Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Trường: ……………………. Tổ: …………………………. | Họ và tên giáo viên: ……………………………….. |
BÀI 7. THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Phẩm chất, năng lực | Mục tiêu | Mã hóa |
1. Về năng lực 1.1. Năng lực Sinh học | ||
Nhận thức sinh học | Nhận ra và chỉnh sửa được những điểm sai khi đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, khi thao tác làm thí nghiệm. | SH 1.7 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | Đề xuất được vấn đề được nhắc đến trong tình huống thực tế; đặt được các câu hỏi liên quan đến các tình huống đó. | SH 2.1 |
Đề xuất được các giả thuyết liên quan đến tình huống trong thực tiễn được đưa ra và phát biểu được các giả thuyết nghiên cứu. | SH 2.2 | |
Lựa chọn phương án phù hợp và triển khai thực hiện bố trí các thí nghiệm nghiên cứu để chứng minh các giả thuyết đã đề ra. | SH 2.3 | |
Thu thập dữ liệu từ kết quả quan sát các nghiệm thức khác nhau; so sánh được kết quả với giả thuyết, giải thích và rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu. | SH 2.4 | |
Viết được báo cáo nghiên cứu. | SH 2.5 | |
b. Năng lực chung | ||
Tự chủ và tự học | Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình nghiên cứu khoa học; rút kinh nghiệm để vận dụng phương pháp học bằng nghiên cứu khoa học vào những tình huống khác. | TCTH 6.3 |
Giao tiếp và hợp tác | Chủ động đề xuất mục đích hợp tác nhằm tiến hành các phương án chứng minh các giải thuyết đã đề ra. | GTHT 3 |
Giải quyết vấn đề và sáng tạo | Đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu một vấn đề. | VĐST 3 |
2. Về phẩm chất | ||
Trung thực | Tiến hành thí nghiệm đúng quy trình, báo cáo đúng số liệu và kết quả nghiên cứu. | TT 1 |
Chăm chỉ | Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi tham gia nghiên cứu khoa học. | CC 1.1 |
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
- Dụng cụ, mẫu vật, hoá chất theo gợi ý trong SGK và dùng để bố trí các nghiệm thức.
- Các câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Các mẫu vật hoặc dụng cụ được GV phân công chuẩn bị.
- Biên bản thảo luận nhóm.
- Báo cáo thu hoạch.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu:
- Học sinh trình bày được yêu cầu cần đạt của bài thực hành.
- Phân biệt được các dụng cụ, hóa chất sử dụng trong giờ thực hành.
b) Nội dung:
- Học sinh nghiên cứu và trình bày mạch lạc nội dung mục Yêu cầu cần đạt của bài.
- Học sinh tự kiểm tra các dụng cụ, hóa chất, mẫu vật cần thiết cho buổi thực hành.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên - học sinh | Nội dung kiến thức |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu yêu cầu cần đạt của bài, kiểm tra các dụng cụ, hóa chất, mẫu vật trong bài. - HS lắng nghe nhiệm vụ được giao. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân để đọc tài liệu, kiểm tra các dụng cụ, hóa chất, mẫu vật của bài. - GV quan sát học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên 1 HS của 1 nhóm trình bày. - HS trình bày trước lớp theo yêu cầu của GV. Bước 4: Nhận định và kết luận - Giáo viên nhận xét và nêu tiêu chí chấm điểm bài thực hành để HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. | - Yêu cầu cần đạt của bài: Xác định (định tính) được một số thành phần hóa học có trong tế bào. - HS kiểm tra các dụng cụ, hóa chất và mẫu vật trong bài thực hành. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Quan sát để trải nghiệm
a. Mục tiêu:
- SH 2.1; GTHT 3; CC 1.1.
b. Nội dung:
- GV chia lớp thành ba nhóm, yêu cầu các nhóm đọc các tình huống và quan sát những hình ảnh trong mục 1, phần II (SGK tr.33 – 34).
- Mỗi nhóm lựa chọn nghiên cứu hai tình huống.
- GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp nêu vấn đề, kết hợp sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập:
- Phiếu thảo luận của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên - học sinh | Nội dung kiến thức | |||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành ba nhóm, yêu cầu các nhóm đọc 6 tình huống và quan sát những hình ảnh trong mục 1, phần II (SGK tr.33 – 34): a. Khi mệt mỏi, người ta có thể ăn các loại quả chín (nho, chuối,...) sẽ cảm thấy đỡ mệt mỏi. b. Để chế tạo hồ dán tinh bột tại nhà, người ta có thể dùng gạo, bột mì,... c. Khi ăn quá nhiều các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa,... sẽ có nguy cơ mắc bệnh Gout. d. Người ta thường sử dụng hạt lạc hoặc mè, đậu nành,... để làm nguyên liệu sản xuất dầu thực vật. e. Lá tươi để lâu ngày sẽ dần bị héo và khô. g. Ăn nhiều các loại rau củ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, cung cấp vitamin,... - Mỗi nhóm lựa chọn nghiên cứu hai tình huống. - GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, hướng dẫn HS thảo luận nội dung trong SGK theo mẫu. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập) - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra các câu hỏi giả định khác nhau cho tình huống đã chọn trong vòng 5 phút. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm đọc tình huống trong SGK, mỗi nhóm lựa chọn 2 tình huống để nghiên cứu. - Các thành viên trong nhóm làm việc độc lập, ghi những câu hỏi giả định của mình vào một góc của tờ giấy A0, sau đó các thành viên trao đổi, lựa chọn ra những phương án trùng nhau và ghi vào giữa tờ giấy. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày trình bày phần thảo luận của nhóm mình. Bước 4: Nhận định và kết luận - GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Quan sát để trải nghiệm * Một số câu hỏi mẫu cho từng tình huống:
|
Hoạt động 2.2: Đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết
a. Mục tiêu:
- SH 2.2; GTHT 3; VĐST 3; CC 1.1
b. Nội dung:
- GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp nêu vấn để kết hợp sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn hoặc think- pair - share để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.
c. Sản phẩm học tập:
- Phiếu thảo luận của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên - học sinh | Nội dung kiến thức | |||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tiếp tục sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK theo mẫu phiếu số 2 (Mẫu phiếu ở phần Hồ sơ học tập). - GV khuyến khích HS đặt ra các phương án chứng minh giả thuyết khác nhau với mỗi giả thuyết đã đưa ra, sau đó, các nhóm thảo luận để lựa chọn phương án khả thi nhất. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ độc lập, sau đó, điền vào một góc của tờ giấy A0. - Các thành viên nhóm thống nhất lựa chọn phương án khả thi nhất từ các ý kiến cá nhân, ghi vào phần trung tâm của tờ giấy. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm lần lượt trình bày các phương án kiểm chứng đối với tình huống đã chọn. - Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có). Bước 4: Nhận định và kết luận - GV nhận xét các phương pháp HS đưa ra, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Đề xuất giả thuyết và phương án chứng minh giả thuyết Gợi ý các giả thuyết và phương án chứng minh:
|
Hoạt động 2.3: Thiết kế thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết
a. Mục tiêu:
- SH 2.3; TCTH 6.3; GTHT 3; CC 1.1.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu các nhóm đọc các bước tiến hành trong mục 3, phần II (SGK tr.34 – 35) để tiến hành làm thí nghiệm kiểm chứng.
- HS tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết về vấn đề nghiên cứu được đề ra (có thể có nhiều hơn một nhóm làm cùng thí nghiệm và phối hợp các nhóm để thu thập thêm các thông tin, số liệu bổ sung cho giả thuyết ban đầu).
