Giáo án Sinh học 10 Bài 10 (Chân trời sáng tạo): Thực hành quan sát tế bào


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

Trường: …………………….

Tổ: ………………………….

Họ và tên giáo viên:

………………………………..

Bài 10. THỰC HÀNH QUAN SÁT TẾ BÀO
Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

Phẩm chất, năng lực

Mục tiêu

Mã hóa

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

Tìm hiểu thế giới sống

Thu thập được dữ liệu từ quan sát kết quả thực hành quan sát tế bào.

SH 2.4

Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ để biểu đạt kết quả thực hành quan sát tế bào.

SH 2.5

b. Năng lực chung

Tự chủ và tự học

Tự nhân ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình thực hành quan sát tế bào.

TCTH 6.3

2. Về phẩm chất

Trung thực

Tiến hành quan sát tế bào đúng quy trình, báo cáo đúng kết quả quan sát được.

TT 1

Chăm chỉ

Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi học hành thực hành.

CC 1.1

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Chuẩn bị các dụng cụ, mẫu vật và hóa chất theo gợi ý trong SGK.

- Các câu hỏi liên quan đến bài học.

2. Đối với học sinh

- Các mẫu vật hoặc dụng cụ được GV phân công chuẩn bị.

- Báo cáo kết quả thực nghiệm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho học sinh vào bài học mới.

b) Nội dung:

- Hoạt động cá nhân: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: “Bằng cách nào chúng ta có thể tận mắt quan sát và phân biệt các loại tế bào?”

c) Sản phẩm học tập:

- Các câu trả lời/ dự đoán của của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: “Bằng cách nào chúng ta có thể tận mắt quan sát và phân biệt các loại tế bào?”.

- HS lắng nghe nhiệm vụ được giao.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

- GV quan sát học sinh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi.

Bước 4: Nhận định và kết luận

- Giáo viên nhận xét, nêu tiêu chí chấm điểm bài thực hành để HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, GV dẫn dắt vào bài thực hành.

- Các câu trả lời của HS.

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1. Quan sát tế bào vi khuẩn lam

a. Mục tiêu

- SH 2.4; TCTH 6.3; TT1; CC 1.1.

b. Nội dung:

- Hoạt động theo nhóm: Quan sát vi khuẩn lam dưới kính hiển vi.

- Yêu cầu HS tìm hiểu các bước tiến hành thí nghiệm.

- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:

+ Tên gọi “vi khuẩn lam” xuất phát từ đâu?

+ Mùa xanh của vi khuẩn lam do đâu mà có?

c. Sản phẩm học tập

- Các câu trả lời của HS.

- Bài báo cáo của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm kiểm tra đầy đủ các dụng cụ, mẫu vật và hóa chất theo yêu cầu trong SGK.

- Yêu cầu HS tìm hiểu các bước tiến hành thí nghiệm.

- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:

+ Tên gọi “vi khuẩn lam” xuất phát từ đâu?

+ Mùa xanh của vi khuẩn lam do đâu mà có?

- HS lắng nghe nhiệm vụ được giao.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
- Đọc thông tin trong SGK, thảo luận và chuẩn bị dụng cụ và các bước tiến hành thí nghiệm.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV nhận xét câu trả lời, hoạt động, sản phẩm và trình bày của các nhóm rồi kết luận.

- Sử dụng tranh mẫu hoặc video cho học sinh quan sát về các bước tiến hành thí nghiệm và hình ảnh quan sát vi khuẩn lam dưới kính hiển vi.

1. Quan sát tế bào vi khuẩn lam

- Bước 1: Nhỏ một giọt nước ao, hồ,… lên lam kính sạch. Sau đó, đặt lamen lên giọt nước, dùng giấy thấm nếu có nước tràn ra ngoài.

- Bước 2: Đưa lên kính hiển vi để quan sát tế bào vi khuẩn ở vật kính 40X.

Hoạt động 2.2. Quan sát tế bào thực vật

a. Mục tiêu

- SH 1.1; TCTH 1; TT 1; CC1.

b. Nội dung

- Hoạt động theo nhóm: Quan sát tế bào thực vật dưới kính hiển vi. GV yêu cầu HS nêu các bước quan sát tế bào thực vật.

- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:

+ Tại sao khi quan sát tế bào biểu lá cần phải cắt một lớp thật mỏng?

+ Tại sao phải lấy biểu bì ở mặt dưới lá mà không lấy ở mặt trên?

c. Sản phẩm học tập

- Các câu trả lời của HS.

- Bài báo cáo của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, mẫu vật và hóa chất theo yêu cầu trong SGK.

