Giáo án Sinh học 10 Bài 13 (Chân trời sáng tạo): Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

Trường: …………………….

Tổ: ………………………….

Họ và tên giáo viên:

………………………………..

BÀI 13: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

TRONG TẾ BÀO

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

Phẩm chất, năng lực

Mục tiêu

Mã hóa

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

Nhận thức sinh học

Phát biểu được khái niệm chuyển hóa năng lượng trong tế bào.

SH 1.1.1

Phân biệt được các dạng năng lượng trong chuyển hóa năng lượng ở tế bào.

SH 1.5

Giải thích được năng lượng được tích lũy và sử dụng cho các hoạt động sống của tế bào là dạng hóa năng (năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học).

SH 1.4.1

Phân tích được cấu tạo và chức năng của ATP về giá trị năng lượng sinh học.

SH 1.4.2

Trình bày được quá trình tổng hợp và phân giải ATP gắn liền với quá trình tích lũy, giải phóng năng lượng.

SH 1.2.1

Nêu được khái niệm enzyme.

SH 1.1.2

Nêu được cấu trúc và cơ chế tác động của enzyme.

SH 1.2.2

Trình bày được vai trò của enzyme trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

SH 1.2.3

Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của enzyme.

SH 1.4.3

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Vận dụng sự hiểu biết về enzyme để giải thích một số vấn đề thực tiễn như hiện tượng không dung nạp được lactose; khi ăn nhiều sẽ bị đầy bụng, khó tiêu; khi sốt cao có nguy cơ tử vong.

SH 3.1

b. Năng lực chung

Tự chủ và tự học

Xác định được nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào dựa trên kết quả đã đạt được từ việc thực hiện các hoạt động học tập ở các bài trước.

TCTH 6.1

Giao tiếp và hợp tác

Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào đã tìm hiểu được.

GTHT 1.3

2. Về phẩm chất

Chăm chỉ

Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quá trình hoạt động nhóm để thảo luận về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào.

CC 1.1

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Hình ảnh về một số dạng năng lượng, cơ chế xúc tác của enzyme.

- Các câu hỏi liên quan đến bài học.

2. Đối với học sinh

- Bảng trắng, bút lông.

- Giấy A4.

- Biên bản thảo luận nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1. Hoạt động khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới: qua trò chơi “Nhìn hình đoán từ khóa”.

b. Nội dung hoạt động:

- Học sinh quan sát hình (giáo viên cho sẵn) để tìm ra từ khóa.

c. Sản phẩm học tập

- Từ khóa “NĂNG LƯỢNG”.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên chiếu các hình lên màn hình và yêu cầu học sinh tìm ra từ khóa gồm 9 chữ cái.

- Học sinh lắng nghe và quan sát.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Cá nhân học sinh quan sát và tìm ra từ khóa.

- GV gợi ý nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Học sinh đưa ra từ khóa.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến và kết luận.

- GV dẫn dắt vào bài học mới.

- Từ khóa “Năng lượng”.

2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1. Năng lượng và chuyển hóa năng lượng

a. Mục tiêu:

- SH 1.4.1; SH 1.5; SH 1.1.1; GTHT 1.3.

b. Nội dung hoạt động

- Học sinh quan sát hình (giáo viên chuẩn bị sẵn) và xác định các dạng năng lượng có trong hình.

- Thảo luận nhóm (2 học sinh) trả lời câu hỏi 1 SGK: Trong tế bào có những dạng năng lượng nào? Dạng năng lượng nào được tế bào sử dụng chủ yếu?

- Học sinh quan sát hình 13.1 và trả lời các câu 2 SGK:

+ Năng lượng loài linh dương sử dụng lấy từ đâu? Xác định dạng của năng lượng đó.

+ Khi linh dương chạy, năng lượng được biến đổi như thế nào?

c. Sản phẩm học tập

Câu trả lời của học sinh và trình bày nhóm:

- Các dạng: Hóa năng, nhiệt năng, điện năng, cơ năng

- Hóa năng là dạng năng lượng được sử dụng chủ yếu trong tế bào, do các quá trình trao đổi chất của tế bào có bản chất là các phản ứng hóa học, trong đó, quá trình phân giải các chất sẽ giải phóng năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học.

+ Linh dương lấy năng lượng từ thức ăn. Dạng của năng lượng này là hóa năng

+ Khi linh dương chạy, năng lượng tích lũy trong các chất hóa học được sử dụng cho hoạt động chạy và một phần năng lượng đó được chuyển hóa thành nhiệt năng.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên chiếu hình đã chuẩn bị sẵn lên màn hình và yêu cầu học sinh xác định các dạng năng lượng có trong hình.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 1 trong SGK và trả lời câu hỏi.

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 13.1 và đọc câu hỏi 2 trong SGK và trả lời các câu hỏi.

- Học sinh lắng nghe nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Giáo viên hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ học sinh nếu cần thiết.

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ được giao.

- Quan sát hình ảnh kết hợp đọc SGK và tìm ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Giáo viên mời học sinh trả lời và các học sinh khác nhận xét bổ sung

- Học sinh trả lời câu hỏi, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Giáo viên nhận xét các câu trả lời và kết luận.

1. Các dạng năng lượng

- Trong tế bào, năng lượng tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như: hóa năng, nhiệt năng, điện năng và cơ năng

- Hóa năng là dạng năng lượng dự trữ trong các liên kết hóa học. Đây là dạng năng lượng chủ yếu được sử dụng cho các hoạt động sống của tế bào; điện năng được tạo ra khi có sự chênh lệch nồng độ các ion trái dấu ở hai phía của màng tế bào; nhiệt năng được sinh ra trong quá trình chuyển hóa chất; cơ năng được sinh ra trong quá trình co cơ, vận động của các cơ quan hay sự di chuyển của các chất.

2. Chuyển hóa năng lượng

- Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác.

- Ví dụ: hóa năng chuyển hóa thành nhiệt năng (trong hô hấp tế bào), quang năng chuyển hóa thành hóa năng (trong quang hợp),….

- Trong tế bào, sự chuyển hóa vật chất luôn đi kèm với sự chuyển hóa năng lượng

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của ATP

a. Mục tiêu:

- SH 1.4.2; GTHT 1.3.

b. Nội dung hoạt động:

Học sinh quan sát hình 13.2, đọc thông tin, thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi 3,4,5 trong SGK:

3. Quan sát hình 13.2, hãy nêu các thành phần cấu tạo của phân tử ATP.

4. Tại sao liên kết giữa các nhóm phosphate được gọi là liên kết cao năng?

5. ATP được dùng để cung cấp năng lượng cho hoạt động nào sau đây?

a. Hoạt động lao động.

b. Tổng hợp các chất.

c. Vận chuyển thụ động.

d. Co cơ.

c. Sản phẩm học tập:

- Các câu trả lời của học sinh và trình bày của nhóm (nhóm đôi).

3. Gồm Adenine, đường ribose và ba nhóm phosphate.

4. Do khi phá vỡ liên kết giữa các nhóm phosphate sẽ giải phóng một lượng lớn năng lượng.

5. Co cơ.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 13.2 và đọc câu hỏi 3,4,5 trong SGK.

- Thảo luận nhóm 2 học sinh để tìm ra các câu trả lời.

- Học sinh lắng nghe, quan sát.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Giáo viên hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ học sinh nếu cần thiết.

- Học sinh quan sát hình 13.2, đọc câu hỏi, nghiên cứu thông tin trong SGK, thảo luận nhóm 2 học sinh và tìm ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Giáo viên mời học sinh trả lời và các học sinh khác nhận xét bổ sung.

- Học sinh trả lời câu hỏi, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Giáo viên nhận xét các câu trả lời và kết luận.

- Adenosine triphosphate (ATP) là hợp chất mang năng lượng do các nhóm phosphat chứa liên kết cao năng.

- Liên kết cao năng là loại liên kết khi bẻ gãy sẽ giải phóng một lượng lớn năng lượng.

