BÀI 37: MÁC - ĂNG GHEN. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
-Trình bày được công lao của Mác và Ăng-ghen những nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đối với sự nghiệp Cách mạng của giai cấp công nhân.
-Trình bày được sự ra đời của tổ chức Đồng minh những người Cộng sản, những luận điểm quan trọng của Tuyên ngôn độc lập của Đảng cộng sản và ý nghĩa của văn kiện này.
2.Tư tưởng, tình cảm
Giáo dục cho HS lòng tin vào chủ nghĩa Mác, tin vào sự nghiệp Cách mạng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang đi, lòng biết ơn đối với những người sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học.
3.Kỹ năng
-Kỹ năng phân tích nhận định đánh giá vai trò của Mác và Ăng-ghen về những đóng góp của chủ nghĩa xã hội khoa học.
-Khoa học đối với lý luận đấu tranh của giai cấp công nhân.
-Phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm phong trào công nhân, phong trào cộng sản, chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học.
4.Định hướng các năng lực hình thành:
* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt:
-Năng lực tái hiện sự kiện
-Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến bài học.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
-Tranh ảnh về C.Mác và Ăng-ghen.
-Sưu tầm những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động và tình bạn giữa C.Mác và Ăng-ghen.
III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Trình bày, so sánh, phân tích, nhận xét
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1.Tạo tình huống:
a.Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b.Phương pháp: GV đặt câu hỏi: Hãy cho biết những mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng? HS trả lời, GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới
c.Dự kiến sản phẩm: - Ở bài trước các em đã tìm hiểu bài phong trào đấu tranh của công nhân nhưng các phong trào đều thất bại do nhiều nguyên nhân. Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời khong đáp ứng được yêu cầu của PTĐT. Trên cơ sở đó Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời với vai trò của Mác và Ăngghen.
2.Hình thành kiến thức mới.
MỤC TIÊU – PHƯƠNG PHÁP |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Cho học sinh trình bày phần chuẩn bị bài ở nhà về tiểu sử của hai nhà CNXH khoa học Marx và Engels, đặt vấn đề: Em có suy nghĩ, nhận xét gì về tiểu sử và cuộc đời của Marx và Engels? - Tình bạn của hai ông xây dựng trên cơ sở nào? - GV kể thêm cho học sinh nghe về tình bạn vĩ đại giữa Marx và Engels, qua đó giáo dục học sinh có nhận thức đúng đắn về tình bạn, tình đồng chí, tình yêu – đó sẽ là động lực quan trọng giúp các em vượt qua mọi trở ngại để đạt được những mơ ước trong hiện tại và tương lai. Để xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học, Marx và Engels đã làm gì? (miệt mài nghiên cứu lý luận + tích cực hoạt động cách mạng, đồng thời quan tâm đến việc xây dựng chính đảng độc lập cho giai cấp công nhân). - Phân tích sự khác nhau về chất giữa Đồng minh những người chính nghĩa (ủng hộ khuynh hướng hoạt động có tính chất âm mưu) với Đồng minh những người cộng sản (lật đổ giai cấp tư sản, thủ tiêu xã hội tư sản, xác lập sự thống trị của giai cấp vô sản) - Phân tích làm rõ + CNTB ra đời là bước tiến lớn lao trong lịch sử loài người, nhưng trong lòng nó đã chứa đựng nhièu mâu thuẫn không thể điều hòa được → cuộc đầu tranh giữa tư sản và vô sản tất yếu phải xảy ra + Những người cộng sản là bộ phận tiên tiến, giác ngộ nhất của giai cấp vô sản. Muốn thực hiện thành công cuộc cách mạng vô sản, giai cấp công nhân phải có chính đảng của mình. + Tuyên ngôn đã trình bày một cách có hệ thống những nguyên lý cơ bản của CNCS, đã chứng minh quy luật tất yếu về sự diệt vong của chế độ tư bản và sự thắng lợi của chế độ cộng sản bởi mục tiêu cuối cùng của những người cộng sản là thực hiện CNCS toàn thế giới và trong cuộc cách mạng đó, “giai cấp vô sản chẳng mất gì ngoài những xiềng xích trói buộc họ” Hiện nay, Tuyên ngôn có ý nghĩa như thế nào? (tiếp tục soi sáng con đường đấu tranh chống áp bức của giai cấp công nhân và vô sản toàn thế giới, đòi quyền tự do bình đẳng cho các dân tộc “tư tưởng của Tuyên ngôn làm sống và làm hoạt động cho tới ngày nay toàn bộ giai cấp vô sản có tổ chức và chiến đấu của thế giới văn minh”). |
1. Buổi đầu hoạt động cách mạng của K. Marx & F. Engels. - K. Marx: + Sinh ngày 5/5/1818 trong một gia đình luật sư người Do Thái có tư tưởng tiến bộ.Năm 23 tuổi, ông đậu tiến sĩ với luận án xuất sắc. + Từ 1843 sang Pháp, Bỉ rồi Anh, tiếp xúc với các nhà cách mạng của phong trào công nhân, tham gia xuất bản tạp chí Biên niên Pháp – Đức. - F. Engels: Sinh ngày 28 / 11/ 1820 trong một gia đình chủ xưởng. Năm 1842 sang ở Anh và viết tác phẩm “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”. - Cơ sở tình bạn của Marx và Engels: + Cùng sinh ra ở Đức, có học vấn uyên bác, thông cảm với nỗi khổ của giai cấp vô sản, muốn giải phóng họ khỏi áp bức bóc lột. + Năm 1844, hai ông gặp nhau ở Paris, một tình bạn lớn nảy sinh. + Cả 2 đều nhận định: nếu được trang bị lý luận cách mạng đúng đắn thì giai cấp vô sản sẽ là giai cấp giải phóng loài người khỏi áp bức bóc lột. + Từ 1844 – 1847, hai ông từng bước xây dựng lý luận của chủ nghĩa Mác. 2. Tổ chức Đồng minh những người cộng sản và Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - Tháng 6/1847, tổ chức Đồng minh những người cộng sản nhằm mục tiêu “… lật đổ giai cấp tư sản, xác định sự thống trị của vô sản, thủ tiêu xã hội tư sản cũ”. - Tháng 2.1948 Marx và Engels soạn thảo cương lĩnh cho tổ chức Đồng minh (còn gọi là Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản) - Tuyên ngôn gồm có Lời mở đầu và 4 chương với nội dung chủ yếu là: CNTB sẽ bị diệt vong, CNCS sẽ thắng lợi và người đảm nhận vai trò đó là giai cấp vô sản. - Tuyên ngôn kết thúc bằng khẩu hiệu: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”. - Ý nghĩa: là văn kiện có tính chất khoa học đầu tiên trang bị lý luận cách mạng cho giai cấp công nhân. |
3.Hoạt động luyện tập
Khẳng định công lao to lớn của C.Mác và Ăng-ghen với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Chủ nghĩa xã hội khoa học do hai ông sáng lập là đỉnh cao của tư duy lý luận của nhân loại lúc bấy giờ và là di sản văn hóa mãi về sau.
Cho HS làm các bài tập trắc nghiệm liên quan.
V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC.
Yêu cầu HS nêu rõ nội dung Tuyên ngôn Đảng Cộng sản.
Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.
So sánh nội dung của chủ nghĩa xã hội không tưởng với chủ nghĩa xã hội khoa học để thấy được sự đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội khoa học và sự hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng.