BÀI 38: QUỐC TẾ THỨ NHẤT VÀ CÔNG XÃ PA-RI 1871
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
-Nắm được hoàn cảnh ra đời và những hoạt động của Quốc tế thứ nhất. Qua đó nhận thấy sự ra đời của Quốc tế thứ nhất là kết quả tất yếu của sự phát triển của phong trào công nhân Quốc tế và những đóng góp tích cực C.Mác và Ăng-ghen.
-Nắm được sự thành lập của công xã Pa-ri và những thành tích to lớn của Công xã.
-Hiểu được ý nghĩa và những bài học lịch sử của Công xã Pa-ri.
2.Tư tưởng, tình cảm
-Giáo dục tinh thần quốc tế vô sản và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, củng cố niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp Cách mạng giai cấp vô sản.
3.Kỹ năng
-Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.
-Kỹ năng về đọc sơ đồ bộ máy Công xã Pa-ri.
4. Định hướng các năng lực hình thành:
* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt:
-Năng lực tái hiện sự kiện
-Năng lực thực hành bộ môn
II.THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY - HỌC
-Sơ đồ bộ máy Công xã Pa-ri.
-Tài liệu nói về Quốc tế thứ nhất và Công xã Pa-ri.
III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Trình bày, so sánh, phân tích, nhận xét
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1.Tạo tình huống
Trong tiến trình phát triển của phong trào công nhân Quốc tế ở thế kỷ XIX, sự ra đời của Quốc tế thứ nhất và sự thành lập Công xã Pa-ri là những mối quan trọng đánh dấu bước trưởng thành của giai cấp công nhân để hiểu hoàn cảnh ra đời và những hoạt động của Quốc tế thứ nhất như thế nào? Sự thành lập của công xã Pa-ri và những thành tựu to lớn của Công xã? Ý nghĩa và những bài học của Công xã? Ý nghĩa và những bài học của Công xã ra sao, bài học hôm nay sẽ trả lời những câu hỏi nêu trên.
2.Hình thành kiến thức mới
MỤC TIÊU – PHƯƠNG PHÁP |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Hoạt động 1: Nêu câu hỏi nhận thức Tại sao phải thành lập Quốc tế thứ nhất? (dành cho cả ba đối tượng học sinh) Vai trò của Mác và Engels trong hoạt động của tổ chức này? - 1867, Mác xuất bản tác phẩm "Tư bản" có ý nghĩa lý luận, tư tưởng lớn. Marx cũng đã phê phán cương lĩnh Gotha của Đảng Xã hội Dân chủ Đức để giúp Đảng này khắc phục sai lầm. - Chống tư tưởng phái Prudông ở Pháp, phái Látxan ở Đức, phái Bacumin ở Nga, chủ nghĩa công đoàn Anh… * Hoạt động 2: - Phân tích: tổ chức quốc tế đầu tiên của giai cấp vô sản thành lập theo nguyên tắc chủ nghĩa cộng sản KH, giúp cho công nhân biết kết hợp đấu tranh kinh tế và đấu tranh chính trị, đặt cơ sở cho cuộc đấu tranh vì CNXH của giai cấp vô sản quốc tế. * Hoạt động 3: cho học sinh đọc đoạn một trong sách giáo khoa, suy nghĩ và trả lới câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến việc thành lập Công xã Paris? Trước họa xâm lăng, giai cấp vô sản hay tư sản mới là người yêu nước? (HCM) * Hoạt động 4: Tường thuật về Lễ tuyên bố thành lập Công xã. Tại sao không thành lập chính phủ vô sản? * Hoạt động 5: nêu câu hỏi nhận thức Tại sao nói Công xã Paris là nhà nước kiểu mới? Chứng minh (dành cho cả lớp) - Sử dụng sơ đồ: “Bộ máy công xã” Những biện pháp nào thể hiện tính vô sản? – 21/5 – 28/5/1871 (Tuần lễ đẫm máu), 28/5/1871: chiến lũy cuối cùng của Công xã thất thủ: Công xã tồn tại 72 ngày. Paris bị dìm trong biển máu: 3 vạn người bị giết, 4 vạn người bị tù đày “tội ác của giai cấp tư sản không một linh mục nào của giai cấp vô sản có thể rửa sạch được” (Marx) Ơ-gien Pot-chi-ê: “Quốc tế ca” Tại sao Công xã Paris thất bại? (CNTB thế giới và ở Pháp chưa suy yếu; giai cấp vô sản Pháp chưa có một chính đảng lãnh đạo; Công xã chưa trấn áp kẻ thù ngay từ đầu và không liên minh được với nông dân) - Marx: “Không một cuộc cách mạng nào do giai cấp vô sản lãnh đạo ở thế kỷ XX không in bóng lá cờ Công xã Paris” “Công xã Paris là mặt trời của tương lai”, “là một cuộc tấn công lên trời” - Lênin: “Công xã Paris đã dạy cho giai cấp vô sản châu Âu đặt vấn đề cách mạng XHCN một cách cụ thể”. |
I. Quốc tế thứ nhất 1. Hoàn cảnh - Giữa thế kỷ XIX, do phong trào đấu tranh của công nhân ở Anh, Pháp, Đức… còn riêng lẻ, thiếu đoàn kết, chưa có 1 một tổ chức quốc tế đứng ralãnh đạo. -28/ 09/ 1864 Hội Liên hiệp công nhân quốc tế thành lập (còn gọi là Quốc tế I). 2. Hoạt động (1864 – 1876) - Qua 5 lần Đại hội, Quốc tế I truyền bá học thuyết Mác, đấu tranh chống các tư tưởng sa trái, đòi ngày làm 8 giờ… - Kêu gọi công nhân các nước đoàn kết vào 1 tổ chức quốc tế để chống lại bọn chủ xưởng. II. Công xã Paris 1871 1. Cuộc cách mạng 18/03/1871 và sự thành lập Công xã. - 1870, Napoleon III quyết định gây chiến với Phổ để Pháp thoát khỏi khủng hoảng. - Nhân dân bất bình đứng lên lật đổ Đế chế II, thành lập chính phủ Vệ quốc và giao cho giai cấp tư sản. - Khi quân Phổ kéo đến Paris, chính phủ Vệ quốc đầu hàng quân Phổ. - 18/03/1871, nhân dân Paris tiến hành lật đổ chính quyền tư sản, thành lập Công xã. → Lần đầu tiên trên thế giới chính quyền thuộc về giai cấp vô sản. 2. Công xã Paris – Nhà nước kiểu mới - 28/03/1871 công xã được thành lập, Hội đồng công xã được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. - Những việc làm của công xã: + Quân đội, cảnh sát cũ bị giải tán thay vào đó là các lực lượng vũ trang nhân dân, tách nhà thờ ra khỏi trường học. + Lấy các xí nghiệp do chủ bỏ trốn giao cho công nhân, kiểm soát tiền lương… → Công xã Pari là nhà nước kiểu mới : của dân, do dân, vì dân. - Công xã Paris chỉ tồn tại 72 ngày nhưng để lại kinh nghiệm quý báu cho giai đoạn sau. |
3.Hoạt động luyện tập
- Hoàn cảnh sự ra đời, quá trình hoạt động và tác dụng của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân.
- Nguyên nhân diễn biến cuộc Cách mạng ngày 18 - 3 - 1871 và sự thành lập Công xã.
- Những việc làm chứng tỏ Công xã Pa-ri là Nhà nước kiểu mới.
V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC
- Học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Đọc trước bài mới.