Kể chuyện cho bé nghe (40 câu chuyện mẫu)

Con cú khôn ngoan – Truyện ngắn mẫu số 1

Ngày xửa ngày xưa, có một con cú già sống trên một cây sồi to. Mỗi ngày, nó đều phóng tầm mắt ra thật xa để quan sát những điều xảy ra xung quanh mình. Có khi nó nhìn thấy một cậu bé đang giúp ông lão xách một cái túi to, có khi nó nhìn thấy một cô con gái đang cằn nhằn mẹ mình. Ngày qua ngày, con cú nhìn thấy được rất nhiều thứ nhưng nó vẫn giữ im lặng về những điều mà mình thấy.

Từ từ, con cú già bắt đầu nói ít hơn và thính giác của nó dần trở nên tốt hơn. Bây giờ nó có thể nghe rõ những cuộc nói chuyện của mọi người. Một ngày, con cú già nghe thấy một người phụ nữ nói với ai đó rằng có một con voi nhảy qua hàng rào. Một ngày khác, con cú lại nghe thấy một người đàn ông nói với ai đó rằng mình là con người hoàn hảo và chưa bao giờ mắc phải sai lầm gì.

Mỗi ngày trôi qua, con cú già lại nói ít hơn và nghe nhiều hơn. Nhờ vậy, nó biết được tất cả mọi thứ xảy ra xung quanh, dù không có ở đó. Dần dần, con cú già trở nên khôn ngoan hơn và nổi tiếng vì sự khôn ngoan ấy.

Ý nghĩa của câu chuyện: Nói ít, quan sát và lắng nghe nhiều sẽ giúp con trở nên thông minh và khôn ngoan hơn.

Con cừu đen kêu be be – Truyện ngắn mẫu số 2

Ngày xửa ngày xưa, có một con cừu đen sống trong một ngôi nhà nhỏ. Cứ đến mùa xuân, con cừu đen lại tự cạo sạch lông của mình và đem ra chợ bán cho những người muốn làm quần áo ấm.

Một năm nọ, con cừu đen nhận thấy rằng dường như không ai còn chuộng lông cừu đen nữa. Do đó, số lông cừu mà nó còn lại khá nhiều. Dù vậy, nó không muốn lãng phí số lông này nên đã quyết tâm bán tiếp. Hôm đó, chẳng có ai muốn mua lông của nó cả nên con cừu đen mang số lông ấy về nhà. Ngày hôm sau, nó lại mang ra bán tiếp nhưng mọi chuyện cứ diễn ra y như hôm trước. Và hôm sau, hôm sau nữa cũng y như vậy.

Một ngày nọ, khi con cừu đen đang ngồi buồn rầu với số lông của mình, có một cậu bé chạy lại và hỏi nó có bán số lông này không. Nghe hỏi, con cừu đen vô cùng mừng rỡ và nói có. Cậu bé chạy đến chỗ bố mẹ mình thông báo có chỗ bán lông cừu. Họ cùng nhau đến chỗ con cừu và ngỏ ý muốn mua hết toàn bộ số lông. Họ cho biết mình đến từ ngôi làng kế bên và đã tìm kiếm rất nhiều nơi để tìm mua lông cừu đen nhưng không có chỗ nào bán cả.

Ngày hôm ấy, con cừu trở về nhà và cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi những cố gắng của nó đã được đền đáp xứng đáng.

Ý nghĩa của câu chuyện: Hãy cố gắng, kiên trì và không bao giờ bỏ cuộc, có ngày con sẽ thành công.

Khỉ và cá sấu – Truyện ngắn mẫu số 3

Ngày xưa, có một con khỉ sống trên một cây cao lớn và làm bạn với một con cá sấu sống ở dòng sông gần đó. Mỗi ngày, con khỉ sẽ hái những quả táo ngon ở trên cây và đem tặng bạn cá sấu. Nhận được quà từ khỉ, cá sấu đem về và ăn chung với vợ mình. Vợ của cá sấu là một người rất tham ăn và muốn ăn cả trái tim của chú khỉ. Nghe mong muốn đó của vợ, cá sấu rất băn khoăn nhưng vẫn làm theo ý vợ.

Cá sấu đã mời khỉ ngồi trên lưng mình để đưa đi tham quan dòng sông nhưng thật ra nó có ý định giết khỉ và lấy quả tim khi bơi đến giữa dòng. Khi khỉ biết được mưu đồ xấu xa của cá sấu, nó đã nhanh trí nói với cá sấu rằng mình để quả tim ở trên cây. Nếu muốn lấy thì hãy chở nó quay lại. Cá sấu tin lời, chở khỉ quay trở lại để lấy quả tim. Thế nhưng, khi đến nơi, khỉ đã thoăn thoắt trèo lên cây và chẳng mấy chốc biến mất. Và thế là, kế hoạch của cá sấu đã hoàn toàn thất bại.

Ý nghĩa của câu chuyện: Khi gặp tình huống khó khăn, con hãy bình tĩnh và sử dụng trí thông minh của mình để vượt qua điều đó.

Một cách đếm thông minh – Truyện ngắn mẫu số 4

Ngày nọ, hoàng đế Akbar đã hỏi các quan cận thần của mình một câu hỏi lạ khiến mọi người vô cùng ngạc nhiên. Không ai biết phải trả lời như thế nào cho đức vua cả. Ngay lúc đó, Birbal, một vị quan được xem là người thông minh nhất ở đất nước này, bước vào và hỏi các quan tại sao trông họ lại lo lắng vậy. Các quan kể lại với ông rằng, hoàng đế đã hỏi một câu hỏi mà không ai biết trả lời thế nào cả. Đó là: “Có bao nhiêu con quạ trong thành?”.

Sau khi nghe xong, ông nở một nụ cười và trả lời: “Thưa bệ hạ, thần biết câu trả lời. Có 50.589 con quạ trong thành”. Mọi người sửng sốt trước câu trả lời đó, kể cả hoàng đế nên vua đã hỏi lại ông: “Tại sao ngươi lại chắc chắn như vậy?”.

Birbal thưa: “Thưa bệ hạ, xin hãy sai một tên lính ngồi đếm số quạ trong thành. Nếu có nhiều hơn số quạ mà thần nói, điều đó có nghĩa là họ hàng của chúng ở nơi khác đến thăm. Nếu có ít hơn thì có nghĩa là một số con đã đi thăm họ hàng của chúng ở nơi khác”. Hoàng đế Akbar cảm thấy rất hài lòng với câu trả lời dí dỏm của Birbal.

Ý nghĩa của câu chuyện: Khi nói ra một điều gì đó, con phải có cách lý giải rõ ràng tại sao con nói như vậy.

Cún con đi lạc truyện ngắn thiếu nhi giàu ý nghĩa – Truyện ngắn mẫu số 5

Có một cậu bé bị mất con cún con yêu quý của mình và tìm kiếm xung quanh. Cậu bé đã tìm khắp căn nhà nhưng không thấy cún đâu cả. Cậu đi lang thang khắp nơi từ sáng đến tối nhưng vẫn không tìm thấy.

Cậu bé trở về nhà trong tâm trạng buồn bã. Khi thấy anh hàng xóm đang ngồi bên hiên nhà, cậu đến gần để chúc ngủ ngon và sẵn tiện hỏi thăm xem anh này có nhìn thấy cún con của mình ở đâu không.

– Anh Tí ơi, sáng giờ anh có thấy con cún của em ở đâu không? Em đã tìm nó khắp nơi từ sáng đến giờ.

– Ồ có đấy. Có một con cún đang gặm xương ở đằng kia kìa. Anh không biết cún đó do em nuôi nên không báo em biết.

Ý nghĩa của câu chuyện: Đừng bỏ cuộc trước khi chưa cố gắng thật nhiều.

Người thợ săn và những chú chim bồ câu – Truyện ngắn mẫu số 6

Ở ngoài một ngôi làng nọ, có một cây đa rất lớn. Phía trên cây, có nhiều loại chim khác nhau làm tổ. Còn dưới những tán lá, khách bộ hành thường ngồi lại nghỉ ngơi sau khi đi một chặng đường dài. Một ngày nọ, có một người thợ săn đến khu vực này và nhìn thấy trên cây có rất nhiều chim. Anh ta tìm cách đặt bẫy những chú chim này, nhưng một con quạ đã biết được điều đó và cảnh báo cho những con chim khác.

Đúng lúc này, có một đàn chim bồ câu đang bay gần đó. Chúng nhìn thấy có rất nhiều hạt thóc nên đã sà xuống ăn. Chẳng mấy chốc, chúng bị mắc kẹt trong chiếc lưới của người thợ săn. Dù rất sợ hãi nhưng con chim đầu đàn đã nghĩ ra một kế hoạch. Nó bảo với cả đàn: “Trong khi người thợ săn chưa quay về, chúng ta hãy hợp lực lại để mổ rách chiếc lưới này. Sau đó, một con sẽ thoát ra và tìm kiếm sự giúp đỡ”.

Các chú chim bồ câu đều đồng lòng, hợp sức lại để cắn rách chiếc lưới. Khi chiếc lưới đã rách, con chim đầu đàn nhanh chóng bay khỏi chỗ đó. Nó nghĩ: “Bây giờ mình phải bay đến nhà chuột để nhờ các bạn ấy cắn rách chiếc lưới”.

Nghĩ sao làm vậy, chú đã bay thẳng đến chỗ của chuột nhờ giúp đỡ. Chẳng bao lâu, cả đàn chuột kéo đến và cắn chiếc lưới rách tan tành. Đàn bồ câu liền bay vút lên trời cao.

Ý nghĩa của câu chuyện: Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Để dạy các con về ý nghĩa cao đẹp này, bố mẹ nên thường xuyên kể truyện này cho bé nghe nhé!

Ngỗng và rùa – Truyện ngắn mẫu số 7

Hai vợ chồng ngỗng và rùa là những người bạn tốt. Mùa hè đến, trời bắt đầu nóng lên khiến hồ nước dần cạn kiệt. Vì vậy, chúng lên kế hoạch đi tìm một chỗ ở mới. Tuy nhiên, rùa không thể bay được nên ngỗng quyết định mang rùa theo bằng cách vợ chồng ngỗng cùng ngậm một cái cây bay hai bên, ở giữa chú rùa cũng ngậm cái cây đó. Điều duy nhất mà rùa cần phải nhớ là không được mở miệng ra khi bay.

Chúng bắt đầu cuộc hành trình của mình. Mọi người đều ngạc nhiên khi nhìn thấy chúng và bắt đầu la hét. Đột nhiên có ai đó cười lên: “Nhìn kìa, một con rùa bay”. Con rùa tức giận và đáp lại: “Tại sao cười tớ?”. Và tất nhiên, con rùa đã rớt xuống đất. May mắn thay, rùa rơi ngay vào một lùm cây nên không bị thương. Lúc này, rùa rất ân hận: “Giá như mình đừng lên tiếng, giờ này mình đã vui chơi cùng vợ chồng ngỗng rồi”.

Ý nghĩa của câu chuyện: Đừng nói chuyện khi không cần thiết.

Nhà buôn và thợ cắt tóc truyện ngắn thiếu nhi đầy tính nhân văn – Truyện ngắn mẫu số 8

Ngày xửa ngày xưa, có một nhà buôn nọ rất giàu có và tử tế. Thế nhưng, do một sự cố đáng tiếc, ông ta bị mất tất cả gia sản và trở nên nghèo khổ. Kể từ đó, không còn ai muốn làm bạn với ông ta nữa.

Một ngày nọ, ông nằm ngủ và thấy một giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ, một người đàn ông xuất hiện trong bộ quần áo nhà sư và nói: “Tôi là sự giàu có mà cha và ông nội của ông đã tích đức để lại. Ngày mai, tôi sẽ đến nhà ông. Ông hãy cầm gậy và đánh vào đầu tôi để biến tôi thành vàng”.

Hôm sau, vợ của ông gọi một thợ cắt tóc để cắt tóc cho ông. Đúng lúc ấy, có một nhà sư xuất hiện và nhà buôn bỗng hồi tưởng lại giấc mơ của mình ngày hôm qua. Ông đã làm đúng như những gì nhà sư nói trong giấc mơ và điều kỳ diệu đã xảy đến, nhà sư biến thành vàng. Ông gom vàng lại và cất giữ cẩn thận trong tủ của mình.

