Giáo án Sinh học 10 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Các cấp độ tổ chức của thế giới sống


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

Trường: …………………….

Tổ: ………………………….

Họ và tên giáo viên:

………………………………..

BÀI 3: CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

Phẩm chất, năng lực

Mục tiêu

Mã hóa

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

Nhận thức sinh học

Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống.

SH 1.1.1

Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.

SH 1.2

Dựa vào sơ đồ, phân biệt được cấp độ tổ chức sống.

SH 1.5

Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.

SH 1.6

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Dựa vào đặc tính di truyền và biến dị, giải thích được thế giới sống dù rất đa dạng và phong phú nhưng các loài sinh vật vẫn có những đặc điểm chung.

SH 1.6

b. Năng lực chung

Giao tiếp và hợp tác

Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ để trình bày về thế giới sống.

GTHT 1.4

2. Về phẩm chất

Chăm chỉ

Tích cực tìm tòi các thông tin để giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống, cho được ví dụ về các đặc điểm của các cấp tổ chức sống.

CC 1.2

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.

- Các hình ảnh minh họa cho các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

- Các câu hỏi liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- Bảng trắng, bút lông

- Biên bản thảo luận nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú, kích thích học sinh tìm hiểu bài học, dẫn dắt vào bài học mới.

b. Nội dung:

- GV đưa ra tình huống mở đầu và khuyến khích HS bày tỏ ý kiến.

Trong một tiết học về sự sống, một bạn nói rằng: "Một chiếc xe và một con sư tử đều có quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng, có khả năng di chuyển nên cả hai đều được gọi là vật sống - Em có đồng ý với ý kiến đó không? Hãy chứng minh cho ý kiến của mình.

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết trả lời đúng).

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra tình huống dẫn dắt vấn đề.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ hiểu biết cá nhân cho GV và cả lớp. (HS thoải mái đưa ra ý kiến)

- Các HS còn lại nêu ra ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được một chiếc ô tô và một con sư tử có phải đều là vật sống giống nhau không, chúng ta hãy cùng bắt đầu bài học hôm nay.

- Các câu trả lời của học sinh.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm cấp độ tổ chức sống.

a. Mục tiêu:

- SH 1.1, GTHT 1.4.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 phần I (SGK tr.16) và thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.

c. Sản phẩm học tập:

- Phiếu bài tập của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 phần I (SGK tr.16) và trả lời các câu hỏi của GV:

+ Em hãy trình bày khái niệm tổ chức sống.

+ Kể tên các cấp độ tổ chức trong thế giới sống.

+ Phân biệt cấp độ tổ chức và cấp độ tổ chức sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời lần lượt các câu hỏi.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

I. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

1. Khái niệm cấp độ tổ chức sống

- Các cấp độ tổ chức của thế giới sống là tập hợp tất cả các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.

- Các cấp độ tổ chức trong thế giới sống gồm: nguyên tử, phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.

- Các cấp độ tổ chức sống có những biểu hiện đặc trưng của sự sống như: chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng,…

- Các cấp tổ chức sống cơ bản: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu các cấp độ tổ chức của thế giới sống

a. Mục tiêu:

- SH 1.4; GTHT 1.4; CC 1.2.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 2 phần I (SGK tr.16) để tìm hiểu các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

- GV tổ chức trò chơi "Mảnh ghép sinh học”, kết hợp phương pháp dạy học trực quan và hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát hình ảnh (SGK tr.16) để tìm hiểu về các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Quan sát hình 3.1 (SGK tr.16), kể tên các cấp tổ chức của thế giới sống.

+ Cho biết cấp độ tổ chức nào có đầy đủ các biểu hiện của sự sống.

+ Tại sao tế bào được xem là cấp độ tổ chức sống cơ bản nhất?

- GV tổ chức trò chơi "Mảnh ghép sinh học”: GV chuẩn bị các hình ảnh minh hoạ cho các cấp độ tổ chức của thế giới sống và yêu cầu HS xác định hình ảnh đó thuộc cấp độ nào.

Sinh Học 10 Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống

- GV có thể chiếu lần lượt các hình ảnh hoặc chiếu toàn bộ hình ảnh, sau đó, các nhóm thi đua xác định nhanh các cấp độ thế giới sống trong ảnh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin và quan sát hình ảnh trong SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi của GV.