c. Sản phẩm học tập:
- Thí nghiệm và phiếu ghi kết quả thí nghiệm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên - học sinh | Nội dung kiến thức |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm đọc các bước tiến hành trong mục 3, phần II (SGK tr.34 – 35) để chuẩn bị làm thí nghiệm kiểm chứng. - GV sử dụng phương pháp dạy học thực hành để hướng dẫn HS thực hiện theo các bước trong SGK, sau đó ghi kết quả vào các mẫu phiếu. (Mẫu phiếu ở phần Hồ sơ học tập). *Lưu ý: - Các nhóm chọn chủ đề nghiên cứu giống nhau sẽ thực hiện cùng nhau. - Các thí ngiệm cần được lặp lại 3 lần hoặc GV cho 3 HS cùng tiến hành thí nghiệm. a. Thí nghiệm xác định sự có mặt của glucose trong tế bào - Các bước thực hiện thí nghiệm trong SGK (Mẫu phiếu số 3 ở phần Hồ sơ học tập). b. Thí nghiệm xác định sự có mặt của tinh bột trong tế bào - Các bước thực hiện thí nghiệm trong SGK (Mẫu phiếu số 4 ở phần Hồ sơ học tập). c. Thí nghiệm xác định sự có mặt của protein trong tế bào - Các bước thực hiện thí nghiệm trong SGK (Mẫu phiếu số 5 ở phần Hồ sơ học tập). d. Thí nghiệm xác định sự có mặt của lipid trong tế bào - Các bước thực hiện thí nghiệm trong SGK (Mẫu phiếu số 6 ở phần Hồ sơ học tập). e. Thí nghiệm xác định sự có mặt của nước trong tế bào - Các bước thực hiện thí nghiệm trong SGK (Mẫu phiếu số 7 ở phần Hồ sơ học tập). g. Thí nghiệm xác định sự có mặt của một số nguyên tố khoáng trong tế bào - Các bước thực hiện thí nghiệm trong SGK (Mẫu phiếu số 8 ở phần Hồ sơ học tập). - Sau khi kết thúc mỗi thí nghiệm, GV yêu cầu các nhóm giải thích hiện tượng thu được dựa vào kiến thức đã học. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm đọc các bước tiến hành thí nghiệm trong SGK và tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết về vấn đề nghiên cứu được đề ra (có thể có nhiều hơn một nhóm làm cùng thí nghiệm và phối hợp các nhóm để thu thập thêm các thông tin, số liệu bổ sung cho giả thuyết ban đầu). - Ghi lại kết quả thu được vào các mẫu phiếu được phát, thảo luận, giải thích hiện tượng thu được. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm nộp lại phiếu kết quả cho GV. - Đại diện nhóm giải thích hiện tượng thu được sau khi làm thí nghiệm Bước 4: Nhận định và kết luận - GV đánh giá, nhận xét quá trình thực hành của HS, chuẩn kiến thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 3. Thiết kế thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết Phiếu kết quả thí nghiệm của các nhóm HS. |
Hoạt động 2.4: Thảo luận dựa trên kết quả thí nghiệm
a. Mục tiêu:
- SH 3.4; GTHT 3; CC 1.1.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu các nhóm mô tả kết quả quan sát được và đưa ra kết luận giả thuyết đúng/sai. Từ đó kết luận vấn đề nghiên cứu.
- GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp nêu vấn để kết hợp sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn hoặc think - pair - share để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK theo mẫu phiếu số 9. (Mẫu phiếu ở phần Hồ sơ học tập)
c. Sản phẩm học tập:
- Phiếu học tập của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên - học sinh | Nội dung kiến thức |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm mô tả kết quả quan sát được và đưa ra kết luận giả thuyết đúng/sai. Từ đó kết luận vấn đề nghiên cứu. - GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp nêu vấn để kết hợp sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn hoặc think - pair - share để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK theo mẫu phiếu số 9. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm mình. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Nhận định và kết luận - GV đánh giá, nhận xét kết luận của các nhóm và chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 4. Thảo luận dựa trên kết quả thí nghiệm Các nhóm kết luận tính đúng/sai của giả thuyết dựa trên kết quả thí nghiệm. |
Hoạt động 2.5: Báo cáo kết quả thực hành
a. Mục tiêu:
- SH 2.5; GTHT 3; TT 1; CC 1.1.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS thực hiện báo cáo kết quả thực hành theo mẫu SGK.