Người thợ cắt đã theo dõi toàn bộ quá trình kỳ lạ này. Ông rất sửng sốt và nghĩ rằng: “Có lẽ mình cũng nên đưa một số nhà sư về nhà và đánh lên đầu họ để có một ít vàng”. Nghĩ sao làm vậy, ông đã đến ngôi chùa gần đó và đưa về nhà một số nhà sư, sau đó dùng gậy đánh vào đầu họ. Thế nhưng, vàng thì không thấy mà chỉ thấy những nhà sư bị thương nặng. Nghe tiếng la hét, người dân xung quanh đã gọi cảnh sát và thế là người thợ cắt tóc bị bắt.

Ý nghĩa của câu chuyện: Đừng bao giờ làm theo người khác một cách mù quáng mà không có lý do.

Đeo chuông cho mèo – Truyện ngắn mẫu số 9

Trong một cửa hàng bách hóa nọ có rất nhiều chuột. Hằng ngày, chúng phá phách và làm hư hỏng rất nhiều hàng hóa. Vì vậy, chủ tiệm đã quyết định mua một con mèo để dẹp yên lũ chuột này. Đàn chuột rất lo lắng về điều đó và tìm cách tự cứu lấy mình.

Một con chuột đứng dậy và nói: “Tôi có kế hoạch này, nếu chúng ta đeo một cái chuông vào cổ của con mèo thì mọi cử động của nó, chúng ta đều biết được”. Đây cũng là một ý kiến hay, thế nhưng vấn đề được đặt ra là ai sẽ làm điều đó. Và khi câu hỏi này được nêu lên, không một ai đáp lại.

Ý nghĩa của câu chuyện: Những giải pháp không hiệu quả là một sự lãng phí thời gian. Khi kể cho bé nghe câu chuyện này, bố mẹ nên giải thích rõ ý nghĩa để con hiểu hơn nhé!

Con lừa hát – Truyện ngắn mẫu số 10

Ngày xửa ngày xưa, có một người giặt đồ thuê nuôi một con lừa để giúp anh ta vận chuyển quần áo từ nhà ra bờ sông và ngược lại. Thế nhưng, con lừa này không thích những món ăn mà ông chủ cho nó. Vì vậy, nó quyết định đi đến cánh đồng gần đó để ăn món cỏ mà nó yêu thích.

Một ngày nọ, khi đang đi, chú lừa gặp một con cáo và kết bạn với no. Chúng tìm thấy một cánh đồng trồng toàn dưa hấu và cùng nhau ăn. Dưa hấu quá ngon nên lừa ăn rất nhiều và cao hứng nói với con cáo rằng: “Tôi muốn hát”.

Con cáo đáp: “Nếu cậu hát, con người sẽ biết mình đang phá hoại mùa màng của họ và sẽ chạy đến đánh chúng ta chết mất”. Con lừa không nghe lời khuyên của cáo mà vẫn hát. Thấy vậy, con cáo đã nhanh chóng nhảy qua hàng rào và biến mất trước khi dân làng đến đánh lừa.

Ý nghĩa của câu chuyện: Hãy học cách biết lắng nghe người khác.

Tại sao đít con khỉ lại màu đỏ? – Truyện ngắn mẫu số 11

Ngày xưa, ở một ngôi làng kia, có rất nhiều chàng trai và cô gái. Mỗi tối sau khi dùng bữa xong, họ tụ tập quanh đống lửa và bắt đầu nhảy múa. Do đó, ngôi làng này có tên gọi là Ngôi làng nhảy múa.

Một đêm nọ, có một con khỉ đến gần nơi đang diễn ra lửa trại. Nó mặc quần áo, đeo kính giống như con người và mang theo một số món quà nhỏ để tặng cho các cô gái. Mọi người đang hòa mình vào âm nhạc và nhảy múa nên chẳng ai nhận ra nó là một con khỉ cả.

Cứ như vậy, mỗi đêm con khỉ lại đến và tặng quà cho các cô gái. Điều này làm các cô gái yêu quý khỉ hơn, còn các chàng trai ghen tỵ với khỉ. Họ quyết định phải tìm ra cho được người hay tặng quà cho các cô gái thật sự là ai. Thế là, như mọi hôm, con khỉ lại đến nhảy múa. Sau khi nhảy múa, các chàng trai theo dõi và phát hiện ra đó chỉ là một con khỉ. Các chàng trai quyết định dạy cho con khỉ một bài học.

Hôm sau, họ đặt một bếp lửa nóng ở nơi con khỉ hay ngồi và dùng lá che lại. Khi con khỉ ngồi xuống, nó nhảy dựng lên đau đớn. Các cô gái ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra nên các chàng trai đã giải thích cho họ hiểu. Mọi người đều quyết định đuổi con khỉ đi. Kể từ đó, đít của con khỉ bắt đầu có màu đỏ do ảnh hưởng của vết bỏng hôm nào.

Ý nghĩa của câu chuyện: Đừng bao giờ đóng giả làm người khác.

Câu chuyện dê và cáo – Truyện ngắn mẫu số 12

Trong một khu rừng nọ, có một con sư tử rất hung bạo, sống trong một cái hang lớn và chứa nhiều thức ăn. Một hôm, con sư tử đi ra khỏi hang. Nhân lúc đó, một con cáo đã lẻn vào và ăn tất cả thức ăn có trong hang. Con cáo nghĩ: “Ước gì ngày nào mình cũng được ăn uống no say như thế này”.

Sau khi đánh chén no nê, cáo đi dạo xung quanh và tận hưởng cảm giác lâng lâng khi mới ăn một bữa ngon lành. Đột nhiên, con cáo bất ngờ té xuống. Khi hoàn hồn lại, con cáo phát hiện ra rằng mình đã rơi xuống một cái giếng sâu nhưng không có nhiều nước.

Lúc đầu, cáo rất tức giận với bản thân và tự trách tại sao mình lại không cẩn thận như vậy. Sau đó, nó cố gắng leo ra ngoài nhưng không thành công. Bỗng nhiên, cáo nghe thấy một giọng nói từ trên vọng xuống: “Cậu đang làm gì ở đó vậy?”. Cáo ngước lên nhìn và nhận ra rằng đó là con dê. Mừng quá, cáo nói: “Cậu biết không, tớ ở làng kế bên nhưng đang gặp hạn hán. Do đó, tớ phải nhảy xuống đây để lấy nước uống”.

Nghe vậy, dê nhảy xuống giếng ngay lập tức. Lợi dụng điều đó, cáo đã nhanh chóng dựa vào những cái sừng dài của dê để leo lên khỏi giếng. Cáo quay lại nói: “Cậu thật ngốc. Nếu có hạn hán, thì những con chim đã thông báo với muông thú trong rừng rồi”.

Ý nghĩa của câu chuyện: Không bao giờ tin tưởng ai đó một cách mù quáng.

Câu lạc bộ các bà mẹ – Truyện ngắn mẫu số 13

Một ngày nọ, tất cả bà mẹ thú trong rừng tập hợp lại với nhau và bắt đầu so sánh xem con của ai là giỏi nhất và ai đẻ được nhiều con nhất. Mẹ nai nói rằng con mình là to lớn nhất. Mẹ chó rừng lại nói con mình có hàm răng sắc bén nhất và con mình đông nhất. Trong khi đó, mẹ chim sẻ lại cho rằng con mình giỏi nhất và mình sinh nhiều con nhất.

Cuối cùng, đến lượt mẹ sư tử, sư tử chỉ có một chú sư tử con. Những bà mẹ khác hỏi: “Chỉ có một đứa thôi à? Sao chị đẻ ít vậy? Chúng tôi đều có nhiều con hơn chị. Tại sao con của chị lại giỏi nhất cơ chứ?”. Mẹ sư tử tự hào nói: “Bởi vì con của tôi sẽ trở thành chúa sơn lâm ở đây”. Nghe vậy, tất cả đều im lặng và giải tán cuộc họp.

Ý nghĩa của câu chuyện: Hành động quan trọng hơn lời nói. Chính hành động sẽ chứng minh cho lời nói của bạn.

Con lừa khôn ngoan – Truyện ngắn mẫu số 14

Đây hẳn là câu chuyện hay mà bố mẹ không nên bỏ qua trong những buổi kể truyện cho bé nghe. Một con lừa đang vui vẻ ăn cỏ trên một ngọn đồi mà không hề hay biết rằng có một con sói đang rình nó. Khi con lừa ăn xong và ngẩng đầu lên, nó ngỡ ngàng nhận ra con sói đang đứng nhìn mình. Con lừa biết rằng mình phải suy nghĩ nhanh nếu muốn tự cứu lấy bản thân. Nó bắt đầu hét lên như thể mình đang bị thương rất nặng. Nghe tiếng hét, con sói không hiểu chuyện gì đang xảy ra nên nó đã tiến lại gần và hỏi:

– Mày bị sao vậy?

– Một cái gai đâm vào chân tôi, anh có thể giúp tôi lấy nó ra được không?

– Tại sao tao phải làm thế?

– À, tại vì điều này có lợi cho anh. Cái gai rất nhọn. Nếu anh ăn thịt tôi, cái gai sẽ bị kẹt trong cổ họng của anh đấy.

Nghe cũng có lý, sói chạy lại định giúp con lừa lấy cái gai ra. Tuy nhiên, khi sói đến gần, con lừa đấm cho con sói mấy cái và nhanh chân chạy trốn. Con sói bị choáng váng và không kịp nhận ra chuyện gì nữa. Sau khi bình tĩnh lại, sói nhận thấy rằng mình bị mất vài cái răng. Sói cảm thấy vô cùng xấu hổ và thầm nguyền rủa về sự ngu ngốc của mình.

Ý nghĩa của câu chuyện: Khi gặp tình huống khó khăn, con hãy bình tĩnh dùng trí khôn của mình để vượt qua. Bên cạnh đó, con đừng bao giờ chỉ biết nghe người khác mà hãy dùng não để phán đoán.

Hai con gà trống – Truyện ngắn mẫu số 15

Ở nông trại gà lớn, có hai chú gà con cùng một gà mẹ sinh ra và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, đủ lông đủ cánh trở thành hai con gà trống. Tuy là anh em nhưng 2 chú gà lại không yêu thương nhau mà ngược lại hay cãi vã. Con nào cũng tự cho mình đẹp đẽ, oai phong hơn, có quyền làm Vua của Nông Trại.

Vào một ngày nọ, 2 chú gà quyết định sẽ phân thắng thua bằng cách đánh nhau kịch liệt, con nào thắng sẽ được làm Vua của Nông Trại. Kết quả, con thắng nhảy lên hàng rào, vỗ cánh và cất tiếng gáy vang, ca tụng sự chiến thắng của mình. Nhưng thật không may, đúng lúc có con chim ưng lớn bay qua, xà xuống bắt con gà thắng trận bay đi mất. Con gà thua trận trong khi đó vẫn còn thở thoi thóp.

Bài học rút ra từ câu chuyện: Anh em phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau thì những kẻ xấu mới không có cơ hội làm điều xấu và có thể hợp sức đánh bại kẻ xấu.

Chú vịt xám – Truyện ngắn mẫu số 16

Một ngày đẹp trời nắng ráo, vịt mẹ dẫn đàn vịt con đi chơi. Trước khi đi, Vịt mẹ dặn dò đàn con: ” Các con phải đi theo mẹ, theo đàn, không được tách ra đi một mình nếu không con cáo ăn thịt đấy”.

Đàn vịt con vui vẻ làm theo. Tuy nhiên, vừa vào tới khu rừng xinh đẹp, chú Vịt Xám đã vội quên lời mẹ dặn. Chú lẻn đi chơi một mình, cảm thấy thích thú vì được tự do, lang thang hết nơi này đến nơi khác. Cuối cùng chú đến một cái ao có rất nhiều tôm cá. Đứng trên bờ nhìn xuống, chú thấy từng đàn cá, tôm bơi lội tung tăng dưới nước, thỉnh thoảng một con tôm cong mình nhảy tanh tách.

Thích quá, chú nhảy xuống mò lấy mò để. Lúc ăn đã gần no, chú mới nhìn lên chẳng thấy Vịt mẹ đâu cả. Hoảng sợ chú nhảy lên bờ gọi mẹ ầm ĩ : “Vít… vít… vít”. Gần đấy có một con cáo đang ngủ, nghe tiếng Vịt kêu, Cáo liền nhỏm dậy.

Nói rồi Cáo đi nhanh ra phía bờ ao. Khi Cáo vừa ra đến nơi thì cũng là lúc Vịt mẹ tìm thấy Vịt Xám. Trông thấy Cáo, Vịt mẹ vội dẫn Vịt Xám nhảy tùm xuống ao. Trong gang tấc Vịt Xám thoát chết. Từ đó Vịt Xám không bao giờ dám làm sai lời mẹ dặn.

