Giáo án Sinh học 10 Bài 12 (Chân trời sáng tạo): Thực hành sự vận chuyển chất qua màng sinh chất


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

Trường: …………………….

Tổ: ………………………….

Họ và tên giáo viên:

………………………………..

BÀI 12: THỰC HÀNH: SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA

MÀNG SINH CHẤT

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

Phẩm chất, năng lực

Mục tiêu

Mã hóa

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

Nhận thức sinh học

Nhận ra và chỉnh sửa được những điểm sai khi đưa ra các giả thuyết nghiên cứu vào quá trình làm thí nghiệm.

SH 1.7

Tìm hiểu thế giới sống

Đề xuất được vấn đề được nhắc đến trong tình huống thực tế được đưa ra; đặt được các câu hỏi liên quan đến các tình huống đó.

SH 2.1

Đề xuất được các giả thuyết liên quan đến tình huống trong thực tiễn được đưa ra và phát biểu được các giả thuyết nghiên cứu đó.

SH 2.2

Lựa chọn phương án phù hợp và triển khai thực hiện bố trí các thí nghiệm nghiên cứu để chứng minh các giả thuyết đã đề ra.

SH 2.3

Thu thập dữ liệu từ kết quả quan sát các nghiệm thức khác nhau; so sánh được kết quả với giả thuyết, giải thích và rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.

SH 2.4

Viết được báo báo nghiên cứu.

SH 2.5

b. Năng lực chung

Tự chủ và tự học

Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình nghiên cứu khoa học; rút kinh nghiệm để vận dụng phương pháp học bằng nghiên cứu khoa học vào những tình huống khác.

TCTH 6.3

Giao tiếp và hợp tác

Chủ động đề xuất mục đích hợp tác nhằm tiến hành các phương án chứng minh các giả thuyết đã đề ra.

GTHT 3

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

Nêu được nhiều ý tưởng mới trong quá trình học tập như các giả thuyết và phương án chứng minh các giả thuyết.

VĐST 3

2. Về phẩm chất

Trung thực

Tiến hành thí nghiệm đúng quy trình, báo cáo đúng số liệu và kết quả nghiên cứu.

TT 1

Chăm chỉ

Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi tham gia nghiên cứu khoa học.

CC 1.1

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Bộ dụng cụ thực hành: đền cồn, kính hvi,lamen, lam kính.

- Hóa chất: nước cất, dung dịch xanhmetylen1, dung dịch HCl 2%...

- Phiếu đánh giá.

- Phiếu học tậ

2. Học sinh

- Mẫu vật, Giấy A0, bút lông,…

- Bài báo cáo kết quả thực hành.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu

- Học sinh nhận ra được tính thấm chọn lọc của màng tế bào sống.

b. Nội dung hoạt động

- HS quan sát hình ảnh minh họa, suy nghĩ, hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi của giáo viên.

c. Sản phẩm học tập

- HS trả lời các câu hỏi của giáo viên.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao hoặc chiếu hình ảnh 1 số hình ảnh về tính thấm chọn lọc của màng tế bào khi sống và đã chết, GV đặt vấn đề:

Màng sinh chất có tính bán thấm (tính thấm chọn lọc). Vậy nếu tế bào đã chết thì màng sinh chất còn giữ được tính bán thấm không? Bằng cách nào để chứng minh điều đó.

- HS lắng nghe nhiệm vụ được giao.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho học sinh quan sát, thảo luận: giám sát ; gợi ý, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát học sinh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi.

Bước 4: Nhận định và kết luận

- Giáo viên nhận xét, nêu tiêu chí chấm điểm bài thực hành để HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, GV dẫn dắt vào bài thực hành.

- Các câu trả lời của HS về vấn đề được nêu.

2. Hoạt động 2. Quan sát để trải nghiệm

a. Mục tiêu:

- SH 2.1; GTHT 3; CC 1.1.

b. Nội dung hoạt động

- GV chia nhóm, HS quan sát hình ảnh minh họa H12.1; 12.2; H12.3; hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn trãi bàn, trả lời câu hỏi của giáo viên, hoàn thành PHT số 1.

Phiếu học tập số 1

Nhóm…………………………………..

STT

Nội dung vấn đề

Câu hỏi giả định

1

Hầm canh khoai tây với củ dền đỏ, nếu để lâu thì khoai tây sẽ bị đổi màu.

