Giáo án Sinh học 10 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Khái quát về tế bào


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

Trường: …………………….

Tổ: ………………………….

Họ và tên giáo viên:

………………………………..

BÀI 4: KHÁI QUÁT VỀ TẾ BÀO

Thời gian thực hiện: 01 tiết

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

Phẩm chất, năng lực

Mục tiêu

Mã hóa

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

Nhận thức sinh học

Nhận biết được các sinh vật có cấu tạo từ tế bào

SH 1.1.1

Nêu được khái quát học thuyết tế bào.

SH 1.1.2

Giải thích được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.

SH 1.6

b. Năng lực chung

Tự chủ và tự học

Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập về tế bào.

TCTH 1

2. Về phẩm chất

Chăm chỉ

Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

CC 1.2

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.

- Hình ảnh cấu tạo một số sinh vật và vật dụng quen thuộc.

- Các câu hỏi liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- Bảng trắng, bút lông

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho học sinh, dẫn dắt vào bài học mới.

b. Nội dung:

- GV đưa ra tình huống mở đầu và khuyến khích HS bày tỏ ý kiến.

Nhìn vào hình ảnh, có thể thấy tổ ong được cấu tạo từ những khoang nhỏ. Mỗi khoang nhỏ này được dùng làm nơi lưu trữ thức ăn, chứa trứng hay ấu trùng. Do đó, mỗi khoang nhỏ là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của tổ ong. Cách thức tổ chức này cũng được thấy ở cả sinh vật sống. Như vậy, đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của sinh vật sống là gì?

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết trả lời đúng).

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát hình ảnh tổ ong, và đưa ra tình huống:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ hiểu biết cá nhân cho GV và cả lớp.

- Các HS còn lại nêu ra ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các sinh vật sống đều được cấu tạo từ những tế bào. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản của sinh vật. Vậy, học thuyết về tế bào được ra đời như thế nào và vai trò cụ thể của chúng là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

- Các câu trả lời của học sinh.

Đơn vị cấu trúc cơ bản nhất của sinh vật sống là tế bào.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu học thuyết tế bào

a. Mục tiêu:

- SH 1.1.1; SH 1.1.2; TCTH 1.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong phần I (SGK tr.19 - 20) để tìm hiểu về học thuyết tế bào.

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn?”, kết hợp sử dụng phương pháp hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4-5 HS), yêu cầu HS đọc thông tin phần I (SGK tr.19 – 10) để tìm hiểu về Học thuyết tế bào.

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn?”: GV chuẩn bị một số hình ảnh cấu tạo của cơ thể sinh vật, một số vật dụng,… và yêu cầu HS xác định đâu là tế bào.

Sinh vật nào dưới đây là cơ thể đa bào Máy vi tính là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy tính - Wiki Máy Tính

Công nghệ 6 Bài 1: Khái quát về nhà ở Kết nối tri thức với cuộc sống Lá cây có những bộ phận nào? - Thư Viện Hỏi Đáp

Giáo trình Cấu tạo gầm ô tô - GS.TS. Nguyễn Khắc Trai Bài 23. Tổ chức cơ thể đa bào - Hoc24

- Sau khi HS hoàn thành trò chơi, GV đặt một số câu hỏi cho HS:

+ Các khoang rỗng nhỏ cấu tạo nên vỏ bản của cây sồi mà Robert Hooke phát hiện ra được gọi là gì?

+ Dựa vào đâu mà Schleiden và Schwann có thể đưa ra kết luận: “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào”?

+ Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa gì đối với nghiên cứu sinh học?

- GV hướng dẫn HS đọc phần tóm tắt kiến thức (SGK tr.20) để ghi nhớ nội dung cơ bản của học thuyết tế bào.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm đọc thông tin SGK, quan sát các hình ảnh, thảo luận nhanh để tìm ra những bức tranh đúng và trả lời các câu hỏi của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm giơ tay xác định nhanh các hình ảnh; cử đại diện trả lời các câu hỏi của GV.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. Học thuyết tế bào

- Năm 1665: Robert Hooke sử dụng kính hiển vi quan sát các lát mỏng từ vỏ bần, ông đã quan sát thấy vỏ bần được cấu tạo bởi các khoảng rỗng nhỏ.

- Năm 1674: Antonie van Leeuwenhoek trở thành một trong những người đầu tiên mô tả các tế bào sống khi ông quan sát thấy nhiều loài nguyên sinh vật bơi trong một giọt nước ao. Ông cũng là người đầu tiên quan sát thấy vi khuẩn.

- 1855: nhà khoa học Rudolf Virchow đã báo cáo rằng tất cả các tế bào đều đến từ các tế bào đã tồn tại từ trước.

