Viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

a. Khái niệm

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ (bốn chữ hoặc năm chữ) thuộc kiểu văn biểu cảm, thể hiện cảm xúc của người viết về một bài thơ.

b. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

- Biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn, gồm nhiều câu được liên kết với nhau, bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn. 

- Trình bày cảm xúc của người viết về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.

- Cấu trúc gồm có ba phần:

+ Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề).

+ Thân đoạn: trình bày cảm xúc của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ: cảm xúc đó được gợi ra từ những hình ảnh, từ ngữ nào trong bài thơ.

+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với người viết.

II. Quy trình viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

a. Xác định đề tài

- Hãy đọc kĩ đề bài và xác định:

- Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì?

→ Viết về cảm xúc của mình với một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em đã đọc được và thấy rất hay.

- Kiểu bài nào? Độ dài của đoạn văn là bao nhiêu?

→ Kiểu bài đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. Độ dài đoạn văn khoảng 200 chữ.

b. Thu thập tư liệu

- Để viết được đoạn văn đáp ứng yêu cầu của đề bài, em hãy tự hỏi:

- Cần tìm những thông tin nào?

→ Thông tin chung về bài thơ: nhan đề bài thơ, tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác

- Tìm những thông tin ấy ở đâu?

→ Tìm thông tin từ nguồn trích, nguồn mà em đọc được hoặc tìm kiếm từ các trang mạng xã hội em có thể dùng.

Em xác định:

+ Mục đích viết bài này là gì?

→ Viết bài đăng lên bản tin Học tập Ngữ văn của trường để chia sẻ cảm xúc về bài thơ bốn hoặc năm chữ mà em cảm thấy hay với các bạn.

+ Người đọc bài này có thể là ai?

→ Các bạn học trong lớp, trong trường, các thầy cô giáo

+ Nội dung và cách viết như thế nào?

→ Nội dung: Những cảm xúc của mình với bài thơ: yêu thích, đồng cảm với những cảm xúc của nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm → Cách viết: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ đúng yêu cầu đề bài ra và đảm bảo các quy định về hình thức đoạn văn.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

a. Tìm ý Em hãy:

- Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu của thơ bốn chữ hoặc năm chữ và hiểu cảm xúc, ý tưởng của tác giả.

- Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, giọng điệu và các biện pháp tu từ mà nhà thơ đã sử dụng để thể hiện cảm xúc và ý tưởng.

- Xác định chủ đề bài thơ.

- Xác định những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em và lí giải vì sao em có cảm xúc đó.

- Liệt kê những ý tưởng nảy sinh trong đầu bằng một vài cụm từ.

b. Lập dàn ý

- Hãy sắp xếp các ý đã có thành dàn ý của đoạn văn theo gợi ý sau:

- Mở đoạn giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả và nêu cảm xúc chung về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em đã chọn.

- Thân đoạn: trình bày chi tiết các ý thể hiện cảm xúc của em về bài thơ.

- Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

c. Bước 3: Viết đoạn văn

Dựa vào dàn ý đã lập, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

d. Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

a. Xem lại và chỉnh sửa

Sau khi viết xong, em có thể tự chỉnh sửa đoạn văn dựa vào bảng kiểm dưới đây:

Bảng kiểm đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Các phần của đoạn văn

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Mở đoạn

Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng.

 

 

Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm xúc về bài thơ.

 

 

Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả và cảm xúc khái quát về bài thơ.

 

 

Thân đoạn

Trình bày cảm xúc về bài thơ theo trình tự hợp lí.

 

 

Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

 

 

Dùng các từ ngữ để liên kết các câu.

 

 

Kết đoạn

Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

 

 

Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

 

 

- Tiếp tục chỉnh sửa nếu đoạn văn chưa thể hiện đầy đủ các yêu cầu đối với đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

- Chỉnh sửa lỗi chính tả, ngữ pháp (nếu có).

b. Rút kinh nghiệm

- Hãy xem lại sản phẩm của mình và trả lời hai câu hỏi dưới đây:

- Em rút ra bài học kinh nghiệm gì khi viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ?

+ Đọc thật kĩ đề bài để xác định đúng yêu cầu về chủ đề, nội dung và hình thức viết

+ Đọc thật kĩ bài thơ để phát hiện ra những nét đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật

+ Thể hiện cảm xúc của mình với bài thơ một cách chân thành, trực tiếp

+ Viết xong đọc lại để phát hiện và sửa lỗi kịp thời

Nếu viết lại, em sẽ điều chỉnh thế nào để đoạn văn hay hơn?

+ Thay thế các từ ngữ, cách diễn đạt trong đoạn văn bằng những từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt ấn tượng hơn.

III. Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ đã học trong Bài 1: Tiếng nói của vạn vật, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo.

Phương pháp giải:

- Chọn một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ đã học trong Bài 1: Tiếng nói của vạn vật, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

- Lên ý tưởng và lập dàn ý

- Dựa vào dàn ý viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ đó

Lời giải chi tiết:

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Sang thu - Hữu Thỉnh, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo:

Nếu mùa xuân là mùa của hội tụ của những ngòi bút tài hoa thì mùa thu lại bước vào thơ ca thật gần gũi. Trước đây Nguyễn Khuyến nổi tiếng với chùm thơ thu, Xuân Diệu được nhiều người biết đến hơn vì bài thơ “đây mùa thu tới” thì nay hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài mùa thu với bài “sang thu” . Hình như Hữu Thỉnh đã để ý rất lâu, quan sát tỉ mỉ về tiết thu mới có thể viết được bài thơ đặc sắc đến vậy. Nét độc đáo của bài thơ này không chỉ là những dòng thỏ hay mà còn thể hiện qua những cảm nhận tinh tế bằng nhiều giác quan, nhiều góc độ, nhiều hình ảnh mới lạ... những đám mây trời vắt nửa mình sang thu. Đây cũng là những hình ảnh gợi lên bài thơ sang thu một nét độc đáo. Không những thế, tác giả còn cảm nhận thu từ xa đến gần, từ vô hình đến hữu hình. Thật biết ơn nhà thơ đã mang đến cho chúng ta một bài thơ khác lạ so với những bài thơ thu trước đó. Đã có rất nhiều nhà thơ viết về đề tài mùa thu nhưng hải đến “Sang thu” của Hữu Thỉnh chúng ta mới thấy hết được sự tinh tế của nhà thơ khi cảm nhận thời khắc giao mùa hạ - thu. Cái độc đáo của và tinh tế ấy không chỉ được thể hiện qua các hình ảnh mới lạ “hương ổi, gió se, sương, dòng sông” mà còn thể hiện qua cách đón nhận thu bằn những giác quan như : thính giác, khứu giác, thị giác. hơn nữa nhà thơ còn cảm nhận mùa thu từ xa (hương ổi) đến gần (sương) từ cáI vô hình (gió se, hương ổi) đến cái hữu hình (dòng sông). thưa các bạn, tôi thì tôi cho rằng nếu không phải là một người yêu thiên nhiên, quan sát tỉ mỉ sự biến chuyển của thiên nhiên có lẽ Hữu Thỉnh khó có thể viết được một bài thơ độc đáo đến như vậy. ôi, cảm ơn nhà thơ đã cho chúng ta biết và hiểu thêm một bài thơ đặc sắc đến vậy.