………………………………………………………………………

2

Khi ngâm rau, củ, quả trong nước muối có nồng độ cao làm cho rau, củ, quả dễ bị nhiễm mặn, giập nát, khi nấu lên sẽ mất độ ngon.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

3

Khi súc miệng bằng nước muối có nồng độ cao sẽ làm tỏn thương các tế bào ở niêm mạc miệng.

…………………………………………………………………………………………………………

c. Sản phẩm học tập

- Nội dung phiếu học tập số 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm…………………………………..

Tình huống

Nội dung vấn đề

Câu hỏi giả định

1.

Hầm canh khoai tây với củ dềndỏ, nếu để lâu khoai tây bị đổi màu

Có phải sắc tố từ củ dền đỏ ngấm vào khoai tây?

2.

Khi ngâm rau, củ, quả trong nước muối có nồng độ cao làm cho rau, củ, quả dễ bị nhiễm mặn, giập nát, khi nấu lên sẽ mất độ ngon.

Có phải khi ngâm rau củ quả trong nước muối có nồng độ cao làm tế bào thực vật bị co nguyên sinh?

3.

Khi súc miệng bằng nước muối có nồng độ cao sẽ làm tỏn thương các tế bào ở niêm mạc miệng.

Có phải nước muối có nồng độ cao sẽ làm các tế bào ở niêm mạc miệng bị mất nước dẫn đến tổn thương?

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (6 nhóm mỗi nhóm 4-5 thành viên yêu cầu mỗi nhóm phân chia các thành viên của nhóm thực hiện nhiệm vụ sau:

- Đọc các tình huống có trong SGK trang 61 xác định vấn đề và đặt ra các câu hỏi giả định cho tình huống mà em quan sát được?

- Thảo luận nhóm và Ghi kết quả vào PHT số 1.

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- HS thảo luận, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm.

- HS lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

GV tổ chức cho các nhóm hoạt động:

+ Giám sát các nhóm thảo luận.

+ Trả lời các câu hỏi còn thắc mắc của các nhóm để các nhóm hoàn thành nhiệm vụ

- Sửa chữa, định hướng các nhóm hoàn thành bài tập nhóm.

Các thành viên của mỗi nhóm ghi ý kiến cá nhân vào các góc của “khăn trải bàn”.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc nhóm và thảo luận.

- GV chọn 03 nhóm báo cáo và 03 nhóm còn lại nhận xét.

- GV đặt thêm các câu hỏi thảo luận.

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV nhận xét câu trả lời, hoạt động, sản phẩm và trình bày của các nhóm rồi kết luận.

- HS lắng nghe và chỉnh sửa.

1. Quan sát để trải nghiệm

Từ những tình huống sau đây, em hãy xác định vấn đề được nêu ra trong môi trường hợp và đặt ra các câu hỏi giả định cho tình huống mà em quan sát được.

a. Khi hầm canh khoai tây với củ dền đỏ, nếu để lâu thì khoai tây sẽ bị đổi màu.

b. Khi ngâm rau, củ, quả trong nước muối có nồng độ cao làm cho rau, củ, quả dễ bị nhiễm mặn, dập nát, khi nấu lên sẽ mất độ ngon.

c. Khi súc miệng bằng nước muối có nồng độ cao sẽ làm tổn thương các tế bào niêm mạc miệng.

2. Đáp án phiếu học tập số 1.

3. Hoạt động 3. Đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết

a. Mục tiêu:

- SH 2.2; GTHT 3; VĐST 3; CC 1.1.

b. Nội dung hoạt động

- GV chia nhóm, HS hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn trãi bàn, trả lời câu hỏi của giáo viên, hoàn thành PHT số 2.

Phiếu học tập số 2

Nhóm…………………………………..

STT

Nội dung giả thuyết

Phương án kiểm chứng giả thuyết

1

Khoai tây được nấu chín sẽ dễ bị ngấm sắc tố hơn.

Ngâm các lát khoai tây sống và chín vào dung dịch màu.

2

3

c. Sản phẩm học tập

- Nội dung phiếu học tập số 2 và trình bày của nhóm.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm…………………………………..

