Kể lại câu chuyện: Người bán quạt may mắn hay nhất – Bài văn mẫu số 1
Ông Vương Hi Chi là một nhà thư pháp nổi tiếng của Trung Quốc ngày xưa. Ông thường đi du ngoạn khắp nơi để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên. Có lần, ông ngồi nghỉ chân dưới một gốc cây thì gặp một bà cụ bán quạt cũng vừa đến để ngồi nghỉ chân. Gặp ông, bà than thở:
– Quạt bán ế quá! Chắc cả nhà chiều nay không có cơm ăn.
Nói xong, bà thiu thiu ngủ. Trong lúc bà cụ ngủ thì ông Vương Hi Chi đã lặng lẽ viết chữ đề thơ vào từng chiếc quạt. Bà cụ thức dậy thấy quạt của mình có viết mực lem luốc nên bắt đền ông Vương. Nào ngờ những chiếc quạt "lem luốc" ấy được mọi người đến xem và tranh nhau mua rất đông. Chỉ một lát đã bán hết và bán với giá rất cao. Có lẽ ai cũng muốn có chiếc quạt mà trên đó chính tay Vương Hi Chi đã đề thơ, viết chữ. Mọi người hâm mộ tài năng của ông Vương, còn bà lão bán quạt luôn nghĩ ông Vương là một vị thần tiên đã giúp bà bán hết gánh quạt.
Kể lại câu chuyện: Người bán quạt may mắn – Bài văn mẫu số 2
Có một bà lão bán quạt giấy ngồi nghỉ một gốc cây ven đường. Tại chỗ nghỉ, bà gặp ông Vương Hi Chi, một người viết chữ thư pháp đẹp nổi tiếng. Bà lão than thở với ông Vương Hi Chi rằng quạt bán ế ẩm quá, chiều nay cả nhà bà sẽ phải nhịn cơm vì không có tiền mua gạo. Nói xong bà lão ngủ lúc nào chẳng biết. Trong lúc bà lão ngủ, ông Vương Hi Chi lấy bút và mực ra đề lên tất cả các cây quạt một vài chữ hoặc một bài thơ. Ông viết xong thì vừa lúc bà lão bán quạt tỉnh giấc. Bà lão bắt đền ông Vương Hi Chi đã làm bẩn đống quạt trắng tinh của mình. Không nói lời nào, ông Vương Hi Chi đứng dậy bỏ đi. Lạ kỳ thay, mọi người liền tranh nhau đến mua quạt của bà lão. Chẳng mấy chốc, đống quạt bẩn đã bán hết, có người còn trả vài ngàn đồng để mua một cái quạt nhưng chẳng còn cái quạt nào để bán. Bà lão tiếc ngẩn ngơ. Bà lão nghĩ trời giúp nhà mình có bữa cơm ngon.
Kể lại câu chuyện: Người bán quạt may mắn – Bài văn mẫu số 3
Trong những câu chuyện em được nghe, được học, em thích nhất là câu chuyện ”Người bán quạt may mắn”.
Ngày xưa ở Trung Quốc có ông Vương Hy Chi nổi tiếng viết chữ đẹp. Một hôm nọ, khi ông đang ngồi dưới gốc cây thì gặp bà cụ bán quạt cũng nghỉ mệt ở đó. Thấy ông, bà lão phàn nàn ”sao hôm nay quạt của tôi bán ế quá! Chắc chiều nay cả nhà tôi sẽ phải nhịn ăn mất.”
Nói xong bà lão mỏi mệt nên ngủ thiếp đi. Trong lúc bà lão ngủ, ông Vương Hy Chi bèn lấy bút mực ra viết chữ, đề thơ lên chiếc quạt. Khi tỉnh dậy, bà nhìn thấy gánh quạt của mình bị đề chữ lem nhem, bà bắt đền ông. Ông chỉ mĩm cười không nói gì. Không lâu sau, bà con kéo đến chen nhau mà mua hết quạt của bà lão. Có người nhìn thấy nét chữ, lời thơ của ông trên quạt, còn hỏi bà lão mua thêm quạt đến giá ngàn vàng, vì họ quý nét chữ và thơ của ông ấy.