Bài học rút ra từ câu chuyện: Bé nên nghe theo lời của người thân trong gia đình, đặc biệt là khi đến một nơi xa lạ.

Thỏ và Rùa – Truyện ngắn mẫu số 17

Phần 1

Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ sống trong một khu rừng xinh đẹp và yên tĩnh. Ngày ngày chúng vui chơi với nhau như hai người bạn thân. Một hôm, Thỏ và Rùa cãi nhau xem ai nhanh hơn.

Rồi chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Thỏ và Rùa đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng rất nhanh, khi thấy rằng mình đã khá xa Rùa.

Thỏ nghĩ nên nghỉ cho đỡ mệt dưới một bóng cây xum xuê lá bên vệ đường. Vì quá tự tin vào khả năng giành chiến thắng của mình, Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa chạy mãi rồi cũng đến nơi, thấy Thỏ đang ngủ ngon giấc Rùa từ từ vượt qua Thỏ và về đích trước Thỏ. Khi Thỏ thức dậy thì rùa đã đến đích và trở thành người chiến thắng.

Lúc này Thỏ biết mình đã thua cuộc vì quá tự tin vào khả năng của mình, còn Rùa chiến thắng vì kiên trì bám đuổi mục tiêu và làm việc hết sức trong khả năng của mình, cộng với một chút may mắn và giành chiến thắng.

Dạy con hiểu phần 1: truyện giáo dục đức tính kiên trì, siêng năng, nhẫn nại. Những người nhanh nhẹn nhưng cẩu thả trong suy nghĩ cuối cùng cũng sẽ bị đánh bại bởi người kiên nhẫn, siêng năng dù họ chậm hơn rất nhiều.

Phần 2:

Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua Rùa, nó nhận ra rằng nó thua chính vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng thì rùa không thể có cơ hội hạ được nó.

Vì thế, Thỏ quyết định thách thức Rùa bằng một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, Thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy một mạch về đích. Nó bỏ xa Rùa đến mấy dặm đường.

Dạy con hiểu phần 2: Biết sai và sửa sai là một đức tính tốt, đó chính là lý do giúp anh chàng thỏ giành được chiến thắng ở cuộc đua thứ 2.

Mẹ hãy giải thích cho bé hiểu rằng trong công việc hàng ngày giữa một người chậm, cẩn thận và đáng tin cậy với một người nhanh nhẹn, đáng tin cậy, chắc chắn người nhanh nhẹn sẽ được trọng dụng hơn nhiều và họ sẽ tiến xa hơn trong học tập, cũng như trong cuộc sống.

Cha mẹ hãy giúp bé hiểu rõ thông điệp “chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và đáng tin cậy sẽ tốt hơn rất nhiều”.

Cây táo thần – Truyện ngắn mẫu số 18

Ngày xửa, ngày xưa đã lâu lắm rồi, có một cây táo thần mọc ở ngoại ô thành phố. Hàng ngày bọn trẻ thường đến chơi ở đó, nô đùa xung quanh cây táo và bứt những quả táo ngon trên cành để chia nhau ăn.

Một hôm có một cậu bé không biết từ đâu đến, cậu bé cau mày nói với bọn trẻ:

– Này chúng mày, vườn này là của tao, tao đã mua từ trước. Cây táo này là của tao, chúng mày đi chỗ khác chơi, cấm không được đến đây nữa.

Nghe vậy, bọn trẻ rất buồn, tất cả cúi đầu lặng lẽ ra về, chỉ còn cậu bé hống hách ở lại.

Cây táo biết tất cả mọi chuyện, bằng phép lạ nó làm cho cậu bé ngủ thiếp đi dưới gốc cây và cũng bằng phép lạ nó làm cho cậu bé nằm mơ. Cậu bé mơ thấy trên thân cây táo có một cái hốc rất lớn.

Cậu cảm thấy bụng đói cồn cào. Cậu bé trèo lên cây và định bứt táo để ăn. Nhưng mỗi khi tay cậu bé chạm vào một quả táo thì cành táo laị quay đi chỗ khác và quả táo lại rơi vào cái hốc to tướng ở thân cây. Cứ như vậy cho đến khi tất cả trên cành rơi vào hết cái hốc, chỉ còn trơ lại một quả trên cành.

Cậu bé ngồi dưới gốc cây và khóc. Đến lúc đó cây táo mới cất tiếng hỏi:

– Tại sao cháu khóc?

Cậu bé mếu máo trả lời:

– Ông ích kỉ quá. Ông ăn hết cả táo, ông không cho cháu một quả nào. Cháu đói lắm rồi ông ạ.

Cây táo cười và nói:

– Cháu có nhớ là cháu đã đuổi hết tất cả các bạn không? Các bạn cũng muốn ăn táo của ông nhưng cháu không cho các bạn một quả nào, như vậy cháu có ích kỉ không?

Cậu bé nhớ lại lúc các bạn buồn rầu ra về, cậu bé thấy ân hận vô cùng, cậu bé ngước nhìn cây táo và nói:

– Vâng cháu biết lỗi rồi!

Cây táo cất tiếng cười vang, rung cả cây, làm cho quả táo còn lại cũng rơi trúng đầu cậu bé, cậu bé giật mình tỉnh giấc.

Cậu bé ngơ ngác nhìn xung quanh, cậu bé thấy mình đang nằm dưới gốc cây. Cái hố to tướng trên cây táo biến mất.

Cây táo vẫn đứng yên lặng và trên cây vẫn sai trĩu quả.

Cậu bé chồm dậy, nhớ đến giấc mơ, cậu vội chạy đi gọi các bạn:

– Này các bạn ơi! Quay lại đây chơi đi. Mình xin lỗi các bạn vì đã đuổi các bạn đi.

Thế là tất cả cùng nhau chạy ra vườn. Cậu tự mình trèo lên bứt những quả chín ném xuống cho các bạn. Các bạn lại cười đùa vui vẻ. Cậu bé chợt hiểu rằng điều hạnh phúc nhất trên trái đất này là cùng chia sẻ niềm vui với mọi người.

Dạy con hiểu: Chỉ khi biết chia sẻ những thứ mình có với mọi người chúng ta mới có được niềm vui và hạnh phúc thực sự.

Củ cải trắng – Truyện ngắn mẫu số 19

Mùa đông đã đến rồi trời lạnh buốt, Thỏ con không có gì để ăn cả. Thỏ con mặc áo vào rồi ra ngoài kiếm thức ăn. Nó đi mãi đi mãi cuối cùng cũng tìm được 2 củ cải trắng. Thỏ con reo lên:

– Ôi, ở đây có hai củ cải trắng liền, mình thật là may mắn!

Thỏ con đói bụng, muốn ăn lắm rồi. Nhưng Thỏ lại nghĩ:

– Ừm… trời lạnh thế này, chắc Dê con cũng không có cái gì để ăn đâu. Mình phải mang cho Dê con một củ mới được.

Thế là Thỏ con đi sang nhà bạn Dê nhưng Dê con không có nhà nên Thỏ đặt củ cải lên bàn rồi đi về.

Tình cờ, Dê con đi chơi cũng tìm được một củ cải trắng nhưng nó chỉ ăn trước một nửa.

Về đến nhà, lại thấy có một củ cải trắng ở trên bàn Dê thèm ăn lắm, nhưng lại nghĩ:

– Ôi trời lạnh thế này chắc Hươu con không có cái gì để ăn rồi, mình phải mang cho Hươu con mới được.

Dê con đến nhà Hươu nhưng Hươu lại đi vắng, Dê con bèn đặt củ cải ở trên bàn rồi về.

Khi Hươu về nhà, thấy củ cải ở trên bàn, Hươu ngạc nhiên lắm.

– Ồ, củ cải trắng ở đâu mà ngon vậy nhỉ. Xuỵt… thích quá. Nhưng chắc trời lạnh thế này, Thỏ con cũng không có gì ăn đâu.

Mình phải mang sang cho Thỏ mới được.

Khi Hươu đến thì Thỏ con đang ngủ rất say. Khi tỉnh dậy Thỏ lại thấy trên bàn mình xuất hiện một củ cải trắng.

Thỏ vui lắm nó chạy đi gọi các bạn:

– Bạn Hươu ơi, bạn Dê ơi hãy đến nhà tôi, chúng ta cùng ăn củ cải trắng thơm ngon này.

Thế là cuối cùng, củ cải trắng ấy được chia sẻ cho cả ba người bạn tốt bụng của chúng ta.

Dạy con hiểu: Khi cho đi bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn những thứ mình có.

Dê đen và Dê trắng – Truyện ngắn mẫu số 20

Dê đen và Dê trắng cùng sống trong một khu rừng. Hàng ngày, cả hai thường đến uống nước và tìm cái ăn ở trong khu rừng quen thuộc.

Một hôm, Dê trắng đi tìm cái ăn và uống nước suối như mọi khi. Dê đang mải mê ngặm cỏ, bất chợt một con Sói ở đâu nhảy xổ ra.

Sói quát hỏi:- Dê kia! mi đi đâu?

Dê trắng sợ rúm cả người, lắp bắp:

– Dạ, dạ, tôi đi tìm… tìm cỏ non và…và uống nước suối ạ!

Sói lại quát hỏi:

– Mi có gì ở chân?

– Dạ, dạ, chân của tôi có móng ạ…ạ!

– Trên đầu mi có gì?

– Dạ, dạ, trên đầu tôi có đôi sừng mới nhú…

Sói càng quát to hơn:

– Trái tim mi thế nào?

– Ôi, ôi, trái…trái tim tôi đang run sợ…sợ…

– Hahaha…

Sói cười vang rồi ăn thịt chú Dê trắng tội nghiệp.

Dê đen cũng đi tới khu rừng để ăn cỏ non và uống nước suối. Đang tha thẩn ngặm cỏ, chợt Sói xuất hiện, nó quát hỏi:

– Dê kia, mi đi đâu?

Dê đen nhìn con Sói từ đầu tới chân rồi ngước cổ trả lời:

– Ta đi tìm kẻ nào thích gây sự đây! Sói bị bất ngờ, nó hỏi tiếp:

– Thế dưới chân mi có gì?

– Chân thép của ta có móng bằng đồng.

– Thế…thế…trên đầu mi có gì?

– Trên đầu của ta có đôi sừng bằng kim cương!

Sói sợ lắm rồi, nhưng vẫn cố hỏi:

– Mi…mi…trái tim mi thế nào?

Dê đen dõng dạc trả lời:

– Trái tim thép của ta bảo ta rằng: hãy cắm đôi sừng kim cương vào đầu Sói. Nào, Sói hãy lại đây.

Ôi trời, sợ quá, con Sói ba chân bốn cẳng chạy biến vào rừng, từ đó không ai trông thấy nó lởn vởn ở khu rừng đó nữa.

Dạy con hiểu: Qua câu chuyện ngụ ngôn trên, bạn có thể truyền tải nhiều thông điệp khác nhau cho bé hiểu. Chẳng hạn như biết cách ứng xử trước các tình huống khó, nguy hiểm, lạc quan và bản lĩnh để xử lý vấn đề.

Chú bé chăn cừu – Truyện ngắn mẫu số 21

Một ngày nọ có một cậu bé chăn cừu buồn rầu ngồi trên sườn núi nhìn những con cừu của làng. Để làm vui vẻ cho mình, cậu hít một hơi thật sâu rồi la lên, Sói! Sói! có sói đang đưổi bắt cừu!

Dân làng chạy ngay lên núi để giúp cậu bé đuổi chó sói. Nhưng khi họ đến đỉnh núi thì không thấy con chó sói nào hết. Cậu bé nhìn những khuôn mặt đang giận dữ của dân làng và cười.

Người dân liền bảo với cậu bé “này cậu bé chăn cừu, đừng hô sói khi không có chó sói”. Rồi họ tức giận bỏ xuống núi.

Hôm sau cậu bé lại la toáng lên “Sói! Sói! Có sói đang đuổi bắt cừu!” Vì sự vui sướng nghịch ngợm của mình, cậu bé lại thấy người dân chạy lên núi để giúp cậu đánh đuổi sói.

Nhưng khi người dân không thấy chó sói đâu họ liền nghiêm nghị nói với cậu bé “Hãy giành bài ca đáng sợ của cậu cho khi nào có việc xấu thực sự! Đừng hô sói khi không có chó sói!”

Nhưng cậu bé chỉ nhe răng cười nhìn họ tức giận xuống núi một lần nữa.