Tình huống

NỘI DUNG THẢO LUẬN

Nội dung giả thuyết

Phương án chứng minh giả thuyết

1.

Khoai tây được nấu chín sẽ dễ bị ngấm sắc tố hơn.

Ngâm lát khoai tây chín và sống vào dung dịch màu để kiểm tra tính thấm của tế bào.

2.

Nước muối có nồng độ cao là môi trường ưu trương nên làm cho tế bào thực vật bị mất nước nên không còn giữ được độ cứng.

Ngâm tế bào thực vật vào môi trường ưu trương và nhược trương để quan sát hiện tượng xảy ra đối với tế bào.

3.

Nước muối có nồng độ cao là môi trường ưu trương nên làm cho tế bào ở niêm mạc miệng bị mất nước.

Ngâm tế bào động vật vào môi trường ưu trương và nhược trương để quan sát hiện tượng xảy ra đối với tế bào.

d.Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đề xuất các giả thuyết để giải thích cho các vấn đề đã nêu và đề xuất phương án kiểm chứng cho mỗi giả thuyết đó.

- Thảo luận nhóm và Ghi kết quả vào PHT số 2.

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- HS thảo luận, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

GV tổ chức cho các nhóm hoạt động:

+ Giám sát các nhóm thảo luận.

+ Trả lời các câu hỏi còn thắc mắc của các nhóm để các nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

- Sửa chữa, định hướng các nhóm hoàn thành bài tập nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc nhóm và thảo luận.

- GV chọn 03 nhóm báo cáo và 03 nhóm còn lại nhận xét.

- GV đặt thêm các câu hỏi thảo luận.

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV nhận xét câu trả lời, hoạt động, sản phẩm và trình bày của các nhóm rồi kết luận.

- HS lắng nghe và chỉnh sửa.

- Đáp án phiếu học tập số 2.

4. Hoạt động 4. Thiết kế thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết

a. Mục tiêu:

- SH 2.3; TCTH 6.3; GTHT 3; CC 1.1.

b. Nội dung hoạt động

- GV yêu cầu HS trình bày các bước tiến hành thí nghiệm.

- HS thảo luận nhóm chọn cách thức tiến hành thí nghiệm phù hợp, nguyên liệu và quy trình thực hành, những lưu ý khi tiến hành thực hành.

- HS thực hiện thí nghiệm tính thấm chon lọc, co và phản co nguyên sinh, teo bào và tan bào ở tế bào động vật đã chọn.

- HS Quan sát/chụp hình/ quay video/Ghi kết quả thí nghiệm vào biên bản của mẫu số 3.

c. Sản phẩm học tập

- Kết quả biên bản thực hiện nghiên cứu mẫu 3.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Biên bản kết quả thực hiện nghiên cứu

Nhóm…………………………………..

Nội dung nghiên cứu…………………………….

Khoai tây

Còn sống

Đun chín trong 2 phút

Kết quả

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Biên bản kết quả thực hiện nghiên cứu

Nhóm…………………………………..

Nội dung nghiên cứu…………………………….

Dung dịch

NaCl 2%

NaCl 20%

Kết quả

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Biên bản kết quả thực hiện nghiên cứu

Nhóm…………………………………..

Nội dung nghiên cứu…………………………….

Dung dịch

NaCl 2%

NaCl 20%

Kết quả

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 1

Lần 2

Lần 3

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu mỗi nhóm phân chia các thành viên của nhóm thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Chọn và thực hiện thí nghiệm tính thấm chon lọc,co phản co nguyên sinh, teo bào và tan bào ở tế bào động vật.

+ Tìm hiểu quy trình thí nghiệm tính thấm chon lọc,co phản co nguyên sinh, teo bào và tan bào ở tế bào động vật.

+ Chọn và chuẩn bị mẫu vật, hóa chất để thực hiện các thí nghiệm đã chọn.

+ Những lưu ý khi tiến hành thực hiện phương pháp án thí nghiệm đã chon.

+ Tiến hành thực hiện thí nghiệm tính thấm chon lọc,co phản co nguyên sinh, teo bào và tan bào ở tế bào động vật đã chọn trên mẫu vật theo hướng dẫn.

+ Quan sát/chụp hình/ quay video/Ghi kết quả thí nghiệm vào biên bản của mẫu số 3.

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- HS thảo luận, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm.

