I. Động lượng
1. Động lượng
- Động lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của vật này lên vật khác thông qua tương tác giữa chúng
- Động lượng \(\overrightarrow p \) của vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \) được xác định bởi công thức:
\(\overrightarrow p = m\overrightarrow v \)
- Đặc điểm:
+ Là đại lượng vectơ
+ Cùng hướng với vectơ vận tốc của vật
- Đơn vị động lượng là: kg.m/s
- Ứng dụng của động lượng trong cuộc sống
+ Cách thức giảm chấn thương não trong boxing
+ Ứng dụng trong vai trò của đai an toàn và túi khí trong ô tô.
- Xung của lực
Khi một lực \(\overrightarrow F \) tác dụng lên vật trong khoảng thời gian ngắn \(\Delta t\) thì tích \(\overrightarrow F .\Delta t\) là xung lượng của lực \(\overrightarrow F \) trong khoảng thời gian \(\Delta t\) ấy.
Đơn vị:N.s
3. Liên hệ giữa xung lượng của lực và độ biến thiên động lượng
- Xung lượng của lực tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian bằng độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó.
- Biểu thức:
\(\overrightarrow F \Delta t = \Delta \overrightarrow p \) hoặc \(\overrightarrow F = \dfrac{{\Delta \overrightarrow p }}{{\Delta t}}\)
Nhận xét: Từ công thức trên, ta thấy lực tổng hợp tác dụng lên vật bằng tốc độ thay đổi động lượng của vật.
Phát biểu trên được coi như một cách phát biểu khác của Định luật II Newton.
II. Định luật bảo toàn động lượng
1. Hệ kín (hệ cô lập)
Hệ kín là hệ không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực đó cân bằng nhau.
- Việc không có ngoại lực ( không có tương tác với các vật bên ngoài ) là điều kiện của một hệ kín lí tưởng.
- VD: 2 viên bi va chạm nhau
2. Định luật bảo toàn động lượng
- Nội dung định luật:
Động lượng toàn phần của hệ kín là một đại lượng bảo toàn
\(\overrightarrow {{p_1}} + \overrightarrow {{p_2}} + ... = \overrightarrow {{p_1}'} + \overrightarrow {{p_2}'} + ...\)
- Ứng dụng: giải các bài toán va chạm, cơ sở cho nguyên tắc chuyển động phản lực