Trên đường về nhà, bà lão thầm nghĩ. Có thần tiên nào đó nhìn thấy bà nghèo khó tội nghiệp, nên đã giúp bà bán quạt hết và may như thế!
Kể lại câu chuyện: Người bán quạt may mắn – Bài văn mẫu số 4
Vương Hi Chi nổi tiếng là người viết chữ đẹp ở Trung Quốc thời xưa. Một lần, ông đang ngồi nghỉ mát ở dưới gốc cây thì một bà già bán quạt cũng đến nghỉ. Bà lão phàn nàn là quạt bán ế, chiều nay cả nhà bà sẽ phải nhịn cơm. Rồi bà ngồi tựa vào gốc cây thiu thiu ngủ.
Trong lúc bà lão thiếp đi, ông Vương lẳng lặng lấy bút mực ra, viết chữ, đề thơ vào từng chiếc quạt. Bà lão tỉnh dậy, thấy cả gánh quạt trắng tinh của mình đã bị ông già kia bôi đen lem luốc. Bà tức giận, bắt đền ông. Ông già chỉ cười, không nói, rồi thu xếp bút mực ra đi.
Nào ngờ, lúc quạt trắng thì không ai mua, giờ quạt bị bôi đen ai cầm xem là mua ngay. Chỉ một loáng, gánh quạt đã bán hết. Rồi người mua mách nhau đến hỏi rất đông. Nhiều người còn hỏi mua với giá ngàn vàng. Bà lão nghe mà tiếc ngẩn tiếc ngơ.
Trên đường về, bà nghĩ bụng: có lẽ vị tiên ông nào đã cảm thương cảnh ngộ nên đã giúp bà bán quạt chạy đến thế.
Kể lại câu chuyện: Người bán quạt may mắn – Bài văn mẫu số 5
Chuyện kể rằng: Thuở xưa ở Trung Quốc có ông Vương Hi Chi viết chữ đẹp nổi tiếng. Một hôm, ông ngồi nghỉ dưới một gốc cây ven đường thì tình cờ bà lão đi bán quạt cũng gánh hàng đến nghỉ ở dưới gốc cây. Bà tâm sự với ông rằng quạt bán ế quá, chiều nay cả nhà bà chắc phải nhịn đói. Vì mệt quá, bà ngủ thiếp đi dưới gốc cây. Trong lúc bà ngủ, ông Vương Hi Chi đã lấy bút mực viết chữ và đề thơ lên tất cả những cái quạt của bà. Khi tỉnh dậy thấy gánh quạt trắng tinh của mình bị ông Vương bôi đen lên cả, bà tức giận và bắt ông Vương phải bồi thường. Ông Vương lẳng lặng bỏ đi. Nào ngờ, gánh quạt của bà sau đó đều được bán hết. Một đồn mười, mười đồn trăm, người ta đua nhau đến mua quạt. Có người còn hỏi mua giá đến ngàn vàng. Bà lão tiết đứt ruột. Trên đường về, bà thầm nghĩ chắc là ông tiên vừa rồi giúp mình nên quạt mới bán chạy như thế.