- HS lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, tổ chức cho các nhóm hoạt động:

+ Giám sát quá trình tiến hành thực hiện thí nghiệm đã chọn trên mẫu vật của từng nhóm.

+ Trả lời các câu hỏi còn thắc mắc của các nhóm để các nhóm hoàn thành nhiệm vụ

- Sửa chữa, định hướng các nhóm hoàn thành bài tập nhóm.

- HS thực hiện nhiệm vụ đã được phân công.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hành.

- GV cho các nhóm lần lượt báo cáo, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung nếu có

- GV kết luận về sản phẩm của các nhóm.

- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm.

- Các nhóm so sánh kết quả của nhóm mình và nhóm bạn

- Các nhóm trả lời các thắc mắc của nhóm khác.

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hành.

- GV cho các nhóm lần lượt báo cáo, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung nếu có

- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm.

- Các nhóm so sánh kết quả của nhóm mình và nhóm bạn

- Các nhóm trả lời các thắc mắc của nhóm khác.

3. Thiết kế thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết
a. Thí nghiệm tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất tế bào sống

Bước 1: Gọt vỏ củ khoai tây, sau đó cắt thành những miếng nhỏ dày 1 cm rồi cho vào hai ống nghiệm được đánh số 1 và 2 đã có sẵn 10 mL nước cất.

Bước 2: Ống nghiệm 1 để nguyên làm ống đối chứng. Ống nghiệm 2 đun trên ngọn lửa đèn cồn khoảng 2 phút.

Bước 3: Nhỏ 3-4 giọt dung dịch xanh methylene vào cả hai ống nghiệm và ngâm khoảng 20 phút. Bước 4: Dùng kẹp gắp các miếng khoai tây ra, sau đó cắt đôi và quan sát tính thấm của xanh methylene vào các miếng khoai tây ở cả hai ống nghiệm.

b. Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật

Bước 1: Dùng kim mũi mác (hoặc kim mũi nhọn) bóc một lớp tế bào biểu bì củ hành tím và đặt lên lam kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất.

Bước 2: Đậy lamen lên mẫu vật. Dùng giấy thấm hút bớt nước tràn ra ngoài (nếu có).

Bước 3: Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.

Bước 4: Quan sát mẫu vật ở vật kính 10x, chọn vùng có lớp tế bào mỏng nhất để dễ quan sát. Sau đó chuyển sang vật kính 40x để quan sát rõ hơn.

Bước 5: Gây hiện tượng co nguyên sinh: bào chết, nhân và không bào.

+ Nhỏ một giọt dung dịch NaCl 2 % bằng ống nhỏ giọt vào mép lamen.

+ Dùng giấy thấm đặt vào mép lamen ở phía đối diện để tạo lực hút đưa nhanh dung dịch NaCl vào vùng có tế bào.

+ Quan sát diễn biến quá trình co nguyên sinh ở tế bào.

Bước 6: Gây hiện tượng phản co nguyên sinh:

+ Nhỏ nước cất vào tế bào đã có nguyên sinh.

+ Quan sát diễn biến quá trình phản co nguyên sinh ở tế bào.

Chú ý

1. Quan sát dưới kính hiển vi sẽ thấy các tế bào nằm sát nhau, mỗi tế bào gồm thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất, nhân và không bào.

2. Cần tìm vùng có lớp tế bào mỏng vì các vùng dày do các lớp tế bào chồng lên nhau sẽ khó quan sát.

c. Thí nghiệm teo bào và tan bào ở tế bào động vật

Bước 1: Nhỏ một giọt máu ếch lên lam kính đã có sẵn dung dịch NaCl 0,65 % (dung dịch đẳng trương).

Bước 2: Đậy lamen lên mẫu vật. Dùng giấy thấm nếu có dung dịch tràn ra ngoài. Bước 3: Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.

Bước 4: Quan sát mẫu vật ở vật kính 10x, chọn vùng có số lượng tế bào vừa phải. Sau đó chuyển sang vật kính 40x để quan sát rõ hơn.

Bước 5: Gây hiện tượng teo bào:

+ Tiến hành các bước như gây hiện tượng co nguyên sinh tế bào thực vật.

+ Quan sát sự thay đổi hình dạng của tế bào máu.