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về quá trình tổng hợp và phân giải ATP

a. Mục tiêu:

- SH 1.2.1; GTHT 1.3.

b. Nội dung hoạt động:

- Học sinh quan sát hình 13.3 và trả lời các câu 6,7 SGK:

6. Quan sát hình 13.3, hãy mô tả quá trình tổng hợp và phân giải ATP.

7. Các nhận định dưới đây là đúng hay sai? Giải thích.

a. Quá trình (1) là sự giải phóng năng lượng.

b. Quá trình (2) là sự tích lũy năng lượng.

c. Sản phẩm học tập:

Câu trả lời của học sinh

6. Khi ATP bị phân giải sẽ giải phóng ADP và một nhóm phosphate. ATP được tổng hợp nhờ sự gắn một nhóm phosphate vào ADP.

7. (1) là sự giải phóng năng lượng => Sai, đây là sự tích lũy năng lượng.

(2) là sự tích lũy năng lượng => Sai, đây là sự giải phóng năng lượng.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 13.3 và đọc câu hỏi 6,7 trong SGK và trả lời các câu hỏi.

- Học sinh lắng nghe, quan sát.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Giáo viên hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ học sinh nếu cần thiết.

- Học sinh quan sát hình 13.3, đọc câu hỏi, nghiên cứu thông tin trong SGK và tìm ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Giáo viên mời học sinh trả lời và các học sinh khác nhận xét bổ sung.

- Học sinh trả lời câu hỏi, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Giáo viên nhận xét các câu trả lời và kết luận.

- Tính chất quan trọng của ATP là dễ biens đổi thuận nghịch để giải phóng hoặc tích lũy năng lượng.

- Khi tế bào sử dụng ATP để cung cấp năng lượng, ATP sẽ bị phân giải thành ADP và giải phóng một nhóm phosphat. Nhóm phosphat này sẽ liên kết với chất cần được cung cấp năng lượng. Sau khi hoạt động chức năng, nhóm phosphat này liên kết trở lại với ADP để hình thành ATP.

Hoạt động 2.4. Tìm hiểu về khái niệm, cấu trúc và cơ chế tác động của enzyme

a. Mục tiêu:

- SH 1.1.2; SH 1.2.2; SH 3.1; SH 1.2.2; GTHT 1.3.

b. Nội dung hoạt động:

Học sinh quan sát hình 13.3 và 13.5, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập sau:

Phiếu học tập số 1:

Khái niệm

Cấu trúc

Đặc điểm của trung tâm hoạt động

Vẽ hình ảnh minh họa cơ chế hoạt động của enzyme

c. Sản phẩm học tập:

Đáp án phiếu học tập số 1

Khái niệm enzyme

- Là chất xúc tác sinh học thường có bản chất là protein do tế bào tổng hợp. Enzyme chỉ đẩy nhanh tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.

Cấu trúc enzyme

- Enzyme có thành phần là protein.

- Enzyme có thành phần là protein liên kết với chất không phải protein, được gọi là cofactor.

Đặc điểm của trung tâm hoạt động

- Là vùng cấu trúc không gian đặc biệt liên kết với cơ chất. Cấu hình không gian của trung tâm hoạt động của enzyme tương thích với cấu hình không gian của cơ chất (như ổ khóa với chìa khóa).

Vẽ hình ảnh minh họa cơ chế hoạt động của enzyme

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA ENZYME TRONG CƠ THỂ

Sơ đồ cơ chế:

E + S→E – S→E – P→E + P

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục III.1,2 hoạt động theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1.

- Học sinh lắng nghe, quan sát, tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Giáo viên hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ học sinh nếu cần thiết.

- Thảo luận theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV mời đại diện 1 vài nhóm thuyết trình về phiếu học tập của nhóm mình.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Giáo viên nhận xét các câu trả lời và kết luận.

- HS lắng nghe nhận xét và kết luận của GV.

- GV chốt kiến thức phiếu học tập số 1.

1. Khái niệm và cấu trúc

- Enzyme là chất xúc tác sinh học thường có bản chất là protein do tế bào tổng hợp. Enzyme chỉ đẩy nhanh tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.