Cậu bé chăn cừu và cây đa cổ thụ – Truyện ngắn mẫu số 22

Đó là một thứ cây to, khỏe, lá của nó rậm rạp đến nỗi không một tia nắng nào có thể lọt qua được. Vào những ngày trời nắng nóng người ta thường nghỉ chân một lát và trò chuyện hàn huyên cùng cây dưới bóng cây mát rượi. Mọi người ai cũng biết rằng cây đa rất thông thái vì cây đã có tuổi, đã từng trải.

Một hôm, có một cậu bé chăn cừu ngồi nghỉ mát dưới gốc cây sau một ngày dài phơi mình dưới nắng cậu bé thấy người mệt mỏi và nóng bức. Một làn gió mơn man thổi thoa nhẹ lên tấm thân mỏi mệt của chú bé.

Cậu bé bắt đầu thấy buồn ngủ. Vừa đặt mình xuống cậu bé bỗng ngước mắt nhìn lên những cành cây. Bấy giờ cậu bé bỗng thấy mình thật kiêu hãnh, cậu vẫn thường hay khoe với mọi người rằng cậu có tài chăn cừu và đàn cừu của cậu nhờ vậy mà lớn rất nhanh. Khi cậu bé phát hiện ra cây đa chỉ có những chùm quả rất nhỏ nó bắt đầu thấy ngạc nhiên.

Cậu bắt đầu chế giễu: hư, một cái cây to khỏe thế này mà làm sao chỉ có những bông hoa những chùm quả bé tí tẹo thế kia, mọi người vẫn bảo là cái cây này thông thái lắm kia mà nhưng làm sao nó có thể thông thái khi mà quả của nó chỉ toàn bé xíu như vậy.

ĩ nhiên là cây đa nghe hết những lời của cậu bé nhưng cây vẫn im lặng và cành lá chỉ khẽ rung rinh đủ để cho gió cất lên khúc hát ru êm dịu. Cậu bé bắt đầu ngủ, cậu ngáy o o…. Cốc.

Quả đa nhỏ rụng chính giữa trán của cậu bé, nó bừng tỉnh nhưng càu nhàu: “gừm… người ta vừa mới chợp mắt được có một tí”, rồi nó nhặt quả đa lên chưa hết chưa biết định làm gì với quả đa này bỗng nhiên cậu bé nghe thấy có tiếng cười khúc khích, cậu nghe thấy cây hỏi:

“Có đau không ?”.

“Không nhưng mà làm người ta mất cả giấc ngủ”.

“Đó là bài học cho cậu bé to đầu đấy. Cậu chẳng vừa nhạo tôi là chỉ sinh ra toàn những quả nhỏ xíu là gì”.

“Tôi nhạo đấy tại sao người đời lại bảo bác là thông thái được nhỉ? Phá giấc ngủ trưa của người khác! Thế cũng là thông minh chắc! “.

Cây cười và nói: “Này này anh bạn anh hãy nghe đây những chiếc lá của tôi cho cậu bóng mát để cậu lấy chỗ nghỉ ngơi. ừ thì cứ cho là quả của tôi nó bé đi chăng nữa nhưng chẳng lẽ cậu không thấy rằng tạo hóa hoạt động rất hoàn chỉnh đó sao. Cậu thử tưởng tượng xem, nếu quả của tôi to như quả dừa thì điều gì sẽ xảy ra khi nó rơi vào đầu cậu”.

Cậu bé im thin thít: “ừ nhở”. Câu chưa hề nghĩ đến điều này bao giờ cả.

Cây lại nhẹ nhàng tiếp lời: “Những người khiêm tốn có thể học hỏi rất nhiều điều từ việc quan sát những vật xung quanh đấy cậu bé ạ”.

“Vâng bác đa bác cứ nói tiếp đi”.

“Cậu hãy bắt đầu làm bạn với những gì ở quanh cậu. Chúng ta tất cả đều cần tới nhau. Cậu cứ nhìn bầy ong kia mà xem. Nhờ có ong mà hoa của tôi mới có thể trở thành quả. Thế còn bầy chim kia thì sao. Chúng làm tổ ngay giữa tán lá của tôi đây này. Những con chim bố mẹ kia phải làm việc vất vả cả ngày để bắt sâu nuôi con và cậu có biết việc làm đó có ý nghĩa gì với tôi không?”.

“Không, có ý nghĩa gì vậy hả bác?”.

“Sâu ăn lá chính vậy loài chim kia chính là những người bạn của tôi. Chúng còn giúp cả cậu nữa đấy, sở dĩ cừu của cậu có đủ lá và cỏ để ăn là vì chim chóc đã tiêu diệt hết các loài côn trùng và sâu bọ. Và chưa hết đâu cậu bé ạ!”.

“Còn gì thế nữa hả bác đa”.

“Cậu hãy nhìn xuống chân mình mà xem, những chiếc lá rụng tạo thành lớp thảm mục, những con sâu đào đất ngoi lên để ăn lá, chúng đào đất thành những lỗ nhỏ, nhờ đó không khí có thể vào được trong đất. Có không khí trong đất nên bộ rễ của tôi mới khỏe thế nào đấy. Rễ khỏe nên tôi cũng khỏe hơn. Nào thế bây giờ cậu trẻ đã hiểu chưa?”.

“Cháu hiểu rồi thưa bác. Bác tha lỗi cho cháu nhé vì đã cười nhạo bác bác đa ạ”.

” Không sao bây giờ cháu hãy ra dắt cừu về đi.”

Có thể cậu bé chăn cừu không phải ngay sau đó sẽ trở nên khiêm tốn, học hỏi luôn được nhưng rõ ràng là cậu đã nhận ra người ta không thể sống lẻ loi phải không các bé.

Về sau khi cậu bé nhìn thấy một con sói thực sự đang rình mò đàn cừu của cậu. Rất hoảng sợ, cậu bé vắt chân lên chạy đi dùng hết sức gọi toáng lên “Sói! Sói!”

Nhưng dân làng nghĩ rằng cậu bé lại lừa họ nên không ai chạy lên núi.

Hoàng hôn xuống, mọi người tự hỏi tại sao không thấy cậu bé và đàn cừu trở về. Họ liền leo lên đồi để tìm cậu bé và họ thấy cậu đang vừa khóc vừa nói.

“Thực sự đã có một con sói ở đây! Bầy cừu đã chạy tan tác! Cháu đã hô có Sói! Tại sao các bác không tới?”

Khi trở về làng, một cụ già đã khoác tay lên cậu bé và an ủi “sáng mai chúng ta sẽ giúp cháu tìm những con cừu bị mất, không ai tin một kẻ nói dối ngay cả khi họ đang nói thật cháu ạ !”

Chuyện cô Mây – Truyện ngắn mẫu số 23

Trên trời có một đám mây xinh đẹp, khi thì cô mặc áo trắng như bong, khi thì cô mặc áo xanh biếc, lúc thì cô lại đổi áo màu hồng tươi. Cô mây cứ suốt ngày nhởn nhơ bay lượn, lúc lướt trên đỉnh núi, ngọn đồi, lúc bay trên biển cả mênh mông, lúc vờn đồng quê bát ngát. Nhưng bay mãi một mình cũng buồn vì chẳng có ai chơi với cô. Bác Mặt trời bận tỏa ánh nắng cho người phơi thóc. Cô mặt trăng bận rãi ánh vàng cho các em bé vui chơi. May thay cô gặp Chị Gió. Cô gọi:

– Chị Gió ơi?

Chị Gió đáp:

– Chị đang bận rủ các bạn mây các nơi về làm mưa đây. Em có muốn làm mưa không?

– Làm mưa để làm gì hả chị?

– Làm mưa để cho cây cối tốt tươi, cho lúa to bong, cho khoai to củ.

– Thế làm mưa có dễ không chị Gió?

– Làm mưa cũng dễ thôi nhưng mà phải mệt, phải nhịn mặc áo đẹp, phải chịu lạnh rồi tan thành mưa, rơi xuống ruộng đồng.

– Thế không được làm mây nữa ư?

– Không, nhưng lại được làm nước chảy. Nước chảy có ích cho người. Thế em có thích làm nước chảy không?

Mây gật đầu:

Chị cho em đi làm nước chảy với. Nhởn nhơ bay lượn một mình mãi em cũng chán lắm. Em muốn làm việc có ích cho người cơ.

Chị Gió thổi mạnh, đưa mây đi rất nhanh. Càng đi, càng bay sà xuống thấp, mây các nơi cùng kéo về đông nghịt, màu áo xám làm tối cả một vùng trời. Ai nấy đều nhanh nhẹn vội vàng kéo nhau sà xuống thấp. Bỗng cô nhìn thấy một đoàn trẻ bé đang chơi trong vườn hoa, đàn trẻ nhảy nhót tung tăng ngẩn mặt lên trời mà hát:

Cầu trời mưa xuống

Lấy nước tôi uống

Lấy ruộng tôi cày

Lấy bát cơm đầy

Lấy rơm đun bếp.

Cây, lá, cỏ, hoa thấy mây xám bay ngang cũng ngẩng đầu lên rì rào nói:

Mưa rơi xuống đây

Cho tốt cỏ cây

Cho tươi hoa lá

Nhớ mong mưa quá

Mưa ơi! Mưa ơi!

Vừa lúc đó cơn lạnh ùa đến. Đám mây xám rùng mình tan thành những giọt nước thi nhau tưới xuống đất rào rào. Đoàn trẻ dắt nhau chạy trốn dưới mái hiên. Cỏ, cây, hoa, lá tươi tỉnh mỉm cười đón mừng những giọt nước trong vắt đáng yêu.

Thế là cô Mây trên trời cao đã hóa thành dòng nước chảy tràn khắp ao hồ, đồng ruộng, sông ngòi. Vài hôm nữa bác mặt trời chiếu xuống nước bốc thành hơi. Chị Gió lại đưa nước lên trở thành Mây.

Cậu bé mũi dài – Truyện ngắn mẫu số 24

Ngày xưa có một cậu bé có cái mũi rất dài,vì thế mọi người gọi cậu là: “Bé mũi dài”

Một buổi sáng đẹp trời, tiếng gió vi vu thổi, tiếng chim Họa Mi hót véo von. Bé Mũi dài nhìn thấy vườn hoa với muôn vàn bông hoa đua sắc khác nhau: Hoa Hướng Dương vàng rực, Hoa Hồng, Hoa Cẩm Chướng đỏ tươi.

Chú bé nhìn thấy một cây táo sai trĩu quả,những quả táo chín đỏ, thơm nức. Chú vội vàng leo lên cây để hái nhưng… chú không trèo lên được vì vướng phải cái mũi dài của mình. Bực quá chú nói: “Ước gì cái mũi của tôi biến mất, tôi chẳng cần cái mũi, tôi chỉ cần cái miệng để ăn đủ thứ thơm ngon trên đời, cũng chẳng cần có tai làm gì cả”.

Lúc đó chú Ong, cô Họa Mi đứng gần đó, thấy vậy đều ngạc nhiên nói:

– Tại sao bạn không cần mũi? Đối với tôi mũi rất cần, có mũi tôi mới có thể thở được, ngửi và phân biệt được các mùi thơm khác nhau của các loài hoa.

Lúc đó chim Họa Mi bay đến chỗ Mũi dài nói:

– Nếu bạn không có tai thì làm sao nghe được tiếng hót của tôi và những âm thanh kỳ diệu xung quanh.

Các cô hoa cũng rung rinh nói:

– Nếu bạn không có mắt bạn có nhìn thấy những màu hoa rực rỡ của chúng tôi không?

Bé mũi dài nghe xong hốt hoảng thấy mình không thể thiếu chúng được. Từ đó cậu luôn giữ gìn vệ sinh cơ thể, giữ gìn đôi mắt, cái mũi… không bao giờ có ý định vứt chúng đi nữa.

Chú chim nhỏ lười biếng – Truyện ngắn mẫu số 25

Có một chú chim nhỏ được bố mẹ cưng chiều nên rất lười biếng. Hàng ngày, ngoài việc ăn chơi và ngủ, chú chẳng làm gì cả. Một hôm các bạn chim rủ rê:

– Chim nhỏ ơi, hãy học bay cùng với tụi mình đi.

– Học bay làm gì? Tớ có bố mẹ chăm sóc, bảo vệ rồi nên không cần học nữa đâu.

Nói rồi chim nhỏ bỏ đi chỗ khác, lấy bánh trái ra ăn. Các bạn chim chỉ biết lắc đầu rồi kéo nhau đi học bay. Chim nhỏ vừa thưởng thức đồ ăn vừa lầm bầm:

– Mình không ngốc khi có đồ ăn ngon mà không ăn, lại đi học những thứ vô bổ.