Bước 6: Gây hiện tượng tan bào:

+ Tiến hành làm lại tiêu bản tế bào máu ếch như Bước 1,2.

+ Tiến hành các bước như gây hiện tượng phản co nguyên sinh tế bào thực vật.

+ Quan sát sự thay đổi số lượng tế bào máu.

Chú ý

1. Khi quan sát ở vật kính 10x sẽ thấy ở các hạt hình tròn nhỏ, màu đỏ và nằm rải rác. Đó là các tế bào máu ếch.

2. Thí nghiệm teo bào và tan bào ở tế bào động vật cản khoảng 30 – 40 phút mới quan sát thấy hiện tượng. Do đó, có thể tiến hành thí nghiệm này trước để kịp thời gian quan sát.

5. Hoạt động 5. Thảo luận dựa trên kết quả thí nghiệm

a. Mục tiêu:

- SH 2.4; GTHT 3; CC 1.1.

b. Nội dung hoạt động

- GV chia nhóm, HS hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn trãi bàn, trả lời câu hỏi của giáo viên, hoàn thành PHT số 4.

c. Sản phẩm học tập

Nội dung phiếu học tập số 4 và trình bày của nhóm.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Biên bản thảo luận kết qủa phân tích dữ liệu và kết luận vấn đề nghiên cứu

Nhóm…………………………………..

Nội dung nghiên cứu………………………….

Tình huống

NỘI DUNG THẢO LUẬN

Nội dung giả thuyết

Kết quả phân tích

Đánh giá giả thuyết

Kết luận

1.

Ngâm khoai tây chín và sống vào dung dịch màu để kiểm tra tính thấm của tế bào.

a. Thí nghiệm tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất tế bào sống.

Khoai tây chín có tốc độ ngấm màu nhanh hơn.

Màng tế bào có tính thấm chọn lọc, khi tế bào chết tính thấm chọn lọc biến mất.

2.

Ngâm tế bào thực vật vào môi trường ưu trương và nhược trương để quan sát hiện tượng xảy ra đối với tế bào.

b. Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật

Khi bổ sung NaCl 2% vào thành phần tbc có màu của TB thực vật co lại

Khi bổ sung nước vào TB thực vật giãn ra.

Chênh lệch nồng độ ảnh hưởng đến tính thấm của màng

Chất tan đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng thấp.

3.

Ngâm tế bào động vật vào môi trường ưu trương và nhược trương để quan sát hiện tượng xảy ra đối với tế bào.

c. Thí nghiệm teo bào và tan bào ở tế bào động vật

Khi bổ sung NaCl 2% vào thành phần tbc và màng của tb động vật co lại

Khi bổ sung nước vào thành phần tbc và màng của tb động vật căng tròn sau đó có thể vỡ ra.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên – học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Dựa vào kết quả thí nghiệm quan sát được đưa ra kết luận giả thuyết cho tình huống em quan sát được đúng hay sai?

- Giải thích kết quả thí nghiệm tính thấm chọn lọc của màng tế bào?

- Giải thích hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật?

- Thảo luận nhóm và Ghi kết quả vào PHT số 4.

- Nội dung phiếu học tập số 4.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV tổ chức cho các nhóm hoạt động:

+ Giám sát các nhóm thảo luận.

+ Trả lời các câu hỏi còn thắc mắc của các nhóm để các nhóm hoàn thành nhiệm vụ

- Sửa chữa, định hướng các nhóm hoàn thành bài tập nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc nhóm và thảo luận.

- GV chọn 03 nhóm báo cáo và 03 nhóm còn lại nhận xét.

- GV đặt thêm các câu hỏi thảo luận.

Bước 4: GV kết luận, nhận định

- GV nhận xét câu trả lời, hoạt động, sản phẩm và trình bày của các nhóm rồi kết luận.

Học sinh chỉnh sửa hoàn thiện các phiếu học tập.

6. Hoạt động 6: Báo cáo kết quả thực hành

a. Mục tiêu:

- SH 2.5; GTHT 3; TT1; CC 1.1.

b. Nội dung hoạt động

- HS hoạt động cá nhân viết và trình bày báo cáo thực hành theo mẫu 5.

c. Sản phẩm học tập

Nội dung bài báo cáo thực hành theo mẫu 5 và trình bày của HS.

