1. Tính từ ở dạng V-ing diễn tả bản chất, tính chất của một vật, việc gì đó thường mang tính chủ động
Ví dụ:
- My job is boring.
(Công việc của tôi chán ngắt)
- The film was disappointing
(Bộ phim đáng thất vọng)
2. Tính từ dạng V–ed được dùng để diễn tả trạng thái hoặc cảm xúc của một người (Đối với người, hoặc sự việc nào đó). Nó mang tính bị động (bị tác động vào)
Ví dụ:
- Lan is bored with her job.
(Lan chán công việc của mình)
3. Phân biệt tính từ V-ing và V-ed/V3
Vì V-ing và V-ed/V3 đều phát sinh từ một động từ (verb), chỉ khác nhau ở chỗ, V-ing mang nghĩa chủ động còn V-ed mang nghĩa bị động thôi, nên chúng ta đôi khi có thể dễ nhầm lẫn giữa V-ing và V-ed
Để biết được nên dùng tính từ V-ing hay V-ed , chúng ta cần làm 2 bước:
* Verb có nghĩa là gì ?
* Xét xem chủ ngữ thực hiện Verb hay bị tác động Verb ?
Chúng ta sẽ hiểu rõ 2 bước này thông qua 2 ví dụ sau:
Ví dụ 1:
Ví dụ bạn muốn nói "Đồ ăn trong nhà hàng này khá là đáng thất vọng" thì bạn có thể nói "The food in this restaurant was rather______”.
Chúng ta đang phân vân giữa "disappointing" và "disappointed". Để đưa ra quyết định, ta chỉ cần làm 2 bước trên:
* Verb có nghĩa là gì
Động từ disappoint (v): làm cho thất vọng, gây thất vọng
* Chủ ngữ thực hiện Verb hay bị thực hiện Verb
Chúng ta thử cân nhắc xem "đồ ăn trong nhà hàng" thì "gây thất vọng" (chủ động - disappointing) hay "bị làm cho thất vọng" (bị động, disappointed) thì hợp lý hơn.
Ở đây, "đồ ăn trong nhà hàng" thì chỉ có khả năng "gây thất vọng” cho thực khách chứ không thể "bị làm cho thất vọng" được (vì đồ ăn thì không có cảm giác).
vì vậy, chúng ta chọn "disappointing" (chủ động)
Ví dụ 2:
Ví dụ bạn muốn nói “Anh ấy rất hứng thú với quyển sách" thì bạn có thể nói: "He was very___in the book”.
Chúng ta đang phân vân giữa "interesting" và "interested". Để đưa ra quyết định, ta cũng cần làm 2 bước trên:
* Verb có nghĩa là gì
Động từ "interest” có nghĩa là 'làm cho hứng thú, gây hứng thú”
* Chủ ngữ thực hiện Verb hay bị thực hiện Verb
Chúng ta thử cân nhắc xem "anh ấy" thì "làm cho quyển sách hứng thú” (chủ động, interesting) hay là "bị quyển sách làm cho hứng thú" (bị động, interested).
Ở đây, "anh ấy" thì chỉ có khả năng "bị quyển sách làm cho hứng thú" thôi chứ không thể "làm cho quyển sách hứng thú” được (vì quyến sách vô tri vô giác).
vì vậy, chúng ta chọn "interested" (bị động)
Ghi chú:
Cách 1: Thêm "-ed" vào sau động từ để tạo ra tính từ miêu tả ai đó cảm thấy như thế nào.
Ví dụ:
I'm interested in science-fiction films.
(Tôi rất thích thú với các bộ phim khoa học viễn tưởng.)
I was so moved when I watched the end of the film.
(Tôi đã rất xúc động khi tôi xem đoạn cuối của bộ phim.)
I was really surprised at their achievement at the Cannes Film Festival.
(Tôi đã rất ngạc nhiên với thành tích của họ tại Liên hoan phim Cannes.)
Cách 2: Thêm "-ing" vào sau động từ để tạo ra tính từ miêu tả ai, cái gì mang lại cảm giác như thế nào cho đối tượng khác.
Ví dụ:
Last night, I saw an interesting science-fiction film.
(Tối qua, tôi xem một bộ phim khoa học viễn tưởng rất thú vị.)
The end of the film was so moving.
(Kết thúc của bộ phim thật cảm động.)
They have got a surprising achievement at the Cannes Film Festival.
(Họ vừa giành được thành tích đáng ngạc nhiên tại Liên hoan phim Cannes.)