CHƯƠNG 2: XÃ HỘI CỔ ĐẠI
Bài 3: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Về kiến thức: Yêu cầu học sinh :
-Trình bày được điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông; nêu được các ngành kinh tế chủ yếu.
-Phân tích được những khó khăn và thuận lợi của ĐKTN mang lại cho các quốc gia cổ đại phương Đông.
-Nêu được cơ cấu và đặc điểm các tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông.
-Nêu được khái niệm: chế độ chuyên chế cổ đại
-Trình bày và phân tích được những đóng góp của cư dân phương Đông cổ đại đối với văn minh nhân loại.
2.Về tư tưởng, tình cảm
-Thông qua bài học bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam.
3.Về kỹ năng
-Biết sử dụng bản đồ để phân tích những thuận lợi, khó khăn và vai trò của các điều kiện địa lý ở các quốc gia cổ đại phương Đông tác động đến sự phát triển kinh tế và chế độ chính trị.
4.Định hướng các năng lực hình thành:
*Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
*Năng lực chuyên biệt:
-Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến nội dung chuyên đề.
-Năng lực so sánh, phân tích.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH:
1.GV: giáo án, bản đồ các quốc gia cổ đại, bản đồ thế giới hiện nay,máy tính....
2.HS: tư liệu, tranh ảnh về văn hóa cổ đại phương Đông...
III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, cá nhân, phân tích, nhận xét…….
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1.Tạo tình huống:
a.Mục tiêu: tạo ra tình huống có vấn đề, nhằm khơi gợi trí tò mò, khả năng tư duy của hs.
b.Phương thức tiến hành:
-Gv cho hs xem hình ảnh về các công cụ bằng kim loại rồi nêu câu hỏi;
+ Công cụ bằng sắt xuất hiện từ khi nào?
+ Hệ quả của sự xuất hiện đồ sắt?
-Hs nhớ lại kiến thức của bài trước để trả lời.
c.Dự kiến sản phẩm:
Hs trả lời được công cụ bằng sắt xuất hiện từ 3000 năm trước, đem lại hệ quả làm tăng năng suất, sản phẩm thừa thường xuyên, tư hữu, giai cấp và nhà nước……..
-GV nhận xét câu trả lời của HS, khái quát bài cũ và dẫn dắt HS vào bài mới và nêu nhiệm vụ nhận thức cho HS như sau: Trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi từ thiên niên kỷ IV TCN, cư dân phương Đông đã biết tới nghề luyện kim, làm nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. Họ đã xây dựng các quốc gia đầu tiên của mình (trước khi có đồ sắt ra đời). Đó là xã hội có giai cấp đầu tiên mà trong đó thiểu số quý tộc thống trị đa số nông dân công xã và nô lệ. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông không giống nhau, nhưng thể chế chung là chế độ quân chủ chuyên chế, mà trong đó vua là người nắm mọi quyền hành và được cha truyền, con nối.