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM

VỀ SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT

Thứ……..ngày………tháng………….năm………….

Nhóm…………………….Lớp……………….Họ tên HS………………………...

1. Mục đích thực hiện đề tài

……………………………………………………………………………………..

2. Mẫu vật, hóa chất

a. Mẫu vật:

……………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………..

b. Hóa chất:

……………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………..3. Giả thuyết và đối tượng nghiên cứu

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

4. Phương pháp nghiên cứu

……………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………..5. Báo cáo kết quả nghiên cứu

a. Giải thích kết quả Tính thấm chọn lọc của tế bào sống?

b. Giải thích hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật? Vẽ tế bào thực vật ở trạng thái bình thường và khi co nghuyên sinh.

c. Vẽ tế bào máu ếch khi ở trạng thái bình thường và khi bị teo bào. Giải thích hiện tượng teo bào và tan bào ở tế bào động vật?

Thí nghiệm

Các bước tiến hành

Kết quả/ giải thích

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên – học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS viết báo cáco thực hành theo mẫu số 5.

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- HS lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.

- Bài báo cáo thực hành của HS.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các thành viên của mỗi nhóm viết báo cáo thực hành theo mẫu số 5.

- GV hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV tổ chức giới thiệu 1 số bài báo cáo điển hình.

- Các HS trả lời các thắc mắc của HS khác và thảo luận các vấn đề do giáo viên đặt ra.

Bước 4: GV kết luận, nhận định

- GV nhận xét câu trả lời, hoạt động, sản phẩm và trình bày của HS rồi kết luận.

- HS hoàn thiện bài báo cáo.

IV. HỒ SƠ HỌC TẬP

1. Công cụ đánh giá:

+ Gợi ý công cụ đánh giá: bảng Rubric (Phiếu đánh giá kỹ năng thực hành của HS)

Tiêu chí

Mức độ đạt được

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Lựa chọn đối tượng thí nghiệm (20đ)

(0-10đ)

(11-15đ)

(16-20đ)

Xác định được quy trình thí nghiệm (20đ)

(0-10đ)

(11-15đ)

(16-20đ)

Thao tác thực hành đúng kỹ thuật (20đ)

(0-10đ)

(11-15đ)

(16-20đ)

Sản phẩm (20đ)

(0-10đ)

(11-15đ)

(16-20đ)

Bài báo cáo TH (20đ)

(0-10đ)

(11-15đ)

(16-20đ)

+ Hướng dẫn cách sử dụng công cụ (có hướng dẫn, đáp án, thang điểm):

Người sử dụng: Giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau.

Thời điểm: Sử dụng sau khi học sinh thực hành (khi cành chiết ra rễ).

Đáp án, thang điểm bảng rubric:

Tiêu chí

Mức độ cần đạt

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Lựa chọn đối tượng thí nghiệm (20đ)

Chọn được hóa chất và dụng cụ (0-10)

Chọn được hóa chất và dụng cụ phù hợp thí nghiệm (16-20đ)

Chọn được thí nghiệm phù hợp với điều kiện phòng TN và bản thân. (8-10đ)

Xác định được quy trình thí nghiệm (20đ)

Chưa phân định các bước thực hiện quy trình. (0-10đ)

Có quy trình phù hợp, có cơ sở khoa học. (11-15đ)

Có quy trình khoa học, được cải tiến để phù hợp với tình hình thực tế phòng TN, chú ý an toàn khi thực hiện quy trình. (16-20đ)

Thao tác thực hành đúng kỹ thuật (20đ)

Thực hiện đúng thao tác theo quy trình.(0-10đ)

Thực hiện đúng thao tác với thời điểm thích hợp. (11-15đ)

Thực hiện đúng thao tác với công cụ thích hợp, thời điểm phù hợp, có tính sáng tạo trong thao tác thực hiện. (16-20đ)

Sản phẩm (20đ)

Có sản phẩm thí nghiệm. (0-10đ)

Có sản phẩm thí nghiệm đạt yêu cầu. (11-15đ)

Có sản phẩm thí nghiệm đạt yêu cầu, và có minh chứng kèm theo (video/hình ảnh). (16-20đ)

Bài báo cáo TH (20đ)

Có báo cáo thực hành. (0-10đ)

Có báo cáo thực hành đầy đủ theo mẫu.