Kể lại câu chuyện: Người bán quạt may mắn – Bài văn mẫu số 6
Thời xưa ở Trung Quốc có ông Vương Hi Chi là người nổi tiếng viết chữ đẹp. Có một lần, ông đang ngồi nghỉ dưới gốc cây thì bà lão nghèo đi bán quạt cũng đến nghỉ dưới gốc cây ấy. Bà phàn nàn với ông là quạt bán ế quá. Tối nay chắc cả nhà phải nhịn đói. Buồn quá, bà tựa vào gốc cây ngủ. Thấy bà lão đã ngủ, ông Vương bèn lấy bút mực ra đề vào mỗi cái quạt một bài thơ. Tỉnh dậy, thấy gánh quạt trắng tinh của mình bị bôi mực lên đấy, bà lão la lối om sòm, bắt ông Vương phải đền. Ông Vương lẳng lặng bỏ đi không nói một câu. Ông Vương vừa mới đi khỏi, thì một lát sau, khách đi đường đi ngang qua, cầm quạt lên xem rồi mua ngay. Người này mách người kia, cứ thế… người ta đua nhau đến mua quạt. Gánh quạt của bà chả mấy chốc đã hết sạch. Nhiều người còn hỏi mua giá cao nữa chứ. Nghe thế, bà lão càng tiếc ngẩn tiếc ngơ. Rồi bà nghĩ bụng, trời thương mình nên mới cho một vị tiên ông đến giúp, quạt mới bán hết nhanh đến vậy.
Vương Hi Chi giúp đỡ bà lão khiến bà trở thành người bán quạt may mắn.
Kể lại câu chuyện: Người bán quạt may mắn – Bài văn mẫu số 7
Có một người viết chữ đẹp nổi tiếng ở Trung Quốc thời xưa, đó là ông Vương Hi Chi. Một hôm, ông đang ngồi nghỉ ở dưới gốc cây ven đường thì gặp bà lão bán quạt cũng đi tới nghỉ ở gốc cây. Bà buồn rầu nói về chuyện bán quạt ế quá cho ông Vương nghe. Chờ cho bà thiu thiu ngủ, ông mới lấy bút mực ra viết chữ, đề thơ vào tất cả gánh quạt của bà. Tỉnh dậy, thấy gánh quạt bị mực bôi đến loang lổ, bà lão la ầm lên rồi bắt ông Vương Hi Chi phải bồi thường. Ông không nói năng gì chỉ lẳng lặng bỏ đi. Nào ngờ, chỉ một lúc sau, quạt bán hết. Nhiều người còn chạy đến hỏi mua giá lên tới ngàn vàng. Bà lão tiếc ngẩn tiếc ngơ vì không còn cái nào nữa mà bán. Trên đường về, bà thầm nghĩ ông lão chính là vị tiên ông mà Ngọc Hoàng phái xuống giúp cho những kẻ nghèo hèn như bà.
Kể lại câu chuyện: Người bán quạt may mắn bằng lời của bà lão bán quạt – Bài văn mẫu số 8
Lão già rồi, nhưng lão vẫn nhớ như in. Đã 8, 9 năm rồi đó. Một đời người đi bán quạt, hỏi được mấy lần gặp may chứ? Lần ấy, tôi gánh quạt đi bán, từ sáng sớm đến non trưa mà chẳng bán được một chiếc quạt nào. Tôi mỏi mệt quá, tìm đến một gốc cây bên vệ đường để nghỉ cho mát.
Không ngờ ở đó đã có một người đàn ông, đang tựa lưng vào gốc cây, bên cạnh để một chiếc túi vải. Nét mặt phúc hậu, nước da hồng hào, dáng người nho nhã, thanh cao. Tôi chưa kịp chào hỏi thì ông ta đã vui vẻ nói:
- Bà đặt gánh xuống, ngồi nghỉ cho mát. Ô, những chiếc quạt của bà đẹp thật!
Tôi chợt nghĩ: “Cái ông cao sang này đi đâu mà tại sao lại không có tiểu đồng đi theo?”.
Thế rồi không biết ai xui, tôi phàn nàn là quạt bán ế. Chiều nay, chưa chắc đã có tiền để mua gạo, mua kê. Lũ trẻ lại phải nhịn đói. Gió mát quá, tôi thiu thiu ngủ lúc nào không biết.
