Giáo án Lịch sử 10 bài 9: Vương quốc Campuchia và vương quốc Lào mới nhất

BÀI 9. VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA VƯƠNG QUỐC LÀO

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Về kiến thức: Yêu cầu HS:

-Trình bày được vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của những nước láng giềng gần gũi với Việt Nam.

-Nêu được những giai đoạn phát triển lịch sử của hai vương quốc Lào và Cam-pu-chia.

-Nhận xét được ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ và việc xây dựng nền văn hóa dân tộc của hai nước này.

-Rút ra được nét tương đồng trong lịch sử và văn hóa của 3 nước: Việt Nam- Lào- Campuchia

2.Tư tưởng, tình cảm

-Bồi dưỡng HS tình cảm yêu quý trân trọng những giá trị lịch sử truyền thống của hai dân tộc láng giềng gần gũi của Việt Nam.

-Giúp các em hiểu rõ được mối quan hệ mật thiết của ba nước ta từ xa xưa, từ đó giúp HS hiểu rõ việc xây dựng quan hệ láng giềng tốt, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cơ sở từ trong lịch sử và cần thiết cho cả ba nước, ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương.

3.Kĩ năng

-Kĩ năng tổng hợp, phân tích các sự kiện lịch sử về các giai đoạn phát triển của vương quốc Lào và Cam-pu-chia.

-Kĩ năng lập bảng niên biểu các giai đoạn phát triển của hai vương quốc Lào và Cam-pu-chia.

4.Định hướng các năng lực hình thành:

*Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

*Năng lực chuyên biệt:

-Năng lực tái hiện sự kiện về các phát minh khoa học, kỹ thuật.

-Năng lực thực hành bộ môn

II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH :

1.Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh tài liệu tham khảo liên quan đến bài học, máy tính...

2.Học sinh: - Chuẩn bị bài trước ở nhà

- Sưu tầm thêm tranh ảnh, tư liệu liên quan phục vụ bài học.

III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: trình bày, phân tích, so sánh, rút ra nhận xét.....

IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

1. Tạo tình huống

1.Tạo tình huống:

a.Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b.Phương pháp: GV cho HS xem các hình ảnh về đất nước Camphuchia và Lào. Yêu cầu HS nối các dữ liệu và trình bày 1 số hiểu biết về 2 quốc gia này? HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét, dẫn dắt.

c. Dự kiến sản phẩm: Cam-pu-chia và Lào là hai nước láng giềng gần gũi với Việt Nam, đã có truyền thốn lịch sử lâu đời và một nền văn hóa đặc sắc. Để tìm hiểu sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia và vương quốc Lào phát triển qua các thời kỳ như thế nào? Tình hình kinh tế, xã hội, những nét văn hóa đặc sắc ra sao? Nội dung bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi nêu trên.

2. Hình thành kiến thức mới

MỤC TIÊU – PHƯƠNG THỨC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

HOẠT Đ ỘNG I

Tìm hiểu Vương quốc Cam-pu-chia

Bước 1: Thảo luận nhóm

Trước hết, GV chiếu lược đồ các nước Đông Nam Á lên bảng giới thiệu trên lược đồ những nét khái quát về địa hình của Cam-pu-chia: Như một vùng chảo khổng lồ, xung quanh vùng rừng và cao nguyên bao bọc, còn đáy là biển Hồ và vùng phụ cận với những cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ.

GV ? Người Cam-pu-chia là ai? Họ sống ở đâu? Thời gian lập quốc ?

HS đọc SGK, thảo luận trong 2 phút và trả lời. GV nhận xét và chốt ý.

Bước 2: Cá nhân

GV? Giai đoạn nào Cam-pu-chia phát triển thịnh đạt nhất? Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt?

HS đọc SGK, trả lời câu hỏi.

GV nhận xét, trình bày và phân tích:

+ Thời kỳ Ăng-co (802 - 1432) là thời kỳ phát triển nhất của vương quốc Cam-pu-chia, họ quần cư ở bắc Biển hồ, kinh đô là Ăng-co được xây dựng ở tây bắc Biển hồ (tỉnh Xiêm Riệp ngày nay).

GV chỉ trên bản đồ: Địa bàn ban đầu (thế kỷ V

- VII) ở hạ lưu sông Se-mun (Nam Cò Rạt), địa bàn quần cư ở thế kỷ X - XV địa bàn ở bắc Biển Hồ, kết hợp giới thiệu tranh ảnh về đất nước con người Cam-pu-chia . chú ý đến giới thiệu Ăng Co Vát.

GV? Nêu những nét phát triển độc đáo về văn hóa của vương quốc Cam-pu-chia?