(11-15đ)

Có báo cáo thực hành đầy đủ theo mẫu,Trình bày khoa học, đẹp.

(16-20đ)

2. Công cụ 2. Phụ lục 1: Bảng kiểm đánh giá thái độ, kỹ năng làm việc nhóm

Nội dung

Các tiêu chí

Không

Nhận nhiệm vụ

Mọi thành viên trong nhóm đã sẵn sàng nhận nhiệm vụ

Tham gia xây dựng phương án thảo luận và lập kế hoạch nhóm

Mọi thành viên đều bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng phương án thảo luận về kế hoạch hoạt động của nhóm

Mọi thành viên biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của nhau

Thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác

Mọi thành viên cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao

Các thành viên hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ

Tôn trọng quyết định chung

Mọi thành viên đều tôn trọng quyét định chung của cả nhóm

Kết quả làm việc

Có kết quả thảo luận và đủ sản phẩm theo yêu cầu của GV

Trách nhiệm với kết quả làm việc chung

Mọi thành viên đều có ý thức trách nhiệm về kết quả chung của nhóm

+ Hướng dẫn cách sử dụng công cụ (có hướng dẫn, đáp án, thang điểm)

- GV giám sát tiến độ hoạt động thảo luận của các nhóm.

- Gợi ý, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn học sinh quan sát, tự đánh giá, đánh giá chéo.

Bài mẫu báo cáo thực hành

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM VỀ SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT

Thứ ... ngày ... tháng ... năm...

Nhóm: ... Lớp: ... Họ và tên thành viên: ...
1. Mục đích thực hiện đề tài

- Làm được thí nghiệm tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất tế bào sống.

- Làm được thí nghiệm và quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh tế bào hành, tế bào máu,...).

2. Mẫu vật, hoá chất

Dụng cụ: Đèn cồn, diêm (hoặc bật lửa), kính hiển vi, lamen, lam kính, kim mũi mác, kim mũi nhọn, ống nhỏ giọt, giấy thấm, đĩa petri, dao nhỏ, ống nghiệm, kẹp.

Hoá chất: Nước cất, dung dịch xanh methylene 1 %, dung dịch NaCl 0,65 % và 2 %.

Mẫu vật: Củ khoai tây, củ hành tím, ếch sống

3. Giả thuyết và đối tượng nghiên cứu

https://img.loigiaihay.com/picture/2022/0425/12-4.png

4. Phương pháp nghiên cứu.

Thiết kế thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết

a. Thí nghiệm tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất tế bào sống

Bước 1: Gọt vỏ củ khoai tây, sau đó cắt thành những miếng nhỏ dày 1 cm rồi cho vào hai ống nghiệm được đánh số 1 và 2 đã có sẵn 10 mL nước cất.

Bước 2: Ống nghiệm 1 để nguyên làm ống đối chứng. Ống nghiệm 2 đun trên ngọn lửa đèn cồn khoảng 2 phút.

Bước 3: Nhỏ 3-4 giọt dung dịch xanh methylene vào cả hai ống nghiệm và ngâm khoảng 20 phút. Bước 4: Dùng kẹp gắp các miếng khoai tây ra, sau đó cắt đôi và quan sát tính thấm của xanh methylene vào các miếng khoai tây ở cả hai ống nghiệm.

b. Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật

Bước 1: Dùng kim mũi mác (hoặc kim mũi nhọn) bóc một lớp tế bào biểu bì củ hành tím và đặt lên lam kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất.

Bước 2: Đậy lamen lên mẫu vật. Dùng giấy thấm hút bớt nước tràn ra ngoài (nếu có). Bước 3: Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.

Bước 4: Quan sát mẫu vật ở vật kính 10x, chọn vùng có lớp tế bào mỏng nhất để dễ quan sát. Sau đó chuyển sang vật kính 40x để quan sát rõ hơn.

Bước 5: Gây hiện tượng co nguyên sinh: bào chết, nhân và không bào.

+ Nhỏ một giọt dung dịch NaCl 2 % bằng ống nhỏ giọt vào mép lamen.

+ Dùng giấy thấm đặt vào mép lamen ở phía đối diện để tạo lực hút đưa nhanh dung dịch NaCl vào vùng có tế bào.