Bà lão ngừng lại một lát như đang ôn lại trong đầu bao chuyện cũ. Đôi mắt bà lão hiền từ ánh lên bao niềm vui. Một tiếng gà gáy xao xác trưa hè từ xóm xa vọng lại. Bà lão vừa phe phẩy chiếc quạt lụa vừa kể tiếp:
Lúc tôi tỉnh dậy, tôi hoảng quá. Bao nhiêu chiếc quạt lụa, quạt giấy của tôi đều bị ông ta vẽ lên, góc quạt nào cũng có một, hai hàng chữ: Có tiên ông, tiên đồng. Có mĩ nữ, văn nhân. Có tùng, cúc, trúc, mai. Có chuồn chuồn, có chim, có cá. Có ông thuyền chài. Tôi vốn quê mùa, nào có biết chữ nghĩa, thơ thẩn gì đâu, chỉ thấy những nét loằng ngoằng mà thôi...
Nghe tôi than phiền, ông ta an ủi:
- Bà chớ lo. Quạt bà sẽ bán hết. Tôi vẫn còn ngồi đây cơ mà...
Người ta đã nói vậy thì mình chỉ biết nghe. Tôi khẽ thở dài.
Quả nhiên, chỉ một lát sau, lúc đầu lẻ tẻ một vài người, dần dần người ta kéo đến. Có cô mua đến hai, ba chiếc. Họ ngắm nghía, họ trầm trồ. Có người khen chữ đẹp, tranh vẽ như thần. Tôi tíu tít bán hàng, năm sáu trăm chiếc quạt đã bán vèo một lúc hết nhẵn. Tôi vui lắm. Lúc bấy giờ, tôi mới nhìn khắp bốn phía nhưng chẳng thấy con người kì lạ ấy đâu nữa. Tôi nghĩ thầm: “Có lẽ đây là một tiên ông đã ban lộc cho mình”.
Sau đó, còn có nhiều người chạy đến hỏi mua quạt. Họ tiếc ngẩn tiếc ngơ. Một chàng thư sinh vừa hỏi, vừa nói:
- Ông Vương Hi Chi người viết thiếp Lan Đình nổi tiếng trong thiên hạ đã vẽ tranh đề thơ lên quạt cho bà bao giờ vậy? Mỗi chiếc quạt của bà đáng giá nghìn vàng đấy... Sao bà bán rẻ thế?
Tôi nhẩm lại ba tiếng Vương Hi Chi rồi tiếc ngẩn tiếc ngơ. Tôi là nguời bán quạt may mắn.
Kể lại câu chuyện: Người bán quạt may mắn – Bài văn mẫu số 9
Ngày xưa, ở Trung Quốc có ông Vương Hi Chi nổi tiếng viết chữ đẹp. Ngày nọ, khi ông đang ngồi dưới gốc cây thì gặp bà cụ bán quạt cũng ngồi nghỉ ở đó. Bà lão phàn nàn: “Hôm nay quạt sao mà ế quá! Chắc chiều nay cả nhà sẽ phải nhịn cơm thôi!”
Nói xong, bà lão mỏi mệt nên ngủ thiếp đi. Trong lúc bà lão ngủ, ông Vương Hi Chi bèn lấy bút mực ra viết chữ, đề thơ lên từng chiếc quạt. Bà lão tỉnh dậy, nhìn thấy gánh quạt trắng tinh củá mình bị bôi lem luốc. Bà tức giận, bắt đền ông. ông chỉ mỉm cười không nói gì rồi ra đi.
Nào ngờ, lúc quạt trắng thì ế, nay bị bôi đen thì mọi người kéo đến chen nhau mà mua hết quạt của bà lão. Có người còn hỏi bà lão mua quạt với giá ngàn vàng. Bà lão nghe mà tiếc ngẩn tiếc ngơ.
Trên đường về, bà lão thầm nghĩ: có lẽ vị tiên ông nào đó nhìn thấy bà nghèo khó tội nghiệp nên đã giúp bà bán quạt nhanh đến thế.