- Cấu trúc: dựa vào cấu trúc, enzyme được chia thành 2 loại là enzyme chỉ có thành phần là protein và enzyme có thành phần là protein liên kết với chất không phải protein, được gọi là cofactor.

- Trên bề mặt của enzyme có vị trí liên kết với cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động. Tại đây, cơ chất liên kết tạm thời với enzyme, nhờ đó phản ứng được xúc tác.

2. Cơ chế tác động

- Vùng trung tâm hoạt động của enzyme có cấu hình không gian phù hợp với cấu trúc của cơ chất mà nó xúc tác theo mô hình “khớp cảm ứng”.

- Khi cơ chất liên kết với trung tâm hoạt động của enzyme bằng các liên kết yếu tạo phức hệ enzyme – cơ chất. Enzyme xúc tác phản ứng biến đổi cơ chất để hình thành sản phẩm của phản ứng.

- Sau khi phản ứng hoàn thành, sản phẩm rời khỏi enzyme, enzyme được trở về trạng thái ban đầu và có thể được sử dụng lại.

Hoạt động 2.5. Tìm hiểu về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt tính của enzyme và vai trò của enzyme

a. Mục tiêu:

- SH 1.4.3; SH 3.1; SH 1.2.3; TCTH 6.1; GTHT 1.3; CC 1.1.

b. Nội dung hoạt động:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập sau:

Phiếu học tập số 2

Ảnh hưởng

Đồ thị hoặc sơ đồ ví dụ minh họa (nếu có)

Nhiệt độ

Độ pH

Nồng độ enzyme và nồng độ cơ chất

1. Nêu vai trò của enzyme. Vẽ sơ đồ minh họa cơ chế ức chế ngược

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

c. Sản phẩm học tập:

Đáp án phiếu học tập số 2

Ảnh hưởng

Đồ thị hoặc sơ đồ ví dụ minh họa (nếu có)

Nhiệt độ

- Mỗi enzyme chỉ hoạt động hiệu quả trong một khoảng nhiệt độ thích hợp, ngoài khoảng này enzyme bị giảm hoạt tính hoặc bất hoạt.

Quan sát các đồ thị trong Hình 13.6, hãy rút ra nhận xét về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt tính của enzyme

Độ pH

- Độ pH của môi trường ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme. Mỗi enzyme có hoạt tính tối đa ở một độ pH thích hợp(đa số 6 – 8).

Quan sát các đồ thị trong Hình 13.6, hãy rút ra nhận xét về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt tính của enzyme

Nồng độ enzyme và nồng độ cơ chất

Khi nồng độ cơ chất tăng thì hoạt tính enzyme cũng tăng theo. Khi đạt trạng thái bão hòa, dù tăng nồng độ cơ chất thì hoạt tính của enzyme cũng không đổi. Lúc này, nếu tăng nồng độ enzyme thì tốc độ phản ứng sẽ tăng lên.

Quan sát các đồ thị trong Hình 13.6, hãy rút ra nhận xét về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt tính của enzyme

Quan sát các đồ thị trong Hình 13.6, hãy rút ra nhận xét về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt tính của enzyme

1. Nêu vai trò của enzyme. Vẽ sơ đồ minh họa cơ chế ức chế ngược.

- Sự xúc tác của enzyme làm tốc độ phản ứng tăng lên hàng triệu lần, nhờ đó các hoạt động sống được duy trì.

- Sơ đồ cơ chế ức chế ngược:

Sơ đồ dưới đây mô tả con đường chuyển hóa giả định, mũi tên chấm

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục III.3,4 hoạt động theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2.

- Học sinh lắng nghe, quan sát, tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Giáo viên hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ học sinh nếu cần thiết.

- Thảo luận theo nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV mời đại diện 1 vài nhóm thuyết trình về phiếu học tập của nhóm mình.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Giáo viên nhận xét các câu trả lời và kết luận.

- HS lắng nghe nhận xét và kết luận của GV.