HS đọc SGK trả lời câu hỏi. GV nhận xét và chốt ý:

HOẠT ĐỘNG II Tìm hiểu Vương quốc Lào

Bước 1: Cả lớp và cá nhân

Trước hết GV giới thiệu trên bản đồ về vị trí của Vương quốc Lào cua vương quốc Lào và những nét cơ bản về địa hình: Đất nước Lào gắn liền với con sông Mê-Công, con sông vừa cung cấp nguồn thủy văn dồi dào, trục đường giao thông quan trọng của đất nước, vừa là yếu tố cảu sự thống nhất về mặt địa lí. Có đồng bằng ven sông tuy hẹp nhưng màu mỡ.

- Tiếp theo GV trình bày và phân tích về cư dân và thời gian lập quốc.

Bước 2. cả lớp

GV? Thời kỳ thịnh vượng của vương quốc Lào? Những biểu hiện của sự thịnh vượng?

HS đọc SGK, trả lời câu hỏi. GV nhận xét, chốt ý:

- GV trình bày: Đến đầu thế kỷ XVIII, Lan Xang suy yếubị Xiêm đánhchiếm biến thành một tỉnh, sau trởthành thuộc địa của Pháp 1893.

Bước 3: Nhóm nhỏ

GV? Nêu những nét chính về văn hóa của Vương quốc Lào?

HS đọc SGK trả lời câu hỏi. GV nhận xét và kết luận:

GV kết hợp giới thiệu hình 22 trong SGK "Tháp Thạt Luông - Viêng Chăn (Lào)".

GV nhấn mạnh: Cam-pu-chia và Lào đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trên các lĩnh vực chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc.

Tuy nhiên khi tiếp thu văn hóa nước ngoài, nhất là văn hóa Ấn Độ trong quá trình giao lưu văn hóa, mỗi nước đều đem lồng nội dung của mình vào, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Chính bản sắc dân tộc là sợi dây liên kết dân tộc và thúc đẩy cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc.

- Gv yêu cầu hs liên hệ tình hình lào và Cam pu chia hiện nay, mối quan hệ giữa 3 nước.

1. Vương q uốc Ca m -pu-chia

-Cư dân: chủ yếu là Khơ me.

-Địa bàn sinh sống: ban đầu là phía bắc nước Cam-pu-chia ngày nay trên cao nguyên Cò Rạt và mạn trung lưu sông Mê Công;

-Thời gian thành lập: thế kỷ VI

-Thời kỳ Ăng-co (802 - 1432) là thời kỳ phát triển nhất của vương quốc Cam-pu- chia, họ quần cư ở bắc Biển Hồ, kinh đô là Ăng-co được xây dựng ở tây bắc Biển Hồ.

-Biểu hiện:

+ Về kinh tế: nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển.

+ Xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn.

+ Ăng-co còn chinh phục các nước láng giềng, trở thành cường quốc trong khu vưc.

-Văn hóa: Sáng tạo ra những chữ viết riêng của mình trên sở chữ Phạn của Ấn Độ. Văn học dân gian và văn học viết với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật.

Kiến trúc, nổi tiếng nhất là quần thể kiến trúc Ăng co.

2.Vương q uốc Là o

-Cư dân cổ chính là người Lào Thơng + Lào Lùm.

Năm 1353 Pha Ngừm thống nhất các mường Lào lên ngôi đặt tên nước là Lan Xang (triệu voi).

-Thời kỳ thịnh vượng nhất là cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, dưới triều vua Xu- li-nha Vông-xa. Biểu hiện:

+ Tổ chức bộ máy chặt chẽ hơn: chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.

+ Buôn bán trao đổi với cả người châu Âu. Lào còn là trung tâm phật giáo.

+ Giữ quan hệ hòa hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt, kiên quyết chống quân xâm lược Miến Điện.

-Văn hóa:

+ Người Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ viết của Cam-pu- chia và Mi-an-ma.

+ Đời sống văn hóa của người Lào rất phong phú, hồn nhiên.

-Kiến trúc: Xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo điển hình là Thạt Luông ở Viêng Chăn.

-Nhận xét: Cam-pu-chia và Lào đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trên các lĩnh vực chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc.

Song tiếp thu mỗi nước đều đem lồng nội dung của mình vào, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi bài tập trong SGK.

- Lập bảng niên biểu các giai đoạn phát triển của vương quốc Cam-pu-chia và Lào theo nội dung sau

Tên vương quốc

Thời gian hình thành vương quốc

Giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất

Biểu hiện

- Đọc chuẩn bị trước bài mới.

- Nắm các nội dung chính: Sự hình thành chế độ phong kiến Tây Âu; Khái niệm lãnh địa và nền kinh tế của lãnh địa.