c. Sản phẩm học tập:
- Báo cáo thực hành của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên - học sinh | Dự kiến sản phẩm |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu mẫu báo cáo (SGK tr.36) và tiến thành viết báo cáo thực hành. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận, hoàn thành báo cáo thực hành. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV thu lại báo cáo thực hành của các nhóm. Bước 4: Nhận định và kết luận - GV đánh giá, nhận xét quá trình làm việc của các nhóm. | 5. Báo cáo kết quả thực hành Báo cáo thực hành của các nhóm theo nội dung GV hướng dẫn. |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức đã học về cách xác định các thành phần hóa học có trong tế bào.
b. Nội dung:
- GV cho HS thảo luận, hoàn thành bài tập sau theo nhóm:
Một mẫu thực phẩm đã bị mất nhãn được cho là có chứa saccharose và protein.
Thông qua một số thử nghiệm, người ta đã thu được các kết quả khác nhau. Mẫu
thực phẩm nói trên tương ứng với mẫu thí nghiệm nào trong bảng dưới đây? Giải thích.
Chất thử phản ứng | Mẫu số 1 | Mẫu số 2 | Mẫu số 3 | Mẫu số 4 |
Iodine | Nâu | Nâu | Xanh đen | Xanh đen |
Benedict | Đỏ gạch | Xanh da trời | Xanh da trời | Đỏ gạch |
Đồng sulfate | Tím | Tím | Xanh da trời | Tím |
c. Sản phẩm học tập:
- Bài làm của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên - học sinh | Nội dung kiến thức |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS thảo luận, hoàn thành bài tập theo nhóm như ở phần Nội dung Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày câu trả lời. - Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Nhận định và kết luận - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của các nhóm, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo. | - Dự kiến câu trả lời: Mẫu thực phẩm là mẫu số 2 vì: - Trong mẫu thực phẩn không có tinh bột => thử iodine vẫn cho màu nâu. - Saccharose không có tính khử nên không khử được Cu2+ => dùng dung dịch Benedict vẫn cho màu xanh da trời. - Protein cho phản ứng Biuuret với CuSO4 làm xuất hiện màu tím. |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn luyện năng lực tự học, năng lực thu thập, xử lí và trình bày thông tin.
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Hãy tìm hiểu và cho biết thành phần của dung dịch Fehling. Từ đó, hãy cho biết Fehling được dùng để nhận biết thành phần nào trong tế bào.
c. Sản phẩm học tập:
- Bài báo cáo của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên - học sinh | Dự kiến sản phẩm |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Hãy tìm hiểu và cho biết thành phần của dung dịch Fehling. Từ đó, hãy cho biết Fehling được dùng để nhận biết thành phần nào trong tế bào. Mô phỏng các bước tiến hành thí ngiệm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày bài báo cáo vào tiết học sau. Bước 4: Nhận định và kết luận - GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của các nhóm, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo. | - Bài báo cáo của học sinh. |
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.
- Đọc và tìm hiểu trước bài Ôn tập chương 1.
V. HỒ SƠ HỌC TẬP
MẪU PHIẾU SỐ 1 Biên bản thảo luận đặt câu hỏi nêu vấn đềNhóm thực hiện: ………………………………………………………………… | ||
Tình huống | Nội dung thảo luận | |
Nội dung vấn đề | Câu hỏi giả định | |
1 | …………………………………… …………………………………… | …………………………………… …………………………………… …………………………………… |
2 | …………………………………… …………………………………… | …………………………………… …………………………………… …………………………………… |
MẪU PHIẾU SỐ 2 Biên bản thảo luận đề xuất giả thuyết phương án chứng minh giả thuyếtNhóm thực hiện: ………………………………………………………………… | ||
Tình huống | Nội dung thảo luận | |
Nội dung giả thuyết | Phương án kiểm chứng | |
