1. Khái niệm
Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ hoặc tính từ để bổ sung cho động từ, tính từ một ý nghĩa nào đó. Phó từ còn được gọi là phụ từ. Phó từ có thể đứng trước hoặc sau tính từ, động từ, giữ vai trò là yếu tố phụ.
2. Phân loại: Có thể chia phó từ thành hai nhóm sau:
+ Nhóm phó từ chuyện đi kèm trước danh từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ, chẳng hạn: những, các, mọi, mỗi, từng,...
Ví dụ: Vào những ngày ấy, nhà ông từng bing và chật ních người.
(Vũ Hùng, Phía Tây Trường Sơn) + Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước hoặc sau động từ, tính từ, chẳng hạn: đã, đang, sẽ, vẫn, còn, cứ, không, chẳng,..
3. Tác dụng của phó từ
Khi đứng trước động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất được nêu ở động từ, tính từ một số ý nghĩa như: quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến..
Ví dụ: Có bận nó bỏ ăn, không đụng vòi đến một ngọn mía, một sợi cỏ.
(Vũ Hùng, Phía Tây Trường Sơn) -->Trong câu văn trên, phó từ không đứng trước động từ đụng để bổ sung ý nghĩa phủ định cho hành động.
Khi đứng sau động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho động từ, tính từ đó một số ý nghĩa như: mức độ, khả năng, kết quả và phương hướng,...
Ví dụ: Tôi tợn lắm.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) -->Phó từ lắm trong câu văn trên đang sau tính từ tợn để bổ sung ý nghĩa về mức độ cho tính từ.