra sẽ nguy hiểm hơn? Tại sao?

- Các nhóm lần lượt trình bày tóm tắt các ý kiến chung của nhóm.

- Kết thúc hoạt động, GV hướng dẫn HS đọc phần Đọc thêm (SGK tr. 40) để mở rộng kiến thức về cấu tạo thành peptidoglycan và phần tóm tắt kiến thức SGK tr.41.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong SGK, hợp tác làm việc để thực hiện các yêu cầu của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm mảnh ghép trình bày phần tóm tắt kiến thức chung của nhóm mình.

- Thành viên các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau.

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV đánh giá, nhận xét phần trình bày của các nhóm, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

II. Cấu tạo tế bào nhân sơ

1. Thành tế bào và màng sinh chất

- Thành tế bào được cấu tạo bởi peptidoglycan (bao gồm các chuỗi carbohydrate liên kết với peptide) có tác dụng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào, chống lại áp lực của nước đi vào tế bào.

- Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của lớp peptidoglycan, vi khuẩn được chia thành hai loại: Gram dương (Gr*) và Gram âm (Gr).

- Bên dưới thành tế bào là màng sinh chất, được cấu tạo từ lớp kép phospholipid và protein.

- Màng sinh chất có chức năng:

+ Kiểm soát quá trình vận chuyển các chất ra và vào tế bào.

+ Là nơi diễn ra một số quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng của tế bào.

- Tế bào nhân sơ còn có một số thành phần khác như: vỏ nhầy, lông và roi.

+ Vỏ nhầy có thành phần chủ yếu là polysaccharide có chức năng bảo vệ cho tế bào.

+ Lông (nhung mao) giúp vi khuẩn bám trên bề mặt tế bào hoặc các bề mặt khác.

+ Roi (tiên mao) được cấu tạo từ protein giúp vi khuẩn di chuyển.

2. Tế bào chất

- Chứa 65 – 90 % nước và các chất vô cơ, hữu cơ khác nhau. Trong tế bào chất có nhiều ribosome 70 S, là nơi tổng hợp các loại protein của tế bào.

- Tế bào chất là bào quan duy nhất ở tế bào nhân sơ không có màng bọc.

- Là nơi diễn ra các phản ứng sinh hoá, đảm bảo duy trì hoạt động sống của tế bào.

- Tế bào chất của vi khuẩn có các hạt và thể vùi có chức năng dự trữ các chất. Một số vi khuẩn có thêm plasmid.

3. Vùng nhân

- Vùng nhân của tế bào nhân sơ gồm một phân tử DNA xoắn kép, dạng vòng, liên kết với nhiều loại protein khác nhau; khu trú ở vùng tế bào chất và không được bao bọc bởi màng nhân.

- Phân tử DNA vùng nhân mang thông tin di truyền quy định các đặc điểm

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu:

- Củng cố lại kiến thức về tế bào nhân sơ.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập trắc nghiệm:

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, người ta chia vi khuẩn ra thành 2 loại:

A. có và không có thành tế bào.

B. sống kí sinh và sống tự do.

C. Gram dương và Gram âm.

D. kị khí bắt buộc và hiếu khí.

2. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm chung của tất cả các tế bào nhân sơ?

A. Không có nhiều loại bào quan.

B. Không có màng nhân

C. Không có hệ thống nội màng

D. Không có thành tế bào bằng peptidoglican

3. Tế bào chất của tế bào nhân sơ có chứa cấu trúc nào sau đây?

A. Hệ thống nội màng.

B. Ribosome và các hạt dự trữ.

C. Các bào quan có màng bao bọc.

D. Bộ khung xương tế bào.

4. Tế bào vi khuẩn được gọi là tế bào nhân sơ vì

A. vi khuẩn chứa trong nhân một phân tử DNA dạng vòng..

B. vi khuẩn có cấu trúc đơn bào.

C. vi khuẩn chưa có màng nhân.

D. vi khuẩn xuất hiện rất sớm.

5. Tế bào vi khuẩn không có thành phần nào sau đây?

A. Vỏ nhầy.

B. Thành tế bào.

C. Mạng lưới nội chất.

D. Lông.

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi.

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chiếu lần lượt từng câu hỏi trên slide.

- HS làm việc cá nhân, sử dụng kiến thức đã học để chọn ra đáp án đúng.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trong lớp thi đua trả lời nhanh các câu hỏi. HS chọn đáp án đúng và nhanh nhất sẽ được cộng điểm vào bài kiểm tra miệng.

- Các HS khác nhận xét, đưa ra đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo.

- Đáp án câu hỏi trắc nghiệm:

1. C

2. D

3. B

4. C

5. C

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu:

- Giúp HS rèn luyện năng lực tự học, năng lực thu thập, xử lí thông tin; kĩ năng lập luận, giải thích vấn dề.

b. Nội dung:

GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, hoàn thành bài tập sau:

Một bệnh nhân bị suy nhược cơ thể được đưa đến gặp bác sĩ. Sau khi xem xét tình hình, bác sĩ đã chỉ định tiêm cho anh ta một mũi chất X vào trong tĩnh mạch. Sau một thời gian ngắn, thể trạng của bệnh nhân này dần hồi phục trở lại.

a) Chất X mà bác sĩ đã tiêm cho bệnh nhân là gì? Tại sao khi tiêm chất X thì thể trạng của bệnh nhân dần hồi phục trở lại?

b) Có thể thay chất X bằng các chất như maltose, saccharose được không? Giải thích.

c. Sản phẩm học tập:

- Bài làm của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, hoàn thành bài tập như ở phần Nội dung.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS thực hiện lần lượt các yêu cầu của bài tập.

- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến, tranh luận để tìm ra câu trả lời đúng nhất.

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Dự kiến câu trả lời:

1. Người này có thể nhiễm ít nhất 2 loại vi khuẩn vì có hai loại kháng sinh B và C có tác dụng với người này.

2. Kháng sinh C cho hiệu quả tương đối thấp do ribosome của vi khuẩn được bảo vệ bởi thành tế bào và màng sinh chất, nên việc ức chế của các kháng sinh ức chế protein sẽ có hiệu quả thấp hơn các loại kháng sinh khác. Ngoài ra một số vi khuẩn còn có các kháng nguyên và lớp vỏ nhầy giúp tăng khả năng xâm nhập của kháng sinh ức chế protein.

3. Mỗi loại kháng sinh có tác dụng với các loài vi khuẩn khác nhau, do đó việc kết hợp hai loại kháng sinh B và C sẽ giúp tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn hơn so với việc chỉ sử dụng một trong hai loại kháng sinh để tiêu diệt một vài nhóm vi khuẩn. Do đó khi phối hợp hai loại kháng sinh B và C lại cho hiệu quả cao hơn so với khi sử dụng riêng lẻ.

V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.

- Đọc và tìm hiểu trước bài 9: Tế bào nhân thực.

Danh mục: Giáo án