1 | …………………………………… …………………………………… | …………………………………… …………………………………… |
Phương án được lựa chọn: …………………………………………… ………………………………………………………………………… | ||
2 | …………………………………… …………………………………… ………………………………….. | …………………………………… …………………………………… …………………………………… |
Phương án được lựa chọn: …………………………………………….. …………………………………………….. ………………………….. |
MẪU PHIẾU SỐ 3 Kết quả thực hiện nghiên cứu Nhóm thực hiện:…………………………………………………………………. Nội dung nghiên cứu: …………………………………………………………… | |||||||||
Dung dịch | Nước cất | Dung dịch glucose 30% | Dịch chiết nước nho | ||||||
Kết quả | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 |
MẪU PHIẾU SỐ 4 Kết quả thực hiện nghiên cứu Nhóm thực hiện:…………………………………………………………………. Nội dung nghiên cứu: …………………………………………………………… | |||||||||
Dung dịch | Nước cất | Hồ tinh bột | Dịch chiết khoai tây | ||||||
Kết quả | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 |
MẪU PHIẾU SỐ 5 Kết quả thực hiện nghiên cứu Nhóm thực hiện:…………………………………………………………………. Nội dung nghiên cứu: …………………………………………………………… | |||||||||
Dung dịch | Nước cất | Sữa bò tươi | Lòng trắng trứng | ||||||
Kết quả | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 |
MẪU PHIẾU SỐ 6 Kết quả thực hiện nghiên cứu Nhóm thực hiện:…………………………………………………………………. Nội dung nghiên cứu: …………………………………………………………… | |||||||||
Dung dịch | Nước cất | Dầu thực vật | Dịch lọc từ hạt lạc | ||||||
Kết quả | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 |
MẪU PHIẾU SỐ 7 Kết quả thực hiện nghiên cứu Nhóm thực hiện:…………………………………………………………………. Nội dung nghiên cứu: …………………………………………………………… | |||||||||
Dung dịch | Cắt ngang thân cây nha đam | Đun mẫu lá còn tươi trên ngọn lửa đèn cồn | Sấy mẫu lá còn tươi | ||||||
Kết quả | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 |
MẪU PHIẾU SỐ 8 Kết quả thực hiện nghiên cứu Nhóm thực hiện: ……………………………………………………………….. Nội dung nghiên cứu: ………………………………………………………….. | ||||||||||||||
1. Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm. Sau đó, đưa ra ngoài ánh sáng. | ||||||||||||||
Kết quả | Sau khi nhỏ AgNO3 | Sau khi đưa ra ngoài ánh sáng | ||||||||||||
Nhận biết được nguyên tố: ……………………………………….. | ||||||||||||||
2. Chia các ống nghiệm thành hai nhóm: - Nhóm 1: Nhỏ vài giọt dung dịch Mg(NH4)2 - Nhóm 2: Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 | ||||||||||||||
Kết quả | Nhóm 1 | Nhóm 2 | ||||||||||||
Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | |||||||||
Nhận biết được nguyên tố: …… | ||||||||||||||
3. Chia các ống nghiệm thành hai nhóm: - Nhóm 1: Nhỏ vài giọt dung dịch (NH4)C2O4 - Nhóm 2: Nhỏ vài giọt dung dịch Na2CO3 | ||||||||||||||
Kết quả | Nhóm 1 | Nhóm 2 | ||||||||||||
Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | |||||||||
Nhận biết được nguyên tố:……….. | ||||||||||||||
4. Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm. Sau đó, cho thêm dung dịch HCL. | ||||||||||||||
Kết quả | Sau khi nhỏ BaCl2 | Sau khi cho thêm HCL | ||||||||||||
Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | |||||||||
Nhận biết được nguyên tố:……….. | ||||||||||||||
5. Chia các ống nghiệm thành hai nhóm: - Nhóm 1: Nhỏ vài giọt dung dịch acid picric. - Nhóm 2: Tẩm dung dịch lên dây platinum. Sau đó, đốt trên đèn khí. | ||||||||||||||
Kết quả | Nhóm 1 | Nhóm 2 | ||||||||||||
Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | |||||||||
Nhận biết được nguyên tố:……….. |
MẪU PHIẾU SỐ 9 Biên bản thảo luận kết quả phân tích dữ liệu và kết luận vấn đề nghiên cứuNhóm thực hiện: ……………………………………………………………….. Nội dung nghiên cứu: ………………………………………………………….. | ||||
STT | Nội dung giả thuyết | Kết quả phân tích dữ liệu | Đánh giá giả thuyết | Kết luận |
1 | … | … | … | … |
… | … | … | … | … |