Một tháng qua đi, các bạn chim đều đã biết bay. Chúng rủ nhau đến thăm chim nhỏ và ngạc nhiên khi thấy nó rất béo ú. Chim nhỏ thì chẳng quan tâm gì đến các bạn mà quay lưng lại tiếp tục ngủ.

Thấy vậy, các bạn chim lần lượt bay đi. Lúc đó, một con rắn núp trong tán cây hiện ra, thè cái lưỡi gớm ghiếc và bò từ từ đến chỗ chim nhỏ đang nằm.

Chim nhỏ vẫn đang ngủ say nên không biết nguy hiểm đang rình rập mình. May sao, các bạn chim đang bay lượn gần đó đã nhìn thấy cảnh tượng này bèn sà nhanh xuống la toáng lên, báo động cho chim nhỏ:

– Chim nhỏ dậy đi, mau bay đi thôi, có rắn kìa.

Chim nhỏ giật mình tỉnh dậy, định vỗ cánh bay, nhưng do không biết bay nên đã rơi từ trên cây xuống. Các bạn của chim nhỏ nhanh trí cắp hai cái cánh của nó rồi bay đến nơi an toàn. Bị mất con mồi, rắn vô cùng tức giận.

Sau khi hoàn hồn, chim nhỏ rất cảm kích ơn cứu mạng của các bạn, nhưng chợt nghĩ tới thái độ lúc trước của mình, nó đỏ mặt hổ thẹn, nói lí nhí:

– Các cậu cho tớ xin lỗi nha. Cảm ơn các cậu đã cứu tớ. Tớ biết lỗi rồi, tớ sẽ học bay như các cậu, các cậu dạy cho tớ bay nhé.

Các bạn chim đồng thanh:

– Tất nhiên là được, nhưng mà…

– Nhưng mà sao? – Chim nhỏ hỏi.

– Cậu phải giảm béo đã, nếu không thì với cái bụng tròn vo, cậu làm sao bay?

Cả bọn cùng cười vui vẻ, một bạn chim tiếp lời:

– Bọn tớ đùa thôi, tụi mình cùng tập cho chim nhỏ bay nào.

Vậy là chim nhỏ đã bỏ thói quen lười biếng của mình, tập bay cùng các bạn.

Tại sao gà trống gáy – Truyện ngắn mẫu số 26

Ngày xưa, Gà Trống có một bộ lông thật là sặc sỡ, đẹp lộng lẫy. Trong khi đó, Công chỉ có một bộ lông khá óng ả, nhưng không được đẹp bằng lông của Gà Trống.

Một hôm, Gà đang đi dạo trong rừng thì gặp Công. Cả hai chuyện trò hợp tính nên kết bạn cùng nhau. Từ đó Công có nhiều dịp nhìn ngắm bộ lông của Gà, và thường mơ ước được có bộ lông đẹp như thế. Còn Gà thì vô tình không biết sự mong ước của Công, nên vẫn vô tình phô trương nét đẹp của bộ lông mình cho Công thấy. Khiến Công ngày càng thêm thèm muốn chiếm đoạt bộ lông đó.

Đến ngày kia, Công chợt nghĩ ra một kế để gạt Gà. Công giả bộ buồn rầu và than phiền cùng Gà:

– Buồn quá bạn ạ, chiều nay tôi phải dự tiệc cùng bạn bè nhưng lại chẳng có bộ áo nào đẹp để đi dự tiệc cả.

– Gà ngắm nghía Công rồi nói:

– Bộ áo của bạn cũng đẹp lắm. Chẳng mấy ai có được bộ áo như bạn đâu. Công ạ, bạn đừng buồn nữa.

Công vẫn thở dài, rồi ngỏ ý:

– Bộ áo của tôi tuy cũng không tệ, nhưng bì sao được với bộ của bạn. Kìa, bạn nhìn thử mà xem. Dáng bạn oai phong lẫm liệt. Trên đầu thì có cái mào đỏ dựng đứng trông như vương miện của vua. Đôi chân vàng óng trông như đôi hia vàng. Còn bộ lông của bạn thì quả thật tuyệt vời vô cùng. Óng ánh đủ màu cầu vồng. Trông thật rực rỡ và uy nghi. Đẹp vô cùng. Giá mà bạn cho tôi mượn tạm bộ áo bạn để đi dự tiệc thì quý biết chừng nào.

Gà vui khi nghe Công khen ngợi bộ áo của mình nên tỏ vẻ dễ dãi, đồng ý cho Công mượn. Công mừng quá vội trao đổi áo với Gà ngay lập tức. Trước khi chia tay với Gà, Công còn hứa chắc chắn rằng sẽ trả lại bộ áo cho Gà ngay sớm hôm sau, trước lúc mặt trời mọc. Gà tin lời nên vui vẻ chờ đợi.

Nhưng than ôi! Gà cứ chờ mãi, chờ mãi. Mặt trời mọc rồi lại lặn, lặn rồi lại mọc mà vẫn chẳng thấy bóng dáng của Công. Gà tiếc bộ áo lộng lẫy của mình vô cùng nên cứ thao thức. Trời vừa hửng sáng, mặt trời sắp sửa mọc thì Gà đã vội choàng dậy mà cất cao giọng gọi:

– Ò…ó…o…o… Ò…ó…o…o…. Sáng rồi, Công ơi, trả áo cho tôi… Ò…ó…o…o… Ò…ó…o…o..

Và cũng từ đó đến nay, Công mới có bộ lông thật lộng lẫy như ta thường thấy. Mỗi khi nhớ lại chuyện xưa, Công lại thích chí giương cánh, xòe bộ lông đuôi óng ánh rực rỡ ra để khoe. Còn Gà Trống chỉ còn có bộ lông như hiện tại, và Gà vẫn cất cao giọng mỗi buổi sáng đến mong Công nghe mà trả lại áo cho Gà

Con chim vô duyên – Truyện ngắn mẫu số 27

Có một chú chim không thích ngủ trưa, cứ giờ ngủ trưa là nó lại bay đến trang trại ngay gần đó và cố tình hót suốt để trêu đám cừu và đám bò sữa:

" Lêu lêu đồ bò sữa ục ịch"

" Cừu ơi sao mà suốt ngày khoác lên mình bộ lông dày thế, nóng quá, nóng quá!"

Đám cừu và đám bò sữa tức lắm nhưng không làm được gì nó

vì chim đậu ở tít trên cành cây cao.

Một hôm nọ, khi con chim đang mải mê trêu đám cừu và bò mà không ngờ có một con đại bàng lớn đang định vồ lấy nó. May mà có đám cừu và bò rống lên để báo hiệu, con chim nọ liền cất cánh thật nhanh để trốn con đại bàng.

Từ lần đó, con chim rất hối hận và không trêu ai kiểu đó nữa.

Chú Chồn lười học – Truyện ngắn mẫu số 28

Chồn mướp sống ở khu rừng thông, vì là con một nên cậu được cha mẹ cưng chiều vô cùng. Tới tuổi đi học rồi, nhưng Chồn mướp vẫn không chịu đến trường, cứ lo rong chơi.

Bố mẹ cưng quá nên Chồn sinh hư, khuyên bảo mấy cậu cũng không nghe, còn cãi lại nữa. Chồn rủ Nhím đi chơi, nhưng Nhím từ chối vì phải lo đi học. Cả Thỏ và Sóc cũng vậy. Chồn phải đi chơi một mình, mảii ham bắt bướm nên càng lúc càng đi lạc vào trong rừng. Chồn tìm đường ra ngoài, nhưng không biết chữ nên không đọc được bảng chỉ dẫn.

Cậu ngồi xuống vừa khóc vừa hối hận, nếu chịu khó đi học biết chữ thì bây giờ đâu phải như thế này. Đúng lúc đó thì bác Sư Tử xuất hiện, chồn tưởng mình sắp bị ăn thịt nên quỳ lạy xin tha mạng. Bác Sư Tử bảo: “Ta chỉ muốn giúp cháu thôi, vì cháu không biết chữ chứ gì?” Chồn gật đầu.

Được bác Sư Tử khuyên răn và chỉ đường, Chồn mừng lắm và nhất quyết từ nay phải đi học.

Chuyện của Dê con – Truyện ngắn mẫu số 29

Dê mẹ ốm nặng phải nằm ở nhà liền gọi Dê con đến và hỏi:

- Con ơi, hôm nay con tự đi kiếm thức ăn nhé! Nhưng con phải cẩn thận gặp chó Sói đấy! Chó Sói có....

Chưa kịp nghe mẹ nói hết chó Sói đã nhanh nhẩu và bảo:

- Mẹ cứ yên tâm, con biết rồi!

Nói rồi Dê con chạy vào rừng.

Dê con gặp một con vật có 2 cành cây khô chạy trên rừng. Dê con nghĩ:" Chắc đây là Chó Sói rồi" và quay đầu bỏ chạy. Nhưng con vật đó cứ cười và nói:

- "Này Dê con, tớ Hươu đây, có gì mà bạn hoảng hốt thế?"

Dê con đã nghe mẹ kể về bạn Hươu hiền lành tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người nên nó dừng lại và nói:

- “Ơ thế là bạn Hươu ah?"

- "Uh bạn vào rừng phải cẩn thận không gặp chó Sói, chó Sói có cái đuôi dài xù và hàm răng… "

Dê con chẳng đợi bạn nói hết câu đã đáp:

- “Tớ biết rồi”

Nói xong, Dê con đi tiếp vào rừng, Dê con ngẩng đầu lên cây và thấy một con vật đuôi lông xù. Dê con vừa hét vừa hoảng sợ bỏ chạy:

“Mẹ ơi chó Sói”

Con vật ở trên cây bèn gọi:

- “Dê con ơi tôi không phải là chó Sói đâu, tôi là Sóc đây, chó Sói có móng vuốt…”

Chẳng đợi Sóc nói xong, Dê con bèn đáp:

“Tôi biết rồi” và nó chạy tót đi, được một quãng, Dê con gặp một con vật có bộ lông màu xám. Con vật cất giọng ôn tồn:

- “Chào cháu Dê con, Bác có quà cho cháu đây, lại đây với bác nào”

Dê con nghe nói được cho quà thì thích lắm liền tiến lại gần, chợt cô Thỏ nâu đi ngang qua có chuyện bèn gọi to:

-“Dê con ơi chó Sói đấy chạy mau”

Dê con hốt hoảng chạy thục mạng, ngoảnh lại đăng sau Dê con thấy chó Sói đang đuổi theo. Đang lúc nguy cấp cô Thỏ nâu bèn chạy ngang qua chó Sói, chó Sói liền đuổi theo cô Thỏ nâu. Thừa cơ, Dê con chạt vội về nhà, cô Thỏ nâu nhanh trí chui vào một hốc cây, chó Sói đành tiu nghỉu bỏ đi,

Dê mẹ thấy Dê con chạy về liền hỏi:

- “Có chuyện gì vậy hả con”

- “Con vẫn chưa kiếm được cái gì ăn nên bụng đói meo. Nhưng con đã gặp bạn Sóc, Hươu, cô Thỏ nâu và cả chó Sói hung ác nữa đấy”

-“Vậy à, và còn gì nữa nào

- “ Dạ từ nay trở đi con sẽ lắng nghe lời chỉ bảo của mọi người và chẳng dám nói “ biết rồi” nữa đâu ạ.

Đôi bạn tốt – Truyện ngắn mẫu số 30

Thím Vịt bận đi chợ xa đem con đến gởi bác gà mái mẹ. Gà mái mẹ gọi con ra chơi với Vịt con. Gà con xin phép mẹ dẫn Vịt con ra vườn chơi và tìm giun để ăn. gà con nhanh nhẹn đi trước. Vịt con lạch bạch theo sau.

Thấy Vịt con chậm chạp, Gà con tỏ ra không thích lắm. Ra tới vườn, Gà con lấy hai chân bới đất tìm giun. Ngón chân của Vịt có màng không bới đất được. Vịt con cứ lạch bạch khiến đất bị nén xuống. Gà con không tài nào tìm giun được. Gà con tức quá nói với Vịt con :

- Bạn chẳng biết bới gì cả, bạn đi chỗ khác chơi để tôi bới một mình vậy. Vịt con thấy Gà con cáo với mình cũng buồn, liền bỏ ra ao tìm tép ăn. Một con Cáo mắt xanh, đuôi dài nấp trong bụi rậm, thấy Gà con đi tìm mồi một mình định nhảy ra vồ. Gà con sợ quá vội ba chân bốn cẳng chạy ra bờ ao. Gà con vừa chạy vừa kêu : “Chiếp, chiếp, chiếp !”.

