Giáo án Lịch sử 10 bài 6: Các quốc gia ấn và văn hoá truyền thống Ấn Độ mới nhất

CHƯƠNG 4. ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN

BÀI 6. CÁC QUỐC GIA ẤN VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Về kiến thức: Yêu cầu học sinh:

- Trình bày được sự hình thành vương triều Gúp – ta ở Ấn Độ

-Trình bày được nội dung của văn hóa truyền thống Ấn Độ

-Phân tích và nhận xét được sự ảnh hưởng của văn hóa TT Ấn Độ với các nước trong khu vực và Việt Nam.

2.Về tư tưởng

-Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, tạo nên mối quan hệ kinh tế và văn hóa mật thiết giữa hai nước.

3.Về kỹ năng

-Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp.

4.Định hướng các năng lực hình thành

*Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

*Năng lực chuyên biệt:

-Năng lực tái hiện sự kiện

-Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến bài học.

II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH :

1.Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh và tài liệu tham khảo về văn hóa truyền thống Ấn Độ.

2.Học sinh: - Chuẩn bị bài trước ở nhà

  - Sưu tầm thêm tranh ảnh, tư liệu liên quan phục vụ bài học.

III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: trình bày, phân tích, so sánh, rút ra nhận xét.....

IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1.Tạo tình huống:

a.Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b.Phương pháp: GV cho HS quan sát lược đồ Ấn Độ cổ đại và đặt câu hỏi? Em hãy nêu những hiểu biết về đất nước Ấn Độ? Nền văn hóa Ấn Độ có điểm gì đặc sắc? HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét và dẫn dắt bài mới.

c.Dự kiến sản phẩm:

-Ấn Độ là một trong những quốc gia cổ đại phương Đông có nền văn minh lâu đời khoảng 3000 năm đến 1500 năm TCN là khởi đầu cho nền văn minh dông Hằng, bài học của chúng ta chỉ nghiên cứu từ nền văn minh sông Hằng nằm ở vùng đông bắc, đồng bằng rộng lớn và màu mỡ, quê hương , nơi sinh trưởng của nền văn hóa truyền thống và văn minh Ấn Độ. Để hiểu được văn hóa truyền thống Ấn Độ là gì? Nó phát triển ra sao? Nó ảnh hưởng ra bên ngoài như thế nào? Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được những vấn đề trên.

2.Hình thành kiến thức mới

MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

HOẠT ĐỘN G I: Tìm hiểu đất nước Ấn Độ dưới thời Gúp ta

Bước 1: Hoạt động theo nhóm

Gv chia HS làm 4 nhóm

-GV đặt câu hỏi cho các nhóm

Nhóm 1: Quá trình hình thành vương triều Gúp-ta? Thời gian tồn tại? Vai trò về mặt chính trị của vương triều này?

Nhóm 2: Điểm nổi bật trong văn hóa Ấn Độ dưới thời Gúp-ta? Nội dung cụ thể?

Nhóm 3-4: Văn hóa Ấn Độ thời Gúp-ta ảnh hưởng như thế nào đến Ấn Độ giai đoạn sau và ảnh hưởng ra bên ngoài như thế nào? Việt Nam ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ở những lĩnh vực nào?

-Gv gọi đại diện các nhóm lên trình bày và các nhóm khác bổ sung cho bạn, sau đó GV nhận xét và chốt ý.

Gv sử dụng tranh ảnh minh họa về nền văn hóa truyền thống Ấn Độ. Khai thác kênh hình trong SGK

1.Thời kỳ các quốc gia đầu tiên ( sgk)

2.Thời kỳ vương triều Gúp-ta và sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ.

Quá trình hình thành và vai trò về mặt chính trị:

-Đầu công nguyên, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất

- nổi bật vương triều Gúp-ta (319- 467), Gúp-ta đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ, làm chủ gần như toàn bộ miền trung Ấn Độ.

-Về văn hóa dưới thời Gúp-ta:

+ Đạo phật: Tiếp tục được phát triển truyền bá khắp Ấn Độ và truyền ra nhiều nơi. Kiến trúc phật giáo phát triển (chùa Hang, tượng phật bằng đá).

+ Đạo Ấn Độ hay đạo Hin-đu ra đời và phát triển, thờ 3 vị thần chính: thần Sáng tạo, Thần thiện, Thần ác. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng.

+ Chữ viết: Từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ sanskrit. Văn học cổ điển Ấn Độ - văn học Hin-đu, mang tinh thần và triết lý Hin-đu giáo rất phát triển.

Tóm lại thời Gúp-ta đã định hình văn hóa truyền thống Ấn Độ với những tôn giáo lớn và những công trình kiến trúc, tượng, những tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hóa truyền thống Ấn Độ có giá trị văn hóa vĩnh cửu.

- Người Ấn Độ đã mang văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống truyền bá ra bên ngoài Đông Nam Á là ảnh hưởng rõ nét nhất. Việt Nam cũng ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ (tháp Chàm, đạo phật, đạo Hin-đu).

1.Hoạt động luyện tập: GV cho HS làm các bài taaoj trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học

2.Hoạt động vận dụng và mở rộng:

Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng như thế nào đối với văn hóa Việt Nam?

HS suy nghĩ trả lời theo các nội dung: Phật giáo, văn học... GV nhận xét

V.HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC.

- Học bài cũ, làm bài tập ở nhà.

- Chuẩn bị bài mới: Bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ. ́m:

+ Vương triều Đê-li, Mô-gôn được thành lập như thế nào? Vai trò của các triều đại này đối với Ấn Độ.

+ Tìm hiểu về vua A ba

+ Tìm hiểu về đạo Hồi, các công trình kiến trúc của Ân Độ được xây dựng giai đoạn này.