Bài 24
TÌNH HÌNH VĂN HÓA Ở CÁC THẾ KỶ XVI – XVIII
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết được ở các thế kỷ XVI – XVIII, văn hóa Việt Nam có những điểm mới, phản ánh thực trạng của xã hội đương thời.
- Hiểu được trong lúc Nho giáo suy thoái thì Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện mở rộng mặc dù không như thời Lý - Trần. Bên cạnh đó xuất hiện tôn giáo mới: Thiên Chúa giáo đạo Ki-tô).
- Biết được văn hóa - nghệ thuật chính thống sa sút, mất đi những nét tích cực. Trong lúc đó, hình thành, phát triển một trào lưu văn học - nghệ thuật dân gian phong phú làm cho văn hóa mang đậm màu sắc nhân dân.
- Biết được khoa học, kỹ thuật có những chuyển biến mới.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng trình bày, phân tích.
- Kỹ năng khai thác tranh ảnh.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng tình cảm đối với những giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân.
- Tự hào về năng lực sáng tạo phong phú của nhân dân lao động, một khi dân trí được nâng cao.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- Một số tranh ảnh nghệ thuật.
- Một số câu ca dao, tục ngữ.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Câu 1: Đất nước ta thống nhất trong hoàn cảnh nào?
- Câu 2: Đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn?
2. Giới thiệu bài mới:
Ở thế kỷ XVI – XVIII, nhà nước phong kiến có những biến đổi lớn. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa và giao lưu với thế giới bên ngoài đã tác động lớn đến đời sống văn hóa của nhân dân ta ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Để thể hiện được tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI- XVIII và những điểm mới của văn hóa Việt Nam thời kỳ này chúng ta cùng tìm hiểu bài 24.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò |
Kiến thức cơ bản |
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về tư tưởng, tôn giáo ở thế kỷ XVI – XVIII. - GV phát vấn: Tình hình tôn giáo thế kỷ X - XV phát triển như thế nào? - HS trả lời. - GV đặt vấn đề: Ở thế kỷ XVI – XVIII tôn giáo phát triển như thế nào? - HS theo dõi SGK trả lời. - GV kết luận kết hợp ghi bảng. - GV phát vấn: Tại sao ở những thế kỷ XVI – XVIII Nho giáo suy thoái không còn được tôn sùng như trước? - GV gợi ý cho HS trả lời: + Trật tự phong kiến, trật tự trong quan hệ xã hội bị đảo lộn: Vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi. Quan hệ mới tiến bộ dần thay thế trật tự quan hệ phong kiến đã bị lỗi thời. + Nhà nước phong kiến khủng hoảng; chính quyền trung ương tập quyền suy sụp… - GV tiếp tục trình bày: Trong khi Nho giáo suy thoái thì Phật giáo có điều kiện khôi phục lại. - GV chứng minh bằng một số công trình kiến trúc Phật giáo như: Chùa Thiên Mụ (Huế), Phật bà quan âm nghìn tay nghìn mắt, các tượng La Hán chùa Tây Phương (Hà Nội)…Nhiều vị chúa quan tâm cho sửa sang chùa chiền, đúc đồng, tô tượng. - HS nghe, ghi nhớ. - GV tiếp tục giảng: Tôn giáo mới được du nhập vào nước ta đó là Thiên Chúa giáo. - GV hỏi: Thiên Chúa giáo xuất hiện ở đâu và được tuyên truyền vào nước ta theo con đường nào? - HS trả lời. - GV nhận xét, kết luận: Ki –tô giáo xuất hiện ở khu vực Trung Đông rất phổ biến ở Châu Âu. Các giáo sĩ Thiên Chúa giáo theo các thuyền buôn nước ngoài vào Việt Nam truyền đạo. Nhà thờ Thiên Chúa giáo mọc lên ở nhiều nơi, giáo dân ngày càng đông ở cả hai Đàng. Bên cạnh việc tiếp tục ảnh hưởng của tông giáo bên ngoài, người dân Việt Nam tiếp tục phát huynhững tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp. Đền thờ, lăng miếu được xây dựng ở nhiều nơi bên cạnh chùa chiền, nhà thờ đạo tạo nên sự đa dạng, phong phú trong đời sống tín ngưỡng của nhân dân ta. * Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển giáo dục. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được sự phát triển của giáo dục: + Ở Đàng Ngoài. + Ở Đàng Trong. + Giáo dục thời Quang Trung. +So sánh với giáo dục thế kỷ X – XV. - HS theo dõi SGK theo những yêu cầu của GV sau đó phát biểu. - GV nhận xét, bổ sung, kết luận. - GV minh họa: Nội dung giáo dục Nho học khuôn sáo, ngày càng không phù hợp với thực tế xã hội, gian lận trong thi cử, mua quan bán tước… - GV hỏi: Em có nhận xét chung gì về tình hình giáo dục nước ta trong các thế kỷ XVI – XVIII? - HS trả lời. - GV chốt ý: + Giáo dục tiếp tục phát triển nhưng chất lượng giảm sút. + Nội dung giáo dục vẫn là Nho học, SGK vẫn là Tứ Thư, Ngũ Kinh. Các nội dung khoa học không được chú ý. Vì vậy, giáo dục không góp phần tích cự để phát triển nền kinh tế thậm chí còn kìm hãm sự phát triển kin tế. * Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phát triển của văn học. - GV phát vấn: Em hãy nhắc lại những đặc điểm của văn học ở các thế kỷ X – XV? - HS trả lời. - GV nhận xét, bổ sung, nhắc lại đặc điểm của văn học thời kỳ trước: + Văn học chữ Hán rất phát triển. + Đã có văn học chữ Nôm xong chưa phổ biến. + Nội dung văn học thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc. - HS nghe, củng cố lại kiến thức. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được những điểm mới trong văn học trong các thế kỷ XVI – XVIII. - HS theo dỏi SGK phát biểu. - GV bổ sung, phân tích: + Sở dĩ văn học chữ Hán mất dần ưu điểm, không còn có tác dụng lớn, không phát triển mạnh như giai đoạn trước là do sự suy thoái của Nho giáo. Trước đây, trật tự xã hội chuẩn mực đạo đức của Nho giáo được mọi người tự nguyện làm theo. Song đến thời kỳ này thực tiễn xã hội đã khác trước. Vì vậy, giáo lý Nho học tở nên sáo rỗng, lạc hậu, không phù hợp. + Sự xuất hiện chữ Nôm và sự phát triển của thơ Nôm thể hiện tinh thần dân tộc của người Việt. Người Việt đã cải biến chữ Hán thành chữ Nôm đẩ viết văn, làm thơ… * Hoạt động 4: Tìm hiểu sự phát triển của nghệ thuật, khoa học-kỹ thuật. - GV phát vấn: Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc ở các thế kỷ X – XV phát triển như thế nào? - HS trả lời: Ở các thế kỷ X – XV, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc phát triển rất mạnh, chịu ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài (Phạt giáo, Nho giáo) song vẫn mang đậm bản sắc dân tộc. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc giai đoạn XVI – XVIII? - HS theo dõi SGK trả lời. - GV bổ sung, kết luận về kiến trúc, điêu khắc. - GV minh họa bằng tranh ảnh: Các vị La Hán chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, Tượng Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay. Cho HS thấy được số lượng công trình điêu khắc rất ít so với giai đoạn trước. - GV trao đổi với HS về các loại hình nghệ thuật và các vùng miền, giúp HS thấy được sự phong phú, đa dạng của nghệ thuật Việt Nam trong các thế kỷ XVI- XVIII. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK lập bảng thống kê những thành tựu khoa học - kỹ thuật trong các thế kỷ XVI – XVIII. - HS theo dõi SGK tự lập bảng thống kê vào vở. - GV phát vấn: Khoa học - kỹ thuật trong các thế kỷ XVI – XVIII có ưu điểm và hạn chế gì? - HS trả lời. - GV chốt ý. |
I. Về tư tưởng, tôn giáo. - Thế kỷ XVI – XVIII, Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn. - Phật giáo có điều kiện khôi phục lại nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý, Trần. - Trong các thế kỷ XVI – XVIII, đạo Thiên Chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi. - Tín ngưỡng truyền thống phát huy: Thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt ® Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú. II. Phát triển giáo dục và văn học. 1. Giáo dục: - Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển. + Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng. + Đàng Trong: Năm 1646, chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên. + Thời Quang Trung: Đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống. +Giáo dục tiếp tục phá triển song chất lượng giảm sút. Nội dung giáo dục Nho học hạn chế sự phát triển kinh tế. 2. Văn học: - Nho giáo suy thoái ® Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước. - Văn học chữ Nôm phát triển mạnh. Những tác giả, tác phẩm nổi tiếng: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan. - Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện dân gian…mang đậm tình dân tộc và dân gian. - Thế kỷ XVIII, chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến. III. Nghệ thuật và khoa học - kỹ thuật. * Nghệ thuật: - Kiến trúc, điêu khắc không phát triển như giai đoạn trước. - Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển, phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương. * Khoa học kỹ thuật. - Về khoa học: + Sử học: Tác phẩm Ô châu cân lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ lục. + Địa lý: Tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư. + Quân sự: Hổ trướng khu cỏ. + Y học: sách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Ngoài ra có sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Về kỹ thuật: đã tiếp cận với một số thành tựu kỹ thuật hiện đại của phương Tây. |
4. Củng cố:
Những nét mới trong văn hóa Việt Nam thế kỷ XVI –XVIII.
5. Dặn dò:
- HS học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK, đọc trước bài mới.
- Tìm hiểu tư liệu về Nguyễn Ánh.