Vịt con đang lặn ngụp tìm tép, nghe tiếng bạn gọi vội lướt nhanh vào bờ kịp cõng bạn ra xa. Cáo chạy tới bờ đã thấy Gà và Vịt đang ở gần ao sâu. Chờ mãi không được, Cáo liếm mép và bỏ đi. Nhờ Vịt có đôi chân như mái chèo bơi rất nhanh mà Gà con thoát chết... Lúc này Gà con mới thấy việc mình đuổi Vịt con là không tốt, và xin lỗi bạn. Vịt con không giận mà còn mò tép cho gà con ăn.

Từ đấy mỗi khi Vịt con đến chơi. Gà con mừng tíu tít đi tìm giun cho Vịt con ăn. Gà con nhanh nhẹn đi trước, Vịt con lạch bạch theo sau. Hai bạn gà và Vịt rất quý mến nhau.

Chú bé chăn cừu – Truyện ngắn mẫu số 31

Một chú bé chăn cừu cho chủ thả cừu gần một khu rừng rậm cách làng không xa lắm. Chăn cừu được ít lâu, chú cảm thấy công việc chăn cừu thực là nhàm chán. Tất cả mọi việc chú có thể làm để giải khuây là nói chuyện với con chó hoặc thổi chiếc sáo chăn cừu của mình.

Một hôm, trong lúc đang ngắm nhìn đàn cừu và cánh rừng yên tĩnh chú bé chợt nhớ tới lời chủ của chú từng dặn rằng khi sói tấn công cừu thì phải kêu cứu để dân làng nghe thấy và đánh đuổi nó đi.

Thế là chú nghĩ ra một trò chơi cho đỡ buồn. Mặc dù chẳng thấy con sói nào, chú cứ chạy về làng và la to:

– Sói ! Sói !

Đúng như chú nghĩ, dân làng nghe thấy tiếng kêu bỏ cả việc làm và tức tốc chạy ra cánh đồng. Nhưng khi đến nơi, họ chẳng thấy sói đâu, chỉ thấy chú bé ôm bụng cười ngặt nghẽo vì đã lừa được họ.

Ít ngày sau chú bé chăn cừu lần nữa lại la lên:

– “Sói ! Sói !”.

Và một lần nữa dân làng lại chạy ra giúp chú. Nhưng họ lại chẳng thấy con sói nào, chỉ thấy chú bé chăn cừu nghịch ngợm ôm bụng cười khoái chí.

Thế rồi vào một buổi chiều nọ, khi mặt trời lặn xuống sau cánh rừng và bóng tối bắt đầu phủ đầy lên cánh đồng, một con sói thực sự xuất hiện. Nó nấp sau bụi cây rình bắt những con cừu béo non. Bỗng sói phóng vút ra chộp lấy một chú cừu tội nghiệp. Thấy sói cả đàn cừu sợ hãi chạy toán loạn, chú bé chăn cừu cũng hoảng loạn vô cùng.

Quá hoảng sợ, chú bé chăn cừu vội chạy về làng và la to:

– “Sói ! Sói !”.

Nhưng mặc dù dân làng có nghe tiếng chú kêu, không một ai chạy ra để giúp chú như những lần trước cả. Vì mọi người nghĩ chú lại bày trò nói dối như trước.

Thế là sói thỏa sức bắt mồi, giết chết rất nhiều cừu của chú bé. Sau khi đã chén no nê, nó biến mất vào rừng rậm. Chú bé buồn bã ngồi giữa đồng cỏ, lòng đầy hối hận về hành động nói dối của mình và hậu quả của trò đùa dại dột gây ra.

Ý nghĩa câu chuyện: Nói dối là một tật xấu. Người hay nói dối ngay cả khi nói thật cũng không ai tin.

Ba anh em – Truyện ngắn mẫu số 32

Một gia đình nọ có ba người con trai. Khi các con đã khôn lớn, người cha gọi các con lại và bảo:

– Các con hãy đi học lấy một nghề. Bất kể nghề nào mà giúp ích được cho xã hội cũng đều đáng quý. Các con hãy học cho giỏi. Đứa nào giỏi nhất bố sẽ cho phần thưởng.

Người anh cả muốn làm thợ đống móng ngựa. Người anh thứ hai muốn làm thợ cạo. Người em út muốn làm thầy dạy võ. Ba anh em chia tay nhau mỗi người một ngả.

Cả ba người đều gặp được thầy giỏi. Ai cũng cố gắng học nên ai cũng thành thạo tay nghề.

Đúng ngày hẹn, ba anh em trở về nhà. Họ bàn tính xem làm thế nào để thi thố tài năng với nhau. Chợt, có một chú thỏ băng qua đồng cỏ. Anh thợ cạo reo lên:

– May quá, thật vừa đúng lúc.

Đợi cho thỏ chạy qua, anh cầm dao cạo râu cho thỏ mà không hề làm cho thỏ sầy da chút nào.

Người bố khen:

– Khá lắm, nếu anh con và em con không giỏi hơn thì bố cho con cái nhà.

Một lát sau, một cỗ xe ngựa phóng qua. Anh đóng móng ngựa nói:

– Bố xem tài con nhé!

Anh liền tháo bốn móng sắt và thay bốn móng mới trong khi con ngựa vẫn phi đều.

Người bố lại khen:

– Con giỏi lắm, không kém gì em hai. Chẳng biết nên cho đứa nào nhà đây.

Vừa lúc ấy, trời bắt đầu mưa. Người em út nói:

– Thưa cha, giờ đến lượt con.

Anh liền tuốt gươm ra múa kín trên đầu. Không một giọt mưa nào rơi được vào mình anh. Trời mưa mỗi lúc một to. Nước mưa xối ào ào, song đầu tóc, quần áo anh vẫn khô nguyên.

Ông bố gật gù:

– Con là đứa giỏi nhất.

Hai người anh cũng trầm trồ thán phục và công nhận người em út xứng đáng được bố thưởng cái nhà. Phần thưởng quý báu mà cả đời người cha đã tạo dựng nên.

Nhưng từ nhỏ ba anh em vốn luôn yêu thương nhường nhịn nhau, nên đến giờ người em út không muốn một mình nhận ngôi nhà của cha. Anh xin cha cho ba anh em vẫn ở chung như trước. Thế là họ lại chung sống với nhau, mỗi người giỏi một nghề. Họ tài và khéo như thế nên cuộc sống của họ sung túc. Họ vui vẻ, hòa thuận như vậy cho tới già.

Chú thỏ thông minh – Truyện ngắn mẫu số 33

Trong khu rừng nọ có một chú Thỏ con thông minh sống cùng mẹ. Ngày ngày, Thỏ con thường tung tăng chạy ra bờ sông uống nước. Trước khi đi, bao giờ Thỏ mẹ cũng nhắc:

– Con phải cẩn thận nhé vì Cáo cũng hay ra sông dạo chơi lắm đấy!

Một ngày nọ, vừa mới cúi xuống uống no bụng nước, Thỏ con ngẩng bất ngời thấy Cáo đang đứng gần mình và tỏ ra thân thiện:

– Chào Thỏ con, lên lưng anh cõng vào rừng hái nấm và hoa nào!

Thỏ con chần chừ nhìn Cáo. Chợt nhớ lời mẹ dặn, Thỏ con nhanh trí giả vờ hào hứng đáp lời:

– Ôi thế thì thích quá anh Cáo ơi, chờ em về nhà lấy mũ đội che nắng đã nhé!

Nói rồi Thỏ con nhanh nhẹn chạy ù về nhà. Thỏ con kể lại câu chuyện gặp Cáo cho mẹ nghe. Thỏ mẹ ôm Thỏ con vào lòng, khen con thông minh và nhanh trí.

Trong lúc ấy, ở ngoài bờ sông, con Cáo gian ác và ngờ nghệch cứ đứng chờ mãi, chờ mãi mà không thấy Thỏ con trở lại. Cuối cùng, khi ông mặt trời đã đi ngủ, nó không thể chờ được nữa nên đành ôm cái bụng đói meo lủi thùi đi về rừng.

Chó sói và đàn dê, chuyện dành cho bé 1-2 tuổi

Nếu mẹ muốn kể chuyện cho bé ngủ có cả thơ nữa thì truyện “Chó sói và đàn dê” là một câu chuyện hay. Nếu mẹ diễn đạt bằng cử chỉ và giọng đọc truyền cảm thì bé còn thuộc luôn cả câu chuyện và diễn theo nữa cơ:

“Ngày xửa ngày xưa, ở một khu rừng nọ có một con dê mẹ và 7 chú dê con. Họ sống với nhau hạnh phúc trong một ngôi nhà nho nhỏ, xinh xắn và ấm cúng.

Dê mẹ thường phải vào rừng để tìm cỏ non, vì ăn cỏ no thì dê mẹ mới có sữa cho đàn dê con bú. Một hôm, khi chuẩn bị đi vào rừng, dê mẹ bèn gọi đàn con lại dặn dò:” Các con ở nhà nhớ khóa chặt cửa. Khi nào mẹ về, nghe thấy mẹ đọc bài thơ này thì hẵng mở cửa ra:

Dê con ngoan ngoãn

Mau mở cửa ra

Mẹ đã về nhà

Cho các con bú.

7 chú dê con vâng lời mẹ đóng chặt cửa. Thế nhưng, có một con chó sói độc ác sống ở gần đó đã nghe thấy lời dặn của dê mẹ. Sau một hồi tính toán, nó nảy ra ý định lừa dê con mở cửa để ăn thịt các chú. Sau khi dê mẹ đi khỏi, chó sói liền đến gõ cửa rồi giả giọng dê mẹ:

“Dê con ngoan ngoãn

Mau mở cửa ra

Mẹ đã về nhà

Cho các con bú”

Bảy chú dê con nhận ra giọng ồm ồm của chó sói nên đã nhất quyết không mở cửa.

Một lúc sau, chó sói lại đến và gõ cửa. Lần này nó giả giọng nhẹ nhàng hơn cho giống với giọng dê mẹ. Nhưng lần này, nó cũng không vào đươc ngôi nhà vì những chú dê con thông minh đã đòi sói phải cho xem móng. Khi thấy móng chân đen xì của con sói, các chú đã không cho nó vào.

Chó sói nham hiểm liền đến tiệm bánh mua bột mỳ trắng và xoa vào móng vuốt của mình.

Khi nó đến gõ cửa lần thứ ba, những chú dê con nhìn thấy bộ móng màu trắng và cứ tưởng rằng đó là mẹ của mình. Dê con mở cửa cho sói vào nhà và nó lao đến và nuốt chửng cả bầy dê vào bụng, may thay chú dê bé nhất trốn thoát đươc. No nê, con sói độc ác tìm một gốc cây rồi lăn ra ngủ. Khi ấy, dê mẹ trở về và chú dê bé nhất nhào vào lòng mẹ nức nở.

Dê mẹ liền mổ bụng sói ra. Lần lượt từng chú dê con nhảy ra. Dê mẹ bảo dê con lấy đá nhét vào bụng sói và khâu lại.

Khi chó sói tỉnh dậy nó cảm thấy vô cùng khát nước, nó lần mò ra giếng uống nước.

Vì trong bụng nặng trĩu toàn đá là đá nên nó bị rơi tòm xuống giếng. Thế là hết đời con sói gian ác.

Chú chồn lười học – Truyện ngắn mẫu số 34

Đây là một trong những nội dung kể chuyện cho bé ngủ vừa hay vừa ngắn gọn. Mẹ có thể thêm thắt các chi tiết để truyện thêm hấp dẫn và mang tính giáo dục, giúp bé chăm đến lớp hơn:

“Chồn mướp sống ở khu rừng thông, vì là con một nên cậu được cha mẹ cưng chiều vô cùng. Tới tuổi đi học rồi, nhưng chồn mướp vẫn không chịu đến trường, chỉ rong chơi mà thôi. Vì được nuông chiều quá, chồn mướp đâm ra bướng bỉnh, không chịu nghe lời ai. Ai khuyên gì cậu cũng không nghe mà còn cãi bướng.

Một hôm, Chồn mải chơi, bị lạc vào sâu trong rừng mà không biết đường ra. Cậu ta lang thang mãi mới tìm được bảng chỉ đường. Nhưng khổ nỗi, không biết chữ nên chồn không đọc được.

Cậu ngồi xuống vừa khóc vừa hối hận, nếu chịu khó đi học biết chữ thì bây giờ đâu phải như thế này. Đúng lúc đó thì bác sư tử xuất hiện, chồn tưởng mình sắp bị ăn thịt nên quỳ lạy xin tha mạng.

