PHẦN 1: LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
CHƯƠNG 1. XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
BÀI 1. SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức: Yêu cầu học sinh:
+Trình bày được những đặc điểm và đời sống vật chất của người tối cổ, người tinh khôn.
+Phân tích được lao động chính là nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển hóa từ vượn thành người.
2.Tư tưởng
Giáo dục lòng yêu lao động vì lao động không những nâng cao đời sống của con người mà còn hoàn thiện bản thân con người.
3.Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng sử dụng SGK - kỹ năng phân tích, đánh giá và tổng hợp về đặc điểm tiến hóa của loài người trong quá trình hoàn thiện mình. Đồng thời thấy sự sáng tạo và phát triển không ngừng của xã hội loài người.
4.Định hướng các năng lực hình thành:
*Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
*Năng lực chuyên biệt:
-Năng lực tái hiện sự kiện.
-Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến nội dung bài học.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH
1.Giáo viên: hình ảnh sự tiến hóa loài người, công cụ lao động bằng đá
2.Học sinh: chuẩn bị bài mới, tư liệu liên quan đến bài học
III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Phương pháp thuyết trình, giảng giải, nêu vấn đề, thảo luận nhóm…….
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1.Tạo tình huống
a.Mục tiêu: Giúp học sinh định hướng mục đích học tập, kích thích hứng thú của các em để bài học diễn ra sôi nổi hơn.
b.Phương thức tiến hành: Gv đưa ra hình ảnh sự tiến hóa của loài người và nêu câu hỏi: Hình ảnh này nói lên điều gì? Hs dựa vào hiểu biết và kiến thức đã học trả lời.
c.Dự kiến sản phẩm: Hs trả lời được đây là hình ảnh tiến hóa của con người qua các giai đoạn lịch sử, nguồn gốc và tổ tiên của loài người. Gv trên cơ sở đó dẫn dắt vào bài: Xã hội loài người và loài người xuất hiện như thế nào? Để hiểu điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
2.Hình thành kiến thức mới
MỤC TIÊU – PHƯƠNG THỨC | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
HOẠT Đ ỘNG I: Tìm hiểu sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy Làm việc cá nhân, nhóm Trước hết GV kể câu chuyện về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam và chuyện Thượng đế sáng tạo ra loài người, sau đó nêu câuhỏi: Loài người từ đâu mà ra? Câu chuyện kể trên có ý nghĩa gì? HS qua hiểu biết, qua câu chuyện GV kể và đọc SGK trả lời câu hỏi. GV nhận xét bổ sung và chốt ý. Gv chia lớp thành các nhóm nhỏ, giao nhiệm vụ: + Nhóm 1,2: Thời gian tìm được dấu tích người tối cổ? Địa điểm? Tiến hóa trong cấu tạo cơ thể? + Nhóm 3,4: Đời sống vật chất và quan hệ xã hội của Người tối cổ. Hs từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo luận thống nhất ý kiến. Đại diện của nhóm trình bày kết quả của mình. GV dùng ảnh và biểu đồ để giải thích giúp HS hiểu và nắm chắc hơn: Ảnh về Vượn cổ, Người tối cổ, ảnh về các công cụ đá, biểu đồ thời gian của Người tối cổ. GV chỉ trên bản đồ địa điểm tìm thấy dấu tích của Vượn cổ, Người tối cổ.