2.Hình thành kiến thức mới:
MỤC TIÊU – PHƯƠNG THỨC |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
HOẠT ĐỘN G I : Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và sự phát triển của các ngành kinh tế Làm việc cá nhân, cả lớp GV treo bản đồ "Các quốc gia cổ đại" trên bảng, giới thiệu vị trí các quốc gia cổ đại phương Đông cho HS. GV: Với vị trí địa lí đó, các quốc gia cổ đại phương Đông có những thuận lợi và khó khăn gì? GV gọi một HS trả lời, các HS khác có thể bổ sung cho bạn. GV nhận xét và chốt ý. GV: Nền kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông? GV gọi HS trả lời, các HS khác bổ sung. GV nhận xét, chốt ý, hs ghi bài vào vở. HOẠT ĐỘNG II : Sự hình thành các quốc gia cổ đạiHoạt động: cá nhân- cặp đôi GV: Cơ sở hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông? Kể tên và thời gian hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông? Em có nhận xét gì về thời gian hình thành đó? HS đọc SGK và thảo luận, sau đó gọi một HS trả lời, các HS khác bổ sung cho bạn. GV có thể chỉ trên bản đồ quốc gia cổ đại Ai Cập hình thành như thế nào, địa bàn của các quốc gia cổ ngày nay là những nước nào trên Bản đồ thế giới, và liên hệ ở Việt Nam trên lưu vực sông Hồng, sông Cả,... đã sớm xuất hiện nhà nước cổ đại (phần này sẽ học ở phần lịch sử Việt Nam). HOẠT ĐỘN G III : T ìm hiểu xã hội cổ đại phương ĐôngHoạt động: cá nhân- theo bàn GV cho HS xem biểu đồ hình chóp về cơ cấu dân cư của xã hội cổ đại phương Đông GV? Trong xã hội cổ đại phương Đông có những tầng lớp nào? Em hãy nêu đặc điểm của từng tầng lớp đó? HS quan sát biểu đổ, suy nghĩ, thảo luận và trả lời. Đại diện HS từng nhóm trả lời HS dựa vào SGK, kết hợp sơ đồ nắm vai trò vị trí của từng giai cấp trong xã hội GV kết hợp cho HS xem hình ảnh về cuộc sống giàu sang của quý tộc, lao động cực nhọc của nô lệ và kể những câu chuyện về họ. HOẠT ĐỘN G IV: T ì m hiể u chế độ chuyên chế cổ đạiHoạt động cá nhân GV: Thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại? Thế nào là vua chuyên chế? Vua dựa vào đâu để trở thành chuyên chế? HS nghiên cứu SGK, suy nghĩ trả lời,các HS khác bổ sung cho bạn. HOẠT ĐỘNG V:Tìm hiểu những thành tựu văn hóa cổ đại phương ĐôngHoạt động: Nhóm GV chia HS cả lớp làm 4 nhóm, nêu nhiệm vụ cho mỗi nhóm -Nhóm 1: Cách tính lịch của cư dân phương Đông? Tại sao hai ngành lịch và thiên văn lại ra đời sớm nhất ở phương Đông? -Nhóm 2: Vì sao chữ viết ra đời? Tác dụng của chữ viết? -Nhóm 3: Nguyên nhân ra đời của toán học? Những thành tựu của toán học phương Đông và tác dụng của nó? -Nhóm 4: Hãy giới thiệu những công trình kiến trúc cổ đại phương Đông? Những công trình nào còn tồn tại đến ngày nay? GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày và thành viên của các nhóm khác có thể bổ sung cho bạn, sau đó GV nhận xét và chốt ý GV cho HS xem tranh ảnh nói về cách viết chữ tượng hình của cư dân phương Đông xưa và hiện nay trên thế giới vẫn còn một số quốc gia viết chữ tượng hình như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,... -GV nhận xét: GV cho HS giới thiệu về các kỳ quan này qua tranh ảnh, đĩa VCD,... -Nếu còn thời gian GV có thể đi sâu vào giới thiệu cho HS về kiến trúc xây dựng Kim tự tháp, hoặc sự hùng vĩ của Vạn lý trường thành,... |