Bác sư tử bảo: “Ta chỉ muốn giúp cháu thôi, vì cháu không biết chữ chứ gì?” Chồn gật đầu. Được bác sư tử khuyên răn và chỉ đường, chồn đã tìm về được ngôi nhà của mình. Chú mừng lắm và nhất quyết từ nay phải đi học”.

Ngựa trắng không nghe lời mẹ – Truyện ngắn mẫu số 35

Có một chú ngựa trắng lúc nào cũng muốn làm trái với những điều đã được dặn.

Một hôm, Ngựa mẹ cho Ngựa Trắng được đi dạo một mình. Trước khi đi Ngựa mẹ dặn: “Không được ngủ ở chỗ đất cao”. Ngựa Trắng “Vâng ạ” rồi chào mẹ lên đường.

Đêm đến, Ngựa Trắng tìm chỗ ngủ. Nhớ lời mẹ dặn không được ngủ nơi đất cao, nhưng nó lại tự nhủ: “Ta cứ ngủ chỗ cao xem, chắc gì đã không tốt”. Đêm đến, gió thổi ào ào. Ngựa Trắng không ngủ được vì lạnh.

Hôm sau, Ngựa Trắng tìm về đàn. Ngựa mẹ lại bảo: “Lúc đi phải đi giữa đàn”. Ngựa Trắng lại tự nhủ: “Tại sao ta lại cứ phải đi ở giữa đàn?”.

Rồi nó làm ngược lại lời mẹ dặn. Nó vượt lên đi ở phía trước đàn và bị ngay mấy con hung hăng khác cắn vào chân sau. Nó thử lùi lại đi sau cùng, liền bị người chăn ngựa đánh vào mông thúc giục. Ngựa Trắng liền đi vào giữa đàn thì rất bình yên.

Bấy giờ Ngựa Trắng mới thấm thía: “Lời mẹ dạy thật không sai chút nào. Từ nay trở đi mình sẽ không bao giờ làm trái lời mẹ như thế nữa”

TRUYỆN BẦY NHỆN CON TỐT BỤNG – Truyện ngắn mẫu số 36

Khi mặt trời rải ánh nắng vàng lên thảm cỏ, một nàng bướm hồng xinh xắn vô tình mắc vào mạng nhện giăng giăng.

“Ối” bướm hồng kêu thảm thiết, nàng giãy giụa mong thoát khỏi tấm mạng nhưng lại càng bị tơ quấn chặt hơn.

Lúc bấy giờ , bầy nhện con đã thức dậy sau giấc ngủ. Chúng trông thấy nàng bướm hồng đang mắc kẹt: ” A ha, sắp được đánh chén 1 bữa no nên rồi!”.

” Mau gọi mẹ đi”- 1 chú nhện lên tiếng.

” Không được đâu, mẹ vẫn đang ngủ đấy” . Lũ nhện con thích thú nhìn nàng bướm hồng bé nhỏ.

” Chúng mình kéo nhau vào ăn thôi”- 1 chú nhện con khác lại lên tiếng.

Một chú nhện con khác lại bảo: ” Đằng nào chúng ta cũng được ăn cơ mà, cứ để đó từ từ xem sao đã. Hãy nhìn đôi cánh xinh đẹp kia đi”. Lúc này nàng bướm hồng đã kiệt quệ sức lực , nằm im trong mạng nhện.

Lũ nhện con hiếu kỳ nhìn bướm hồng.

” Gì thế này, bướm hồng khóc kìa, hình như nó đang bị đau ở đâu đấy thì phải”. Từ trong đôi mắt của bướm hồng , giọt lệ long lanh rưng rưng rơi xuống.

Lũ nhện con bỗng thấy bướm hồng tội nghiệp quá đi thôi.

” Tội nghiệp bướm hồng quá, mẹ mà thức dậy chắc chắn sẽ ăn thịt bướm hồng ngay lập tức mất”..

” Phải đấy, hay là chúng mình thả cô ấy đi đi! . Vậy là lũ nhện con tốt bụng thả nàng bướm hồng ra. Cuối cùng với sự giúp đỡ của bầy nhện con, nàng bướm đã thoát ra khỏi mạng nhện.

” Cảm ơn các bạn nhện bé nhỏ”

” Ha ha , không có gì, tạm biệt cô bướm”

“Á, mẹ dậy rồi, mau trốn đi thôi, mẹ mà biết chúng mình thả nàng bướm hồng ra kiểu gì cũng mắng cho coi”. Bầy nhện chạy toán loạn trốn núp dưới tán cây. Bướm mẹ vừa ngủ dậy thấy nàng bướm hồng bay lượn trên bầu trời lẩm bẩm.” cô bướm hồng kia thật xinh đẹp, một mùa xuân tươi đẹp nữa lại đến rồi!”

Thấy tâm trạng mẹ vui vẻ bầy nhện con liền rón rén bò ra khỏi đám lá.

” mẹ ơi!”. ” Mẹ ơi!”…

CHUYỆN QUẢ TRỨNG VỊT CỦA BÉ THÔNG MINH – Truyện ngắn mẫu số 37

Bé Minh có 1 cái sân đồ chơi, trong đó có 1 cây đào và cây dâu tằm.

“Con à, đây là sân của con đấy, rất đẹp phải không nào? Bố sẽ để trong sân 1 quả trứng vịt. nó sẽ nở ra 1 con vịt con. Thế là con sẽ có 1 bạn vịt để chơi cùng. Con nhớ phải bảo vệ bạn nhé!

Bố vùi quả trứng vào một đám cỏ mền và còn “xây” cho bé Minh một căn phòng nhỏ xinh trong sân nữa. Bé Minh vui sướng sướng hôn lên má bố 1 cái thật kêu.

Nhưng một ngày nọ bé minh nhận được một bức thư rất kỳ lạ. Trong thư viết: Bé Minh, đêm nay sẽ có nữ hoàng tai to của xứ yêu tinh đến tìm cháu, bà ấy sẽ lấy 1 quả táo để đổi lấy trứng vịt đó.

Bé Minh giật mình thoảng thốt liền chuyển quả trứng tới một gốc cây. Tối hôm đố trời đổ mưa to và quả nhiên nữ hoàng của xứ yêu tinh xuất hiện

“Bé Minh hãy đổi quả trứng lấy quả táo này đi”

“Không được đâu ạ, bạn vịt của cháu vẫn còn ở trong trứng mà”. Bé minh sợ hãi trốn vào sau chiếc ô.

” Mau đem trứng vịt ra đây cho ta”. giọng nữ hoàng văng vẳng.

Lúc đó của sổ bật mở, tiếng của bố từ trong vọng sang. Bố lớn tiếng ra lệnh: “Hãy cho bà nữ hoàng đáng ghét đó 1 bài học đi!”

Cổng vườn bách thú đồ chơi mở ra, các loài vật cùng lao đến chỗ nữ hoàng, nữ hoàng liền bỏ chạy.

Sáng sớm, mặt trời vừa lên : “Quạc, quạc, quạc!”. Vỏ trứng nứt vỡ. Chú vịt con bé nhỏ, lông tơ ướt mèn chui ra. Chú vịt con nhìn bé Minh và mỉm cười yêu thương.

Truyện ngắn kể bé nghe – Truyện ngắn mẫu số 38

Ngày xưa có một anh chàng nọ chăn trâu cho một nhà phú hộ. Một hôm anh đánh trâu ra đồng ăn cỏ.

"Một, ha, ba, bốn...một hai ba, bốn...một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy... Hả! Tiêu rồi, đếm lại coi. Đâu rồi, đâu rồi...một, hai, ba...".

Thật không may, trâu bị mất.

"Cái gì? Mất trâu của ta hả, còn dám về đây sao? Mau đền con trâu lại cho ta".

"Ông ơi, ông tha cho con, con làm gì có tiền mà đến cho ông hả ông?"

"Không nói nhiều, không đền thì ông gông cổ lên quan đó".

"Trời ơi, bây giờ làm sao đây? Mất con trâu thì lần này tiêu thật rồi, nghèo lại gặp cái xui nữa, khổ ghê...".

Anh đang nằm bất động ngoài ruộng suy nghĩ chưa biết phải làm gì thì một con quạ từ đâu bay tới, quạ tưởng là một cái xác chết nên xà xuống.

"Hả..."

Anh nhanh tay tóm được nó.

"Muốn ăn thịt ta hả? Ta phải giết mi mới được".

"Xin cậu làm ơn tha cho tôi đi, tôi còn phải nuôi một đàn con nhỏ ở nhà nữa".

Nghe vậy, anh thương tình thả quạ ra.

"Thôi được rồi, ta tha cho ngươi đấy, đi về đi".

Trước khi bay đi, quạ nhả ra một viên ngọc.

"Cảm ơn anh đã tha mạng, tôi tặng anh thứ này, đây là viên ngọc ước, có nó anh ước gì cũng được ngay".

Anh chàng liền thử.

"Hử, ngọc ước hả...ta thử xem nào...ước gì ta có một con trâu"

Tức thì một con trâu to béo hiện ra.

"Hehe, con trâu thiệt rồi, ước gì có một ngôi nhà thiệt to...hay quá, vậy thì mình ước có một cô vợ thật là xinh đẹp nào...hả?..."

Anh liền dắt trâu về trả ông phú hộ rồi xin nghỉ việc. Nhờ có viên ngọc, cuộc sống hai vợ chồng đầy đủ, toàn vẹn, nhưng người vợ tham lam muốn cả gia đình mình cũng được sung sướng như vậy.

"Ở nhà nghen, tôi đi làm".

Trong lúc chồng đi vắng, nàng đánh cắp viên ngọc quý rồi bỏ về nhà bố mẹ.

"Hả...hả...đâu rồi ta...hả".

"Trời ơi...vợ ơi là vợ...".

Anh bị mất viên ngọc, tiếc quá liền đi tìm...

"Mở cửa, mở cửa".

"Cái gì?...đi về...".

"Trời ơi, mất ngọc ước rồi, đau lòng quá đi...huhu".

Bụt hiện ra và hỏi "Làm sao con khóc?".

"Chuyện là như vầy...là vầy đó Bụt ơi!".

Bụt liền bảo "Thôi đừng khóc nữa, để ta giúp cho con".

"Nghe lời ta, nhớ nghe, làm như vậy đó".

Anh liền làm như lời Bụt dặn, trồng ngay bông hoa trắng trước cửa nhà vợ, bông hoa tỏa ra một mùi hương thơm khác thường khiến cả nhà bên vợ xúm lại ngửi.

"Hừ, thơm ghê bà ha".

Như lạ thay, vừa ngửi xong, mũi người nào người nấy cứ dài ra như mũi loài voi, trông thật tức cười.

"Trời ơi, sao mũi tôi lại dài ra, mũi của tôi..."

Anh nghe tin liền đến nhà vợ hỏi thăm.

"Cha ơi, nhà mình có chuyện gì mà buồn rầu vậy cha".

"Con ơi, không biết nhà ta có tội gì, bị trời phạt như thế này, thiệt là xấu hổ quá con".

"Hahaha, trời ơi, nhìn mắc cười quá. Là do vợ con nó ăn cắp viên ngọc quý của con đó cha".

Nghe vậy, ông ta hối lỗi sai trả lại viên ngọc.

"Vậy hả? Trả con nè, chúng ta không cần viên ngọc này nữa đâu".

Bấy giờ anh mới lấy bông hoa màu đỏ ra cho mọi người ngửi, tức thì mũi của mọi người co lại bình thường như trước. Cả nhà hối hận xin lỗi chàng trai. Hai vợ chồng lại sống hòa thuận với nhau.

Kiến và châu chấu (Dạy về sự chăm chỉ) – Truyện ngắn mẫu số 39

Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít.

Bỗng chú bắt gặp bạn kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ.

Châu chấu cất giọng rủ rê: "Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò truyện và đi chơi thoả thích cùng tớ điii!"

Kiến trả lời "Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ".

"Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa". Châu chấu mỉa mai.

Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn.

Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châu chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn kiến của chúng ta thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè.

 Vua núi Vàng – Truyện ngắn mẫu số 40

Một người lái buôn có hai con, một gái một trai đều nhỏ, chưa biết đi. Bác trang bị hai chiếc tàu, đầy đủ hàng hóa quý giá, tất cả gia tài, của cải đều ở đó. Bác tưởng lãi to. Không ngờ được tin cả hai tàu bị đắm. Bác đang giàu hóa nghèo, chỉ còn một mảnh đất ở xa thị trấn.