- Dựa trên nghiên cứu của các nhà khoa học, học thuyết tế bào đã ra đời với những nội dung cơ bản sau:

+ Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

+ Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.

+ Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.

- Trong nhiều năm tiếp theo, cùng với sự phát triển của kĩ thuật chế tạo kính hiển vi, sinh học phân tử,... các nhà khoa học đã đưa ra các kết luận mới để hoàn thiện học thuyết tế bào: DNA là vật chất di truyền của tế bào, thành phần hoá học của các tế bào tương tự nhau, hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của nhiều bào quan trong tế bào.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống

a. Mục tiêu:

- SH 1.6; TCTH 1; CC 1.2.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong phần II (SGK tr.20) để tìm hiểu đơn vị cấu trúc và chức năng của tế bào.

- GV sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK.

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong phần II (SGK tr.20) để tìm hiểu đơn vị cấu trúc và chức năng của tế bào.

- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS:

+ Hãy đưa ra các dẫn chứng để chứng minh tế bào là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của sự sống.

+ Hãy cho biết điểm khác nhau giữa một sinh vật đơn bào và một tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào.

- GV hướng dẫn HS đọc phần tóm tắt kiến thức (SGK tr.20)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trả lời lần lượt các câu hỏi.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo.

II. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thế sống

- Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào, các hoạt động sống của cơ thể (chuyển hoá vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản,...) đều diễn ra trong tế bào.

- Các sinh vật đơn bào dù chỉ được cấu tạo từ một tế bào nhưng vẫn đảm nhiệm chức năng của một cơ thể.

- Đối với cơ thể sinh vật đa bào: các hoạt động sống của cơ thể là sự phối hợp hoạt động của các tế bào khác nhau.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu:

- HS hệ thống được kiến thức bài học và trả lời các câu hỏi GV yêu cầu để khắc sâu kiến thức về các đặc điểm khái quát của tế bào.

b. Nội dung:

- GV cho HS làm việc theo cặp đôi, giải quyết các bài tập sau:

Một bạn học sinh tiến hành quan sát hai mẫu tiêu bản bằng kính hiển vi quang học, kết quả quan sát như Hình 4.4. Hãy quan sát hình và cho biết:

1. Mẫu vật nào trong các mẫu vật: lát biểu mô ở động vật, một giọt nước ao, một giọt máu người phù hợp với mỗi tiêu bản bên. Giải thích.

2. Điểm giống và khác nhau của hai tiêu bản bên.

c. Sản phẩm học tập:

- Bài làm của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS làm việc theo cặp đôi, giải quyết các bài tập như ở phần Nội dung..

- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm đôi xung phong trình bày bài làm.

- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến, tranh luận để tìm ra câu trả lời đúng nhất.

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Mẫu vật được quan sát ở hình (a) là một giọt nước ao; hình (b) là lát biểu mô

ở động vật.

→ Giải thích: Trong hình (a), các loài sinh vật có hình dạng khác nhau,

sống độc lập, có dạng đơn bào, có dạng hợp bào. Trong hình (b), các tế bào có

hình dạng giống nhau và có sự liên kết với nhau, do đó, các tế bào này thuộc

cùng một mô.

2. - Giống nhau: Các loài sinh vật trong giọt nước ao hay lát biểu mô ở động vật

đều được cấu tạo từ tế bào.

- Khác nhau: Các loài sinh vật trong hình (a) khác nhau về hình dạng tế bào, sống

độc lập; các tế bào trong hình (b) có hình dạng giống nhau và có sự liên kết với nhau.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu:

- Giúp HS rèn luyện năng lực tự học, năng lực thu thập, xử lí thông tin; kĩ năng lập luận, chứng minh tính đúng, sai của một vấn đề.

b. Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Em hãy đưa ra quan điểm cá nhân của mình về ý kiến sau: “Ở sinh vật đa bào, hoạt động sống của cơ thể là sự phối hợp của các tế bào cấu tạo nên cơ thể.” Đưa ra các dẫn chứng biện luận cho ý kiến của em.

c. Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên - học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học: Em hãy đưa ra quan điểm cá nhân của mình về ý kiến sau: “Ở sinh vật đa bào, hoạt động sống của cơ thể là sự phối hợp của các tế bào cấu tạo nên cơ thể.” Đưa ra các dẫn chứng biện luận cho ý kiến của em.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện ngoài giờ học.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày câu trả lời vào tiết học sau.

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.

- Quan điểm cá nhân về vấn đề và dẫn chứng biện luận cho ý kiến của mình.

IV. Hướng dẫn về nhà

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.

- Đọc và tìm hiểu trước bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước.

Danh mục: Giáo án