+ Quan sát diễn biến quá trình co nguyên sinh ở tế bào.

Bước 6: Gây hiện tượng phản co nguyên sinh:

+ Nhỏ nước cất vào tế bào đã có nguyên sinh.

+ Quan sát diễn biến quá trình phản co nguyên sinh ở tế bào.

c. Thí nghiệm teo bào và tan bào ở tế bào động vật

Bước 1: Nhỏ một giọt máu ếch lên lam kính đã có sẵn dung dịch NaCl 0,65 % (dung dịch đẳng trương).

Bước 2: Đậy lamen lên mẫu vật. Dùng giấy thấm nếu có dung dịch tràn ra ngoài. Bước 3: Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.

Bước 4: Quan sát mẫu vật ở vật kính 10x, chọn vùng có số lượng tế bào vừa phải. Sau đó chuyển sang vật kính 40x để quan sát rõ hơn.

Bước 5: Gây hiện tượng teo bào:

+ Tiến hành các bước như gây hiện tượng co nguyên sinh tế bào thực vật.

+ Quan sát sự thay đổi hình dạng của tế bào máu.

Bước 6: Gây hiện tượng tan bào:

+ Tiến hành làm lại tiêu bản tế bào máu ếch như Bước 1,2.

+ Tiến hành các bước như gây hiện tượng phản co nguyên sinh tế bào thực vật.

+ Quan sát sự thay đổi số lượng tế bào máu.

5. Báo cáo kết quả nghiên cứu:

a. Giải thích kết quả thí nghiệm tính thấm chọn lọc của màng sinh chất tế bào sống.

Lời giải chi tiết:

- Màng tế bào sống có tính thấm chọn lọc, khi tế bào chết tính thấm này biến mất.

b. Vẽ tế bào thực vật ở trạng thái bình thường và khi co nguyên sinh. Giải thích hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật.

Co nguyên sinh:

- Tế bào nằm trong môi trường ưu trương.

- Ưu trương là môi trường mà nồng độ chất tan lớn hơn so với môi trường nội bào.

- Tế bào sống được đặt trong môi trường ưu trương so với nó thì sẽ xảy ra hiện tượng co nguyên sinh - nước từ trong tế bào sẽ đi ra ngoài làm cho tế bào bị co (thu nhỏ lại) và nếu co quá nhiều sẽ làm tế bào chết.

Phản co nguyên sinh:

- Tế bào nằm trong môi trường nhược trương.

- Nhược trương là môi trường mà nồng độ chất tan nhỏ hơn so với môi trường nội bào.

- Tế bào sống được đặt trong môi trường nhược trương thì áp suất thẩm thấu sẽ làm các phân tử nước di chuyển vào trong tế bào, có thể làm tế bào sưng lên và vỡ ra.

c. Vẽ tế bào máu ếch khi ở trạng thái bình thường và khi bị teo bào. Giải thích hiện tượng teo bào và tan bào ở tế bào động vật.

https://img.loigiaihay.com/picture/2022/0425/12-8.png

Nguyên nhân: Do nồng độ các chất tan ngoài môi trường và trong tế bào bằng nhau.

- Đẳng trương: không xảy ra hiện tượng

- Ưu trương: tế bào bị co lại (Teo bào ở tế bào động vật).

Nguyên nhân: Do nồng độ các chất tan ở bên ngoài môi trường lớn hơn nồng độ các chất tan trong tế bào → các chất tan từ ngoài môi trường đi vào tế bào, đồng thời nước từ trong tế bào đi ra ngoài → gây hiện tượng teo bào.

- Nhược trương: gây tan bào ở động vật.

Nguyên nhân: Do nồng độ các chất tan ở bên ngoài môi trường thấp hơn trong tế bào → các chất tan đi từ trong tế bào ra ngoài môi trường, đồng thời nước từ ngoài môi trường sẽ đi vào trong tế bào → Khi nước đi vào tế bào quá nhiều → tế bào vỡ ra (tan bào).

6. Kết luận và kiến nghị

- Màng tế bào có tính thấm chọn lọc.

- Nồng độ chất tan ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển nước qua màng tế bào.

Kiến nghị:

- Rửa rau bằng nước muối nồng độ cao giúp tiêu biệt vi khuẩn.

Danh mục: Giáo án