- Các nhóm nhanh chóng xác định các cấp độ thế giới sống trên ảnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trả lời các câu hỏi. Sau đó, tiến hành tổ chức trò chơi để các nhóm thi đua.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

I. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

2. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

- Các cấp độ tổ chức của thế giới sống: Nguyên tử, phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.

- Cấp độ tổ chức có đầy đủ các biểu hiện của sự sống: phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống

a. Mục tiêu:

- SH 1.6; GTHT 1.4; CC 1.2.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục 3 phần I (SGK tr.17) để tìm hiểu về mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.

- GV sử dụng kết hợp phương pháp dạy học trực quan và hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục 3 phần I (SGK tr.17) để tìm hiểu về mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.

- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS:

+ Các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ với nhau như thế nào?

+ Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống là gì?

- GV hướng dẫn HS đọc phần tóm tắt kiến thức (SGK tr.17) để HS ghi nhớ thông tin.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

- Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo.

I. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

3. Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống

Trong sự hình thành thế giới sống, các cấp độ tổ chức sống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:

+ Cấp độ tổ chức nhỏ hơn sẽ làm nền tảng để hình thành cấp độ tổ chức cao hơn.

Ví dụ: tế bào được cấu tạo từ nhiều bào quan khác nhau, nhiều tế bào có cùng chức năng tập hợp lại thành mô, nhiều mô tập hợp tạo thành cơ quan, tiếp đến là các hệ cơ quan và cơ thể.

+ Tập hợp các cá thể cùng loài phân bố ở một khu vực nhất định tạo thành quần thể.

+ Các quần thể khác loài tổn tại trong một khu vực địa lí xác định, tại một thời điểm nhất định gọi là quần xã.

+ Các sinh vật trong quần xã tương tác với nhau và với môi trường hình thành hệ sinh thái.

Hoạt động 2.4: Tìm hiểu đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống

a. Mục tiêu:

- SH 1.2; SH 3.1; GTHT 1.4; CC 1.2.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin phần II (SGK tr.17 - 18) để tìm hiểu về điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.

- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan và hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.

c. Sản phẩm học tập:

- Phiếu học tập của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hình thành các nhóm học tập (có thể quy định mỗi tổ là 1 nhóm), yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát hình ảnh phần II (SGK tr.17 - 18) để tìm hiểu về điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.

- Các nhóm thảo luận và hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập)

- GV giới hạn thời gian thực hiện hoạt động cho các nhóm là 15 phút.

- GV hướng dẫn HS đọc phần tóm tắt kiến thức (SGK tr.18) để ghi nhớ thông tin.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm dán kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng.

- GV chỉ định các nhóm nhận xét lẫn nhau. GV có thể đặt thêm một số câu hỏi để khắc sâu kiến thức cho HS:

+ Hãy giải thích sự hình thành cấp độ tổ chức sống theo nguyên tắc thứ bậc.

+ Những đặc điểm khác biệt giữa các loài sinh vật là do đâu?

+ Sự phát sinh các biến dị có vai trò gì trong sự tiến hóa của thế giới sống?

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo.

II. Đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống

1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên.

=> tổ chức sống cấp cao hơn vừa có những đặc điểm của tổ chức sống thấp hơn, vừa mang những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp dưới không có.

2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh

- Các cấp độ tổ chức sống luôn diễn ra quá trình trao đổi chất và năng lượng với môi trường nên được gọi là hệ thống mở.

- quá trình trao đổi chất tạo nên mối quan hệ gắn kết giữa sinh vật và môi trường: sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm thay đổi môi trường.

- Các cấp độ tổ chức sống có cơ chế tự điều chỉnh nhằm đảm bảo duy trì và điều hoà các hoạt động sống trong hệ thống để tồn tại và phát triển.

3. Thế giới sống liên tục tiến hóa

- Dựa vào một số đặc điểm chung, các nhà khoa học đã chia các loài sinh vật thành ba lãnh giới: Vi sinh vật cổ, Vi khuẩn và Nhân thực.

- Sự sống được tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ quá trình sinh sản.

- Nhiều đặc tính được duy trì ổn định, kế thừa qua nhiều thế hệ thông qua quá trình nhân đôi DNA.

- Môi trường sống luôn có những biến đổi buộc sinh vật phải có sự thích nghi để tồn tại => quá trình chọn lọc tự nhiên.

