Giáo án Lịch sử 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến mới nhất

CHƯƠNG 3. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

BÀI 5. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Về kiến thức: Yêu cầu học sinh:

-Trình bày được sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc và các quan hệ trong xã hội.

-Trình bày và vẽ được bộ máy chính quyền phong kiến được hình thành, củng cố từ thời Tần - Hán cho đến thời Minh - Thanh. Nhận xét chính sách xâm lược chiếm đất đai của các hoàng đế Trung Hoa.

-Trình bày được và nhận xét về văn hóa Trung Quốc thời phong kiến. Nêu những tác động của văn hóa Trung Quốc đến nền văn hóa Việt Nam.

2.Về tư tưởng, tình cảm: Giúp HS thấy được tính chất phi nghĩa của các cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

3.Về kỹ năng

-Trên cơ sở các sự kiện lịch sử, giúp HS biết phân tích và rút ra kết luận.

-Biết vẽ sơ đồ hoặc tự vẽ được lược đồ để hiểu được bài giảng.

-Nắm vững các khái niệm cơ bản.

4.Định hướng các năng lực hình thành:

*Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

*Năng lực chuyên biệt:

-Năng lực tái hiện sự kiện

-Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến bài học.

II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH:

- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần Hán. Lược đồ Trung quốc thời Tần, Hán. Tư tiệu về Tần Thủy Hoàng, Hán lưu Bang

1.Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh và tài liệu tham khảo,

2.Học sinh: - Chuẩn bị bài trước ở nhà

- Sưu tầm thêm tranh ảnh, tư liệu liên quan phục vụ bài học.

III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

Trình bày, phân tích, so sánh, rút ra nhận xét.....

IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1.Tạo tình huống:

a.Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b.Phương pháp: GV cho học sinh quan sát lại lược đồ Trung quốc thời phong kiến và nêu câu hỏi: Nêu những hiểu biết của em về đất nước Trung quốc (có thể xưa hoặc nay), có thể kể tên một vài tác phẩm văn học hay bộ phim về lịch sử Trung quốc? HS suy nghĩ và trả lời. GV nhận xét

c.Dự kiến sản phẩm:

Trên cơ sở thuộc mô hình các quốc gia cổ đại phương Đông, Trung Quốc vào những thế kỷ cuối công nguyên do sự phát triển của sản xuất, xã hội phân hóa giai cấp nên chế độ phong kiến ở đây đã hình thành sớm. Nhà Tần đã khởi đầu xây dựng chính quyền phong kiến, hoàng đế có quyền tuyệt đối. Kinh tế phong kiến Trung Quốc chủ yếu là nông nghiệp phát triển thăng trầm theo sự hưng thịnh của chính trị. Để hiểu được quá trình hình thành phong kiến ra sao? Phát triển qua các triều đại như thế nào? Sự hưng thịnh về kinh tế gắn với chính trị như thế nào? Tại sao có các cuộc khởi nghĩa nông dân vào cuối các thời đại? Và nhân dân Trung quốc đã đạt được những thành tựu văn hóa rực rỡ ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm bắt được những vấn đề trên.

2.Hình thành kiến thức mới.

Tiết 1

MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

HOẠT Đ ỘNG I: Tìm hiểu chế độ phong kiến thời Tần- Hán.

Bước 1: Hoạt động cá nhân

- Trước hết GV gợi lại cho HS nhớ lại kiến thức đã học ở bài các quốc gia cổ đại phương Đông, về các giai cấp cơ bản trong xã hội, sau đó đặt câu hỏi:

+ Việc sử dụng công cụ bằng sắt ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ V TCN có tác dụng gì?

Cho HS cả lớp xem sơ đồ treo trên bảng và gọi một HS trả lời, các HS khác bổ sung cho bạn.

HS dựa vào những kiến thức đã học ở những bài trước và dựa vào sơ đồ để trả lời.

GV củng cố và giải thích thêm cho HS rõ

+ Trong xã hội Trung Quốc, từ khi đồ sắt xuất hiện, xã hội đã có sự phân hóa, hình thành hai giai cấp mới địa chủ và nông dân lĩnh canh từ đây hình thành quan hệ sản xuất phong kiến, đó là quan hệ bóc lột giữa địa chủ là nông dân lĩnh canh thay thế cho quan hệ bóc lột quí tộc và nông dân công xã.

Bước 2

GV? Nhà Tần - Hán được hình thành như thế nào? Tại sao nhà Tần lại thống nhất được Trung Quốc?

Cho HS đọc SGK, gọi một HS trả lời