Soạn bài Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

Câu 1 (trang 23, SGK CTST Ngữ Văn 7, tập 1)

Đề bài: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Phương pháp giải:

Em hãy đếm số tiếng của từng dòng thơ

Lời giải chi tiết:

Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ

Câu 2 (trang 23, SGK CTST Ngữ Văn 7, tập 1)

Đề bài: Để miêu tả bức tranh sống động của mùa đông, tác giả đã dùng những hình ảnh và biện pháp nghệ thuật nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Để miêu tả bức tranh sống động của mùa đông, tác giả đã dùng những hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật:

- Hình ảnh: Cây khoác tấm áo nâu, Áo trời thì xám ngắt, Mưa phùn giăng đầy ngõ, Lối quê gió lạnh đầy, Màn sương ôm dáng mẹ…

- Các biện pháp: nhân hóa, so sánh

Câu 3 (trang 23, SGK CTST Ngữ Văn 7, tập 1)

Đề bài: Vì sao khi sáng tác thơ, văn, cần sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để miêu tả sự vật, hiện tượng?

Phương pháp giải:

Nhớ lại tác dụng của biện pháp nhân hóa, so sánh

Lời giải chi tiết:

Khi sáng tác thơ, văn, cần sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để miêu tả sự vật, hiện tượng vì:

- Phép nhân hóa giúp cho các sự vật trở nên sinh động hơn trong suy nghĩ, đem lại cho người đọc cảm giác gần gũi, thân thiết

- Phép so sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn

Câu 4 (trang 23, SGK CTST Ngữ Văn 7, tập 1)

Đề bài: Làm thơ không phải chỉ là miêu tả sự vật, hiện tượng mà còn phải thể hiện cảm xúc và cách nhìn mới lạ, thú vị về cuộc sống. Hai khổ thơ cuối có thể hiện các đặc điểm đó không?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ hai khổ thơ cuối, chú ý các hình ảnh, từ ngữ độc đáo mới lạ

Lời giải chi tiết:

Làm thơ không phải chỉ là miêu tả sự vật, hiện tượng mà còn phải thể hiện cảm xúc và cách nhìn mới lạ, thú vị về cuộc sống, hai khổ thơ cuối đã biểu thị được các đặc điểm đó. Vì tác giả đã ẩn dụ dáng mẹ với đốm nắng đang trôi trên bầu trời, giọt nắng hồng trong nụ cười của mẹ tạo hình ảnh mới mẻ, độc đáo.

Câu 5 (trang 23, SGK CTST Ngữ Văn 7, tập 1)

Đề bài: Trong bài thơ này, tác giả đã sử dụng những loại vần nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ để xác định cách gieo vần

Lời giải chi tiết:

Trong bài thơ này, tác giả đã sử dụng vần lưng (giấu - sâu, dáng - đang…) và vần chân (đâu - nâu, lửa - đưa…)

Câu 6 (trang 23, SGK CTST Ngữ Văn 7, tập 1)

Đề bài: Từ cách viết của tác giả trong bài thơ trên, em học được điều gì về cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ?

Phương pháp giải:

Chú ý nhan đề, cách gieo vần, ngắt nhịp, nội dung của bài thơ

Lời giải chi tiết:

Từ cách viết của tác giả trong bài thơ, em học được cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, đó là: 

- Đặt nhan đề phù hợp với nội dung

- Bài thơ sử dụng chủ yếu vần chân hoặc vần lưng

- Cách ngắt nhịp 2/2 cho thơ bốn chữ hoặc 3/2, 2/3 cho thơ năm chữ

- Bài thơ thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận của người viết về cuộc sống.