I. Bức tranh mùa thu
- Tín hiệu giao mùa được tác giả cảm nhận qua xúc giác, khứu giác, thị giác, thính giác:
+ Hương ổi, gió se, sương chùng chình
+ Tác giả đã sử dụng “bỗng” ngạc nhiên khi mùa thu đến
+ Gió se là gió đặc trưng của mùa thu, khiến làn da cảm nhận được hơi lạnh và khô
+ Sử dụng tính từ “phả” để sự nhẹ nhàng, hòa quyện, huơng thu hòa trong làn gió se trải đều khắp các ngõ ngách làng quê + Hình ảnh “sương chùng chình” là làn sương mỏng nhẹ bắt đầu xuất hiện, có lẽ làn sương cũng như cố chậm lại có vẻ đợi chờ ai - Vẻ đẹp mùa thu tại vùng nông thôn thật trầm mặc, dịu dàng:
- Bức tranh mùa thu nơi vùng quê bình yên:
+ “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”, “mây vắt nửa mình”
+ Sông mùa nước cạn chảy chậm rãi
+ Chim vội vã bay vào phương đông tránh rét
+ Mây còn chút vấn vương của mùa hạ
+ Mùa thu vẫn còn nắng
+ Những cơn mưa đã vơi dần
→ Bức tranh mùa thu thật đẹp, giản dị, rất đỗi yên bình, được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan.
II. Chân lý cuộc đời
- Hình ảnh “sấm” mang cả hai ý nghĩa thiên nhiên và đời người:
+ Sấm là một hiện tượng của thiên nhiên báo hiệu trời sắp mưa
+ Đối với cuộc đời sấm là những khó khăn, thử thách con người vượt qua
"Hàng cây đứng tuổi” là những cây cổ thụ già lâu năm không dễ bị quật ngã: Với đời người là tuổi đã từng trải, nếm đủ sương gió cuộc đời
- Suy ngẫm về triết lí sống cuộc đời khi người ta đã đến tuổi, đã trải qua đủ sóng gió của cuộc đời, nhiều kinh nghiệm, những khó khăn thử thách cũng chẳng còn bất ngờ