- GV chốt kiến thức phiếu học tập số 2.

3. Sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt tính của enzyme

- Nhiệt độ: Mỗi enzyme có một nhiệt độ tối ưu, tại đó enzyme có hoạt tính tối đa làm cho tốc độ phản ứng diễn ra nhanh nhất.

- Độ pH: Mỗi enzyme có hoạt tính tối đa ở một độ pH thích hợp(đa số 6 – 8).

- Nồng độ cơ chất: Với một lượng enzyme xác định, nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì lúc đầu hoạt tính của enzyme tăng, sau khi đạt trạng thái bão hòa, dù tăng nồng độ cơ chất thì hoạt tính của enzyme cũng không đổi

- Nồng độ enzyme: Với một lượng cơ chất nhất định, khi nồng độ enzyme càng tăng thì hoạt tính enzyme cũng tăng theo.

4. Vai trò của enzyme

- Sự xúc tác của enzyme làm tốc độ phản ứng tăng lên hàng triệu lần, nhờ đó các hoạt động sống được duy trì.

- Tế bào điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất để thích ứng với môi trường thông qua điều chỉnh hoạt tính của enzyme nhờ sự thay đổi các yếu tố ảnh hưởng. Ngoài ra, hoạt tính của enzyme có thể được điều chỉnh thông qua sự ức chế ngược.

3. Hoạt động 3. Luyện tập

a. Mục tiêu:

- Củng cố lại kiến thức đã học: chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.

b. Nội dung hoạt động:

Học sinh làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi:

1. Năng lượng được sinh vật lấy vào qua thức ăn có bị thất thoát không? Giải thích

2. Tại sao ATP được gọi là “đồng tiền” năng lượng của tế bào?

c. Sản phẩm học tập:

- Các câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên chiếu các câu hỏi lên màn hình và yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu hỏi.

- Học sinh lắng nghe và quan sát. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Giáo viên quan sát, hỗ trợ.

- Cá nhân học sinh nghiên cứu và tìm ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Giáo viên mời học sinh trả lời và các học sinh khác nhận xét bổ sung.

- Học sinh trả lời câu hỏi, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Giáo viên tổng hợp ý kiến và kết luận.

Đáp án các câu hỏi

1. Một phần năng lượng được sinh vật lấy vào qua thức ăn sẽ bị thất thoát ra bên ngoài. Do trong thức ăn lấy vào, một phần cơ chất cơ thể sinh vật không sử dụng được sẽ bị bài tiết ra ngoài; mặt khác, trong quá trình chuyển hóa, có một phần năng lượng được chuyển hóa thành nhiệt năng.

2. Do hầu hết các hoạt động sống của tế bào đều sử dụng năng lượng ATP.

4. Hoạt động 4. Vận dụng

a. Mục tiêu:

- SH 3.1.

b. Nội dung hoạt động:

1. Học sinh làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi vận dụng hình 13.8 SGK.

2. Tại sao một số người mắc hội chứng không dung nạp lactose thì không thể tiêu hóa được sữa?

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên chiếu các câu hỏi lên màn hình và yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu hỏi.

- Học sinh lắng nghe và quan sát Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Giáo viên quan sát, hỗ trợ.

- Cá nhân học sinh nghiên cứu và tìm ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Giáo viên mời học sinh trả lời và các học sinh khác nhận xét bổ sung.

- Học sinh trả lời câu hỏi, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Giáo viên tổng hợp ý kiến và kết luận.

Đáp án các câu hỏi

1. Chất H sẽ bị dư thừa. Do khi chất I dư thừa sẽ ức chế quá trình chuyển hóa chất E thành chất F làm cho chất E chuyển hóa thành chất D. Khi chất D dư thừa sẽ ức chế quá trình chuyển hóa chất B thành chất C làm cho chất B chuyển hóa thành chất H.

2. Những người này cơ thể không sản sinh enzyme lactase để phân giải đường lactose có trong sữa thành glucose và galactose nên cơ thể không hấp thụ được loại đường này.

Danh mục: Giáo án