Phân tích chi tiết Những cái nhìn hạn hẹp

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Văn bản 1: Ếch ngồi đáy giếng

a. Tình huống truyện

- Một con ếch sống lâu ngày trong giếng:

+ Cái giếng nhỏ bé chật hẹp

+ Miệng giếng nhỏ bằng cái vung

+ Nên ếch nghĩ bầu trời nhỏ bé

+ Các con vật sống chung nhỏ bé ếch nhái, cua, ốc bé nhỏ

+ Ếch cho mình là lớn nhất

- Ếch kêu ngạo, ra vẻ ta đây

- Con ếch tự đắc nghĩ mình là lớn nhất trong cái giếng

- Khi được ra ngoài bầu trời rộng lớn:

+ Ếch vẫn giữ thói huênh hoang, tự đắc

+ Ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi

+ Nhân mắt lên trời xanh

- Cuối cùng bị con trâu giẫm bẹp

→ Cái kết đáng cho kẻ có hiểu hiểu biết hạn hẹp nhưng lại cho mình là to lớn.

- Con ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi bị con trâu giẫm bẹp

b. Bài học cuộc sống

-  Phê phán sự hiểu biết hạn hẹp của một bộ phận người:

+ Thế giới này kiến thức là vô tận, con người khó có thể khám phá hết

+ Con người luôn phải nâng cao, trau dồi hiểu biết của mình

+ Có thể bạn to lớn với môi trường mình đang sống, nhưng với môi trường khác thì không hẳn

- Không nên kiêu ngạo, chủ quan, nếu không sẽ lãnh giá đắt.

II. Văn bản 2: Thầy bói xem voi

a. Tình huống truyện

- Năm ông thầy bói mù chưa biết con voi như thế nào. Họ rủ nhau đi xem voi:

+ Mỗi người được sờ một bộ phận khác nhau

+ Vòi, ngà, tai,chân, đuôi

- Vì chưa từng biết về voi trước đó, năm người có những phán xét về voi khác nhau:

+ Người sờ vòi cho rằng voi sun sun như con đỉa

+ Thầy sờ ngà thì bác bỏ voi chần chẫn như đòn càn

+ Đối với thầy sờ tai thì cảm nhận voi bè bè như quạt thóc

+ Thầy sờ chân thì miêu tả giống như cái cột đình

+ Người cuối cùng sờ đuôi thì cho rằng nó như cái chổi sể cùn

- Mỗi người có ý kiến khác nhau, không ai chịu ai gây gỗ lẫn nhau:

→ Đây là cái kết của việc chỉ xem xét sự việc một chiều, không xét trước sau.

b. Bài học cuộc sống

- Đưa ra bài học sâu sắc về cách ứng xử của con người trong cuộc sống:

+ Khi đánh giá một sự vật, hiện tượng cần quan sát toàn diện, dựa trên tổng thể

+ Tránh đưa ý kiến chủ quan, hạn chế  để đánh giá tổng thể

- Thận trọng trước những lời đánh giá, nhận xét để tránh những sai lầm

-> Để đánh giá sự vật, hiện tượng cần kết hợp giữa nhiều yếu tố: Nghe, nhìn, cảm nhận tuyệt đối không kết luận vội vàng, phiến diện, chủ quan

-> Phải học cách lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác để tiến bộ