BÀI 2. XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức: Yêu cầu HS:
-Trình bày được đặc điểm tổ chức thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người.
-Nêu được mốc thời gian quan trọng của quá trình xuất hiện kim loại và hệ quả xã hội của công cụ kim loại.
-Phân tích và giải thích được hiệu quả kinh tế và hệ quả xã hội của thời đại kim khí đối với xã hội nguyên thủy
2.Tư tưởng
-Nuôi dưỡng giấc mơ chính đáng - xây dựng một thời đại Đại Đồng trong văn minh.
-HS biết quya trọng những giá trị vật chất, tinh thần xung quanh mình
3.Kỹ năng
Rèn cho HS kỹ năng phân tích và đánh giá tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc. Kĩ năng phân tích và tổng hợp về quá trình ra đời của kim loại - nguyên nhân - hệ quả của chế độ tư hữu ra đời. Định hướng các năng lực hình thành:
4.Định hướng phát triển năng lực:
*Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
*Năng lực chuyên biệt:
-Năng lực tái hiện sự kiện về các phát minh khoa học, kỹ thuật.
-Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến nội dung chuyên đề.
II.THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
-Tranh ảnh thị tộc, bộ lạc, cuộc sống vật chất, tinh tinh thần của người nguyên thủy
-Mẩu truyện ngắn về sing hoạt của thị tộc, bộ lạc.
III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Phương pháp thuyết trình, vấn đap, nêu vấn đề, thảo luận nhóm…………
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1.Tạo tình huống
a.Mục tiêu: giúp hs định hướng nhiệm vụ học tập
b.Phương thức tiến hành:
Gv cho hs xem bức tranh về đời sống của con người thời kì nguyên thủy, yêu cầu hs quan sát và trả lời câu hỏi:
-Quan sát bức tranh em có nhận xét gì về cuộc sống con người thời kì nguyên thủy? Hs suy nghĩ trả lời.
c.Dự kiến sản phẩm
-Hs nhận xét được đời sống: sơ khai, lạc hậu, mọi người cùng nhau sinh hoạt……
-Gv dẫn dắt: Bài một cho chúng ta hiểu quá trình tiến hóa và tự hoàn thiện của con người. Sự hoàn thiện về vóc dáng và cấu tạo cơ thể. Sự tiến bộ trong cuộc sống vật chất. Đời sống của con người tốt hơn - đủ hơn - đẹp hơn - vui hơn. Và trong sự phát triển ấy ta thấy sự hợp quần của bầy người nguyên thủy - một tổ chức xã hội quá độ. Tổ chức ấy còn mang tính giản đơn, hoang sơ, còn đầy dấu ấn bầy đàn cùng sự tự hoàn thiện của con người. Bầy đàn phát triển tạo nên sự gắn kết và định hình của một tổ chức xã hội loài người khác hẳn với tổ chức bầy, đàn. Để hiểu tổ chức thực chất, định hình đầu tiên của loài người đó, ta tìm hiểu bài hôm nay.
2.Hình thành kiến thức mới
MỤC TIÊU - PHƯƠNG THỨC |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
HOẠT Đ ỘNG I : Tìm hiểu thị tộc, bộ lạc Cả lớp và cá nhân Trước hết GV gợi HS nhớ lại những tiến bộ, sự hoàn thiện của con người trong thời đại Người tinh khôn. GV nêu câu hỏi: Thế nào là thị tộc? Mối quan hệ trong thị tộc ?Đời sống vật chất, tinh thân? HS nghe và đọc sách giáo khoa trả lời. HS khác bổ sung. Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý. GV: Ta biết đặc điểm của thị tộc. Dựa trên hiểu biết đó, hãy: -Định nghĩa thế nào là bộ lạc? -Nêu điểm giống và điểm khác giữa bộ lạc và thị tộc? HS đọc SGK và trả lời. HS khác bổ sung. GV nhận xét và chốt ý, hướng dẫn hs ghi bài. HOẠT ĐỘ NG II : Tìm hiểu buổi đầu của thời đại kim khí Theo nhóm GV chia nhóm để tìm hiểu quá trình tìm thấy kim loại - sử dụng nó như thế nào và hiệu quả của nó ra sao Nhóm 1,2: Tìm mốc thời gian con người tìm thấy kim loại? Vì sao lại cách xa nhau như thế? Nhóm 3,4: Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất? HS đọc SGK, trao đổi thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác góp ý. GV kết hợp cho HS xem kênh hình về sự phát triển của sản xuất nông ngiệp: lưỡi cuôc, cày bằng sắt…thủ công nghiệp: luyện kim, làm đồ gốm… HOẠT Đ ỘNG I II : Tìm hiểu sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấpCả lớp và cá nhân GV nêu câu hỏi: Việc chiếm sản phẩm thừa của một số người có chức phận đã tác động đến xã hội nguyên thủy như thế nào? HS đọc SGK trả lời, các HS khác góp ý rồi GV nhận xét và chốt ý, hướng dẫn hs ghi bài. |
1.Thị tộc - bộ lạc a.Thị tộc -Thị tộc là nhóm người gồm 10 gia đình và có chung dòng máu. -Quan hệ trong thị tộc: công bằng, bình đẳng, cùng làm cùng hưởng. -Đời sống vật chất: + công cụ bằng đá mài, xương và sừng + kinh tế chủ yếu nhờ trồng trọt và chăn nuôi, kết hợp săn bắn, hái lượm, biết làm đồ gốm, dệt vải, làm nhà ở… -Đời sống tinh thần: ngôn ngữ, tôn giáo, nghệ thuật nguyên phát triển: hội họa, điêu khắc, thờ cúng tổ tiên... b. Bộ lạc -Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau và có cùng một nguồn gốc tổ tiên. -Quan hệ gữa các thị tộc trong bộ lạc là gắn bó, giúp đỡ nhau. 2.Buổi đầu của thời đại kim khía.Quá trình tìm và sử dụng kim loại Con người tìm và sử dụng kim loại: + Khoảng 5.500 năm trước đây phát hiện đồng đỏ ở Tây Á, Ai Cập + Khoảng 4.000 năm trước đây phát hiệnđồng thau ở nhiều nơi trên thế giới ( Việt Nam) + Khoảng 3.000 năm trước đây con người đã biết sử dụng đồ sắt b.Hệ quả -Sự tiến bộ của kĩ thuật chế tác công cụ: luyện kim, đúc đồng, sắt: loại hình công cụ mới lưỡi cuốc, cày bằng sắt -Sản xuất phát triển: nông nghiệp dùng cày + Năng suất lao động tăng + Khai thác thêm đất đai trồng trọt + Thêm nhiều ngành nghề thủ công nghiệp: luyện kim, đúc đồng, sắt… + Làm ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên. 3.Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp -Người lợi dụng chức quyền chiếm của chung à xuất hiện tư hữu -Gia đình phụ hệ thay gia đình mẫu hệ. -Xuất hiên kẻ giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thủy dần chyển sang xã hội có giai cấp -Nguyên nhân: do sự phát triển của sản xuất, làm xuất hiện của cải dư thừa thường xuyên. |
3.Hoạt động luyện tập
- Giúp HS củng cố lại kiến thức vừa học.
- GV nêu câu hỏi:
1. Thế nào là thị tộc, bộ lạc?
2. Những biến đổi lớn lao của đời sống sản xuất – quan hệ xã hội của thời đại kim khí?
- HS thảo luận trả lời nhanh.
Trả lời các câu hỏi:
1.So sánh điểm giống – khác nhau của thị tộc và bộ lạc
2.Do đâu mà tư hữu xuất hiện ? Điều này đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội như thế nào?
3.Liên hệ sự ra đời nhà nước ở Việt Nam.
-Học sinh thảo luận trả lời, liên hệ được với Việt Nam ngoài những điều kiện đó còn có yêu cầu trị thủy, chống ngoại xâm dẫn đến sự ra đời nhà nước.
V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC
-Học bài cũ, làm bài tập.
-Đọc bài 3:Các quốc gia cổ đại phương Đông.
+ Điều kiện tự nhiên, cuộc sống của cư dân
+ Tìm hiểu các giai cấp trong xẫ hội cổ đại
+ Chế độ chuyên chế cổ đại là gì
+Ý nghĩa của bức tranh hình 1 trang 11, hình 2 trang 12.
+Tư liệu về cuộc sống của tầng lớp quý tộc, nông dân công xã, nô lệ