- Yêu cầu HS tìm hiểu các bước tiến hành thí nghiệm.

- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:

+ Tại sao khi quan sát tế bào biểu lá cần phải cắt một lớp thật mỏng?

+ Tại sao phải lấy biểu bì ở mặt dưới lá mà không lấy ở mặt trên?

- HS lắng nghe nhiệm vụ được giao.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
- Đọc thông tin trong SGK, thảo luận và chuẩn bị dụng cụ và các bước tiến hành thí nghiệm.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV nhận xét câu trả lời, hoạt động, sản phẩm và trình bày của các nhóm rồi kết luận.

- Sử dụng tranh mẫu hoặc video cho học sinh quan sát về các bước tiến hành thí nghiệm và hình ảnh quan sát tế bào thực vật dưới kính hiển vi.

2. Quan sát tế bào thực vật

Bước 1: Cắt lá thài lài tía thành những miếng nhỏ có kích thước khoảng 1 cm x 1 cm.

Bước 2: Dùng kim mũi mác bóc một lớp mỏng biểu bì mặt dưới của lá thài lài tía và đặt lên lam kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất.

Bước 3: Đặt lamen lên trên lớp biểu bì, dùng giấy thấm nếu có nước tràn ra ngoài.

Bước 4: Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.

Bước 5: Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi để nhận biết các tế bào (tế bào biểu bì lá, tế bào khí khổng) và các bào quan trong tế bào. Nên quan sát ở vật kính 10x trước khi chuyển sang vật kính 40x.

Hoạt động 2.3. Quan sát tế bào niêm nạc miệng

a. Mục tiêu

- SH 1.1; TCTH 1; TT 1; CC 1.

b. Nội dung

- Hoạt động theo nhóm: Quan sát tế bào niêm mạc miệng dưới kính hiển vi

c. Sản phẩm học tập

- Bài báo cáo của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, mẫu vật và hóa chất theo yêu cầu trong SGK.

- Yêu cầu HS tìm hiểu các bước tiến hành thí nghiệm.

- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:

+ Dung dịch xanh methylene có vai trò gì?

- HS lắng nghe nhiệm vụ được giao.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
- Đọc thông tin trong SGK, thảo luận và chuẩn bị dụng cụ và các bước tiến hành thí nghiệm.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV nhận xét câu trả lời, hoạt động, sản phẩm và trình bày của các nhóm rồi kết luận.

- Sử dụng tranh mẫu hoặc video cho học sinh quan sát về các bước tiến hành thí nghiệm và hình ảnh quan sát tế bào niêm mạc miệng dưới kính hiển vi.

3. Quan sát tế bào niêm mạc miệng

Bước 1: Dùng tăm bông sạch chà nhẹ xung quanh thành trong của miệng ba đến bốn lần.

Bước 2: Chà nhẹ tăm bông ở Bước 1 lên lam kính đã có sẵn một giọt nước cất.

Bước 3: Đậy lamen lên mẫu vật.

Bước 4: Nhỏ một giọt xanh methylene lên một đầu của lamen.

Bước 5: Dùng giấy thấm, thấm ở đầu ngược lại của lamen sao cho dung dịch xanh methylene đi vào trong lamen. Chờ 3 phút rồi đưa lên kính hiển vi để quan sát ở vật kính 10x, sau đó chuyển sang vật kính 40x.

Hoạt động 3. Báo cáo kết quả thực hành

1. Mục tiêu

- SH 1.2; TCTH 1; TT 1; CC 1.
2. Nội dung:
- Hoạt động theo nhóm: Vẽ hình và giải thích được kết quả thực hành (Hoàn thiện bài báo cáo).

3.Sản phẩm học tập

- Bài báo cáo: kết quả thực hành quan sát tế bào

4. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoàn thiện bài báo cáo.

- HS lắng nghe nhiệm vụ được giao.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm: Suy nghĩ, vận dụng kiến thức để vẽ hình và giải thích kết quả quan quan sát được.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Giáo viên mời đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hành.

- Giáo viên mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu không còn thời gian sẽ nộp bài báo cáo vào tiết sau).

Bước 4: Nhận định và kết luận

- Giáo viên nhận xét báo cáo kết quả thực hành của các nhóm rồi kết luận.

- Bài báo cáo của HS.

V. HỒ SƠ DẠY HỌC

A. Nội dung học tập cốt lõi

Table Description automatically generated

B. Các loại hồ sơ khác

- Bảng theo dõi, quan sát hoạt động nhóm của học sinh
- Sổ điểm.
- Sách giáo viên.
- Kế hoạch dạy học….

Danh mục: Giáo án