HOẠT ĐỘN G II :Tìm hiểu Người tinh khôn và óc sáng tạoLàm việc theo nhóm GV chia lớp thành 3 nhóm, nêu câu hỏi cho từng nhóm: + Nhóm 1,2: Thời đại Người tinh khôn bắt đầu xuất hiện vào thời gian nào? Bước hoàn thiện về hình dáng và cấu tạo cơ thể được biểu hiện như thế nào? + Nhóm 3,4: Sự sáng tạo của Người tinh khôn trong việc chế tạo công cụ lao động bằng đá. + Nhóm 5,6: Những tiến bộ khác trong cuộc sống lao động và vật chất. HS đọc sách giáo khoa, thảo luận tìm ý trả lời. Sau khi đại diện nhóm trình bày kết quả thống nhất của nhóm. HS nhóm khác bổ sung. Cuối cùng GV nhận xét và mở rộng, hướng dẫn hs ghi bàiHOẠT ĐỘNG III: Tìm hiểu cuộc cách mạng thời đá mớiLàm việc cả lớp và cá nhân GV trình bày: - Cuộc cách mạng đá mới – đây là một thuật ngữ khảo cổ học nhưng rất thích hợp với thực tế phát triển của con người. Từ khi người tinh khôn xuất hiện thời đá cũ hậu kì, con người đã có một bước tiến dài: Đã có cư trú nhà cửa, đã sống ổn định và lâu dài. GV đặt câu hỏi: Sang thời đại đá mới cuộc sống vật chất của con người có biến đổi như thế nào? HS đọc sách giáo khoa trả lời, HS khác bổ sung, cuối cùng GV nhận xét và chốt ý, hs ghi bài vào vở. |
1.Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy -Vượn cổ (cách đây 6 triệu năm) à Người tối cổ ( cách đây 4 triệu năm). -Đặc điểm: + Đi, đứng : 2 chân + Bàn tay khéo léo + Cơ thể biến đổi è Bước nhảy vọt thứ nhất - Đời sống vật chất : + Chế tạo công cụ đá (đồ đá cũ). + Làm ra lửa. + Tìm kiến thức ăn: săn bắt - hái lượm -Quan hệ xã hội: bầy người nguyên thủy.
2.Người tinh khôn và óc sáng tạo-Người vượn à Người tinh khôn (Khoảng 4 vạn năm trước đây) . -Đặc điểm: Hình dáng và cấu tạo cơ thể hoàn thiện như người ngày nay + Xương cốt nhỏ, tay khéo léo + Hộp sọ, não phát triển + Xuất hiện những màu da khác nhau ð Bước nhảy vọt thứ 2 -Địa điểm tìm thấy di cốt: khắp các châu lục. -Đời sống vật chất: + Chế tạo ra cung tên + Tìm kiếm thức ăn: Săn bắn, hái lượm + Dựng lều ngoài trời -Óc sáng tạo là sự sáng tạo của người tinh khôn trong công việc cải tiến công cụ đồ đá và biết chế tác thêm nhiều công cụ mới. *Động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người -Do vai trò của quy luật tiến hóa -Vai trò của lao động đã tạo ra con người và xã hội loài người.3.Cuộc cách mạng thời đá mới-Thời gian: Cách đây 1 vạn năm -Kỹ thuật chế tác công cụ : Ghè à mài, cưa, khoan, đục -Cuộc sống con người đã có những thay đổi lớn lao, người ta biết: + Trồng trọt nguyên thủy, chăn nuôi, làm thủ công: làm gốm, đan lát, dệt... + Làm sạch tấm da thú che thân. + Làm nhạc cụ. ð Năng suất lao động tăng, bớt lệ thuộc vào thiên nhiên |
3.Hoạt động luyện tập:
-Giúp học sinh nắm vững kiến thức bài
- GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS với việc yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Nguồn gốc của loài người, nguyên nhân quyết định đến quá trình tiến hóa.
+ Thế nào là Người tối cổ? Cuộc sống vật chất và xã hội của Người tối cổ?
+ Những tiến bộ về kĩ thuật khi Người tinh khôn xuất hiện?
-Hs dựa vào kiến thức vừa học trả lời nhanh.
4.Hoạt động vận dụng và mở rộng
-Giúp hs hệ thống lại kiến thức đã học ở cấp 2, có cái nhìn khách quan và khoa học hơn về nguồn gốc con người.
Gv yêu cầu hs chứng minh quá trình xuất hiện loài người (thời gian, địa điểm, bằng chứng khoa học...) trên đất nước Việt Nam.
-Hs dựa vào kiến thức đã học nêu được dấu vết của quá trình đó.
V.HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC
-Nắm được bài cũ. Đọc trước bài mới và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa
+ Thế nào là thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong thị tộc, bộ lạc.
+ Quá trình tư hữu diễn ra như thế nào
+ Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh cuộc sống vật chất của người nguyên thủy
-Bài tập:
-Lập bảng so sánh
Nội dung | Thời kì đá cũ | Thời kì đá mới |
Thời gian | ||
Chủ nhân | ||
Kĩ thuật chế tạo công cụ đá | ||
Đời sống lao động |