1.Điều kiện tự nhiên và sự phát triển của các ngành kinh tếa.Điều kiện tự nhiên: Cư trú ở lưu vực các con sông. -Thuận lợi: Đất đai phù sa: màu mỡ,tơi xốp, gần nguồn nước tưới==>dễ canh tác và sinh sống -Khó khăn: Dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Do thủy lợi,... người ta đã sống quần tụ thành những trung tâm quần cư lớn và gắn bó với nhau trong tổ chức công xã. b. Sự phát triển của các ngành kinh tế-Nghề nông nghiệp tưới nước là gốc, ngoài ra còn chăn nuôi là làm thủ công nghiệp. 2.Sự hình thành các quốc gia cổ đại-Cơ sở hình thành: + Do nhu cầu của công tác trị thủy--->tổ chức công xã + Sự phát triển của sản xuất dẫn tới sự phân hóa giai cấp--->từ đó nhà nước ra đời. -Các quốc gia cổ đại đầu tiên xuất hiện + Ở Ai Cập 3200 năm TCN hình thành nhà nước thống nhất. + Lưỡng Hà TNK IV TCN hình thành các nước nhỏ của người Su-me. + Ấn Độ TNK III TCN hình thành các quốc gia cổ ở lưu vực sông Ấn. + Trung Quốc giữa TNK III TCN hình thành vương triều nhà Hạ. ==> hình thành từ rất sớm 3.Xã hội cổ đại phương Đông- Nông dân công xã: Chiếm số đông trong xã hội + Nhận ruộng để sản xuất + Nộp thuế và làm các nghĩa vụ khác ==> Lực lượng lao động chính -Quý tộc: Gồm các quan lại ở địa phương, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi tôn giáo + Giàu có + Có địa vị xã hội: Được thu thuế -Nô lệ: + Chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ hoặc bị phạm tội. + Phải làm việc nặng nhọc và hầu hạ quí tộc. Cùng với nông dân công xã họ là tầng lớp bị bóc lột trong xã hội. 4.Chế độ chuyên chế cổ đại-Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao gọi là chế độ chuyên chế cổ đại. -Dưới vua là một bộ máy quan liêu giúp việc thừa hành: thu thuế, trong coi xây dựng, chỉ huy quân đội… -Quyền lưc của vua: nắm cả pháp quyền và thần quyền, có tên gọi khác nhau ở mỗi nước: Pha-ra-on(AiCập),En-xi(L Hà) 5.Văn hóa cổ đại phương Đônga.Sự ra đời của lịch pháp và thiên văn học -Thiên văn học và lịch là 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp -Nông lịch: 1 năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng, tuần, ngày, mùa -Biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời: ngày có 24 giờ. -Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng. b.Chữ viết-Nguyên nhân ra đời của chữ viết: Do nhu cầu trao đổi, lưu giữ kinh nghiệm mà chữ viết sớm hình thành từ thiên niên kỷ IV TCN. -Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng thanh, đây là phát minh lớn của loài người. -Nguyên liệu viết chữ: giấy pa-pi-rút, đất sét, xương thú, mai rùa… -Tác dụng của chữ viết: Đây là phát minh quan trọng nhất, nhờ nó mà chúng ta hiểu được phần nào lịch sử thế giới cổ đại. c.Toán học- Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu tính ruộng đất, nhu cầu xây dựng tính toán,... mà toán học ra đời.- Thành tựu: Các công thức sơ đẳng về hình học: tính được diện tích hình tròn, tam giác ..., các bài toán đơn giản về số học cộng, trừ, nhân, chia,.. phát minh ra số 0 của cư dân Ấn Độ, pi = 3,16- Tác dụng: là những phát minh quan trọng, có ảnh hưởng đến văn minh nhân loại.d. Kiến trúc:- Các công trình kiến trúc đã ra đời: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Babylon, Vạn lý trường thành,...- Các công trình này thường đồ sộ thể hiện cho uy quyền của vua chuyên chế.- Những công trình này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.- |
3.Hoạt động luyện tập: Kiểm tra hoạt động nhận thức của HS, yêu cầu HS nắm được những kiến thức cơ bản của bài học:
-Điều kiện tự nhiên, nền kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông?
-Thể chế chính trị và các tầng lớp chính trong xã hội, vai trò của nông dân công xã?
4.Hoạt động vận dụng và mở rộng:
- GV có thể cho HS vận dụng liên hệ Việt Nam thời kỳ này: nhà nước Văn Lăng - Âu Lạc ra đời như thế nào? Các ngành kinh tế chủ yếu....
V.HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
-Giao bài tập về nhà cho HS và yêu cầu HS đọc trước SGK mục 4,5 của bài 3
-Tìm hiểu lịch, chữ viết, toán học, kiến trúc: Kim tự tháp, Vườn treo Ba-bi-lon, Cổng thành I-sơ-la, Vạn lí trường thành của phương Đông cổ đại.