=> Các loài sinh vật luôn có sự tiến hoá và đã tạo nên thế giới sống vô cùng đa dạng, phong phú ngày nay.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu:

- Củng cố lại kiến thức đã học về các đặc điểm của tổ chức sống.

b. Nội dung:

- HS hoàn thành bài tập trắc nghiệm về các cấp tổ chức của thế giới sống.

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Cấp độ tổ chức của thế giới sống là

A. Các cấp tổ chức dưới cơ thể.

B. Các cấp tổ chức trên cơ thể.

C. Các đơn vị cấu tạo nên thế giới sống.

D. Các đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống.

Câu 2. Các cấp độ tổ chức sống có bao nhiêu đặc điểm?

A. 1. B. 2. C. 3. D.4

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các cấp độ

tổ chức sống?

A. Tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên.

B. Tất cả các cấp độ tổ chức sống đều được hình thành từ các nguyên tử.

C. Tế bào là đơn vị cơ sở hình thành nên cơ thể sinh vật.

D. Các cấp độ tổ chức sống được sắp xếp từ thấp đến cao dựa trên số lượng và kích thước của chúng.

Câu 4. Trong các đặc điểm sau đây, có bao nhiêu đặc điểm chỉ có ở các vật sống mà không có ở các vật không sống?

(1) Có khả năng tự điều chỉnh.

(2) Liên tục tiến hoá.

(3) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

(4) Diễn ra quá trình trao đổi chất với môi trường.

(5) Đều được cấu tạo từ tế bào.

A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 5. Trong một khu rừng nhiệt đới có các cấp độ tổ chức sống nào sau đây?

A. Cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.

B. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.

C. Tế bào, cơ thể, quần thể, sinh quyển.

D. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi.

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chiếu lần lượt từng câu hỏi trên slide.

- HS làm việc cá nhân, sử dụng kiến thức đã học để chọn ra đáp án đúng.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS có tín hiệu xin trả lời nhanh nhất.

- Các HS khác nhận xét, đưa ra đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo.

- Đáp án câu hỏi trắc nghiệm:

1. C

2. D

3. A

4. B

5. D

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu:

- Giúp HS rèn luyện năng lực tự học, năng lực thu thập, xử lí và trình bày thông tin.

b. Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Em hãy chứng minh thế giới sống vừa có tính đa dạng, vừa có tính thống nhất một cách rõ rệt. Cho ví dụ minh họa.

c. Sản phẩm học tập:

- Bài làm của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Em hãy chứng minh thế giới sống vừa có tính đa dạng, vừa có tính thống nhất một cách rõ rệt. Cho ví dụ minh họa.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời.

- Các HS khác nhận xét, đưa ra đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.

- Dự kiến câu trả lời:

Các loài sinh vật hiện nay đều xuất phát từ một tổ tiên chung, do đó, có thể nhận thấy được nhiều đặc điểm giống nhau ở các loài sinh vật. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hoá đã xảy ra những biến đổi về di truyền dẫn đến phát sinh nhiều đặc điểm khác biệt giữa các loài sinh vật. Vì vậy, có thể nói rằng thế giới sống dù có tính đa dạng nhưng cũng có tính thống nhất một cách rõ rệt.

Ví dụ: Phần lớn các loài động vật thuộc lớp Thú có các đặc điểm chung như cơ thể được bao phủ bởi lông mao, có hiện tượng thai sinh, đẻ con và nuôi con bằng sữa, có cơ hoành tham gia hô hấp,... Tuy nhiên, chúng có nhiều đặc điểm khác biệt nhau như loại thức ăn (ăn thịt, ăn thực vật, ăn tạp); lối sống (bơi lội, leo trèo, hoạt động về đêm,...); con người có tiếng nói và khả năng lao động;...

IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.

- Đọc và tìm hiểu trước bài 4: Thành phần hóa học của tế bào.

V. HỒ SƠ HỌC TẬP

Trường:…………

Lớp:……………..

PHIẾU HỌC TẬP

Thời gian làm bài: 15 phút

Nhóm:…

Nghiên cứu thông tin SGK và hoàn thành bảng:

Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

Hệ thống mở và tự điều chỉnh

Thế giới sống liên tục tiến hóa

Bản chất

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

Ý nghĩa

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

Ví dụ

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

……………………..

Danh mục: Giáo án