Muốn cho khuây khỏa bác ra đó, đi đi lại lại, bỗng bác thấy bên mình có một người đen nhỏ bé hỏi bác tại sao lại buồn. Bác đáp là bác sẵn lòng cho biết nếu y giúp được bác. Y nói:

– Biết đâu tôi lại chẳng giúp được bác điều gì có lợi.

Bác lái buôn liền kể lại của cải của mình đều bị chìm dưới biển. Chỉ còn lại mảnh đất ấy. Người kia đáp:

– Bác đừng lo. Bác muốn bao nhiêu tiền cũng có, miễn là bác hứa với tôi khi về nhà, cái gì chạm vào chân bác trước tiên thì sau mười hai năm nữa bác phải mang lại đây cho tôi.

Bác lái buôn nghĩ bụng: “Chắc chỉ có con chó của mình”, vì bác không hề nghĩ đến đứa con trai nhỏ. Bác nhận lời, thề với người đen sẽ giữ lời hứa. Rồi bác về nhà.

Đứa con trai thấy bố về mừng quá, lần ghế đi đón bố và nắm lấy chân bố. Bác nghĩ đến lời thề lòng đau như cắt, nhưng bác chẳng thấy tiền đâu, bác yên dạ là người đen đùa bác thôi. Một tháng sau bác lên buồng gác xép lấy ít bát đĩa bằng thiếc đem bán thì thấy bát đĩa biến thành vàng cả rồi. Bác vui lắm. Bác bán đi lấy tiền mua hàng, bác giàu hơn trước nhiều.

Lần lần con bác lớn, trí óc mở mang, nhưng thấy con gần tới tuổi mười hai thì bác lái buôn càng đâm lo, lo hiện ra mặt. Một hôm con hỏi bố tại sao lại có vẻ lo, bố không muốn nói. Con năn nỉ mãi, bố phải thú thật là xưa kia bác đã dại dột thề là năm nó mười hai tuổi sẽ giao nó cho một người đen, đền bù lại số vàng bạc người đó đã cho bác. Đứa con đáp:

– Bố không phải lo. Việc rồi đâu sẽ vào đó, người đen sẽ không có quyền lực gì đối với con đâu.

Nó đến xin một vị linh mục ban phép thánh cho. Đến ngày hẹn, nó đi với bố ra mảnh đất ngoài thị trấn. Tới nơi, nó vẽ một vòng tròn cùng bố đứng vào giữa. Người đen hiện ra bảo bố:

– Bác có mang đến cái bác đã hứa với tôi không.

Bác lái buồn im lặng nhưng đứa con trai hỏi:

– Bác đến đây tìm gì?

Người đen đáp:

– Tao nói với bố mày chứ không nói với mày.

Đứa bé đáp:

– Bác đánh lừa bố tôi. Bác hãy xóa bỏ lời thề trong óc bố tôi đi.

Người đen đáp:

– Không, tao không bỏ quyền lợi của tao.

Họ thảo luận với nhau rất lâu rồi đồng ý với nhau như sau: Đứa con trai sẽ không thuộc vào bố cũng không thuộc vào người kia. Nó sẽ phải ngồi vào một chiếc thuyền ở ven sông, bố sẽ lấy chân đẩy ra giữa dòng để con trôi theo ngọn nước. Đứa con từ biệt bố, ngồi vào thuyền và chính bố đẩy thuyền đi. Thuyền lộn nhào. Người bố tưởng con đã chết liền để tang con.

Nhưng chiếc thuyền không đắm, lơ lửng trôi đến một bến xa lạ rồi đứng lại. Anh thanh niên lên bờ, thấy đằng xa có một tòa lâu đài, liền đi về hướng ấy, anh vào thì thấy lâu đài bị phù phép, anh qua các phòng, phòng nào cũng trống rỗng. Ở phòng cuối cùng, anh nhìn thấy một con rắn nước. Đó là một cô gái bị phù phép. Cô thấy anh mừng rỡ bảo:

– Anh đến giải thoát em đấy à? Em đợi anh mười hai năm nay rồi. Cả nước này bị phù phép, anh phải giải thoát đi.

Anh hỏi:

– Tôi phải làm gì?

Cô đáp:

– Đêm nay có mười hai người đen mang nặng xiềng xích hỏi anh làm gì ở đây. Anh đừng đáp, kệ cho chúng muốn làm gì anh thì làm. Chúng sẽ hành hạ anh, đánh đập anh, đâm anh. Đến nửa đêm, chúng sẽ phải bỏ đi. Đêm thứ hai, mười hai người khác sẽ đến, đêm thứ ba sẽ có hai mươi bốn người đến chặt đầu anh. Nhưng cứ đến nửa đêm là chúng sẽ mất hết phép thuật. Nếu anh cứ để chúng hành hạ mà không nói nửa lời thì em sẽ được giải thoát. Em sẽ lấy một chai nước hồi sinh bóp cho anh tỉnh lại, anh sẽ sống và lành lặn như trước.

Anh thanh niên đáp:

– Tôi sẵn lòng giải thoát cho cô.

Việc xảy ra đúng như lời cô nói. Bọn người đen không cậy được anh nửa lời. Đến đêm thứ ba, con rắn nước hóa ra nàng công chúa xinh đẹp, lấy nước hồi sinh bóp cho anh tỉnh lại. Cô ôm cổ anh hôn, ở lâu đài mở hội linh đình. Lễ cưới được tổ chức, anh trở thành Vua Núi Vàng.

Hai vợ chồng cùng nhau sống sung sướng. Hoàng hậu sinh con trai. Tám năm sau, vua nhớ bố tha thiết, muốn gặp lại bố. Hoàng hậu không muốn để vua đi, ngăn lại:

– Em sẽ phải đau khổ, nếu chàng đi.

Nhưng rồi bà cũng phải bằng lòng. Khi vua lên đường, bà trao cho vua một chiếc nhẫn thần và bảo:

– Chàng đeo nhẫn này vào ngón tay, muốn đi đâu tự khắc đến ngay. Nhưng chàng phải hứa cùng em là đừng dùng nhẫn bắt em đến chỗ bố chàng.

Vua hứa rồi đeo nhẫn vào ngón tay, ước gì mình đến được thị trấn bố ở. Vua tới nơi liền, nhưng lính canh thấy vua ăn mặc quần áo tuy lịch sự nhưng kỳ lạ thì không để vua vào thành. Vua liền đến một ngọn đồi đổi quần áo cho một gã chăn chiên, vào thành không bị lôi thôi gì.

Khi vua đến trước mặt bố, xưng tên tuổi. Người bố nói rằng mình quả là có một cậu con trai, nhưng nó đã chết từ lâu. Ông thương hại gã chăn chiên tội nghiệp bố thí cho một bữa ăn. Người chăn chiên liền bảo bố mẹ:

– Chính con là con trai bố mẹ đây mà. Con trai bố mẹ có dấu vết gì trên người khả dĩ nhận được ra không?

Người mẹ nói:

– Có, con trai chúng tôi có một dấu giống như quả dâu ở dưới vai bên phải.

Vua vén tay áo lên thì quả có thấy dấu một quả dâu. Hai ông bà chắc chắn là con trai mình thật. Người thanh niên kể lại mình là Vua Núi Vàng, mình đã lấy một nàng công chúa, hai vợ chồng đã có một đứa con trai lên bảy tuổi rất xinh đẹp. Bố nói:

– Ta không tin một tí nào. Kẻ đứng trước mặt ta ăn mặc quần áo chăn chiên tồi tàn không thể nào là vua được.

Người con trai nghe nói tức lắm, quay chiếc nhẫn ước sao vợ con đến ngay bên mình. Họ đến ngay. Nhưng hoàng hậu khóc lóc, than vãn, trách chồng không giữ lời hứa khiến bà đau khổ. Chàng xin nàng tha lỗi cho mình, nói là mình vô ý hành động, chứ không có định phỉ báng nàng. Nàng làm ra bộ tha lỗi cho chàng, nhưng nhất quyết trả thù.

Một hôm, chàng dắt nàng ra ngoài thị trấn và chỉ cho nàng chỗ con sông mà trước kia chàng đã xuống thuyền trôi theo dòng nước. Hai người cảm thấy mệt nhọc, ngồi xuống. Chàng gối đầu vào lòng nàng, chẳng bao lâu ngủ thiếp đi, nàng tháo nhẫn ở ngón tay chàng ra, để lại chiếc hài ở dưới chân chàng rồi ước được về cung với con.

Chàng tỉnh dậy, thấy mình bị bỏ rơi. Ở dưới đất có chiếc hài còn chiếc nhẫn đã biến mất. Chàng định trở về với bố mẹ, lại sợ bố mẹ cho mình là tên trí trá. Chàng tìm cách trở về nơi mình trị vì.

Chàng lên đường gặp ba tên khổng lồ đang cãi nhau vì chia gia tài của bố để lại. Chúng thấy chàng, gọi lại nhờ chàng phân xử. Chúng nói là con người nhỏ bé tinh khôn hơn chúng. Gia tài gồm một thanh gươm, một chiếc áo khoác và một đôi giày ủng. Khi người có gươm hô: “Tất cả ngã xuống đất, trừ ta” thì lời ước thành sự thật trong nháy mắt. Ai mặc chiếc áo khoác thì thành vô hình. Ai đi đôi giày ủng thì muốn đi đâu là đến được đấy. Chàng bảo:

– Hãy đưa cho ta các vật để ta xem, chúng nó còn có đức tính ấy thật không?

Chúng đưa cho chàng chiếc áo khoác. Chàng vừa mặc vào thì đã trở thành vô hình, và biến ra con ruồi. Sau đó chàng lại hiện nguyên hình người và bảo:

– Cái áo khoác tốt đấy, giờ đưa cho ta thanh gươm.

Nhưng bọn chúng từ chối, sợ chàng dùng gươm làm cho chúng rụng đầu. Sau chúng đưa cho chàng miễn là chàng thử gươm vào cây thôi. Chàng nhận lời, chặt một cây sồi to trong khoảnh khắc.

Chàng lại hỏi đôi giầy ủng. Nhưng chúng từ chối và bảo nếu chàng muốn lên đồi thì được lên đồi ngay và như vậy chúng bị thiệt. Chàng hứa là sẽ không làm gì, chúng đưa giầy cho chàng. Khi nắm được ba bảo bối, chàng chỉ nghĩ đến vợ con, liền lẩm bẩm:

– Ước gì ta ở Núi Vàng.

Chàng liền biến khỏi mắt bọn khổng lồ, và như vậy, gia tài của chúng đã bị chia mất. Chàng tới gần lâu đài của mình, thì nghe thấy tiếng nói đùa vui vẻ, tiếng đàn vĩ cầm và tiếng trống vang rộn. Người ta cho chàng biết là vợ chàng làm lễ cưới lấy một người khác. Chàng nổi giận nói:

– Con khốn khiếp! Nó lừa ta, bỏ ta trong khi ta ngủ.

Chàng liền mặc áo tàng hình rồi vào lâu đài. Chàng vào phòng lớn thì thấy một bàn tiệc lớn hết sức thịnh soạn, khách khứa ăn uống vui vẻ. Vợ chàng ở giữa, ngồi trên ngai vàng, đầu đội mũ miện. Chàng đứng sau nàng mà nàng không thấy. Hễ có thức ăn bỏ vào đĩa nàng là chàng lấy ăn liền. Nàng được tiếp thức ăn, đồ uống luôn luôn mà vẫn không có gì, mọi thứ đều biến mất trong nháy mắt.

Nàng vừa khiếp sợ vừa ngượng ngùng, đứng dậy về buồng khóc nức nở. Chàng vẫn theo nàng. Nàng hỏi:

– Quỷ nó theo gót ta, hay là người giải thoát cho ta ngày trước đã đến chăng?

Chàng tát nàng bảo:

– Người giải thoát người đến chăng? Người ấy ở ngay bên cạnh ngươi đây, đồ phản bội! Nỡ nào ngươi lại đối xử với ta như thế?

Sau đó chàng đến phòng lớn bảo:

– Hội hè đã kết thúc, chính vua đã về đây.

Các vua chúa, hoàng thân, cận thần giễu cợt chàng. Chàng hỏi họ một câu ngắn gọn:

– Bay có ra hay không?

Họ đổ xô đến bắt chàng. Chàng rút gươm hô:

– Tất cả ngã xuống đất trừ đầu ta.

Tức khắc tất cả đều ngã xuống và ngất đi. Chàng trở lại làm chúa tể và lại lên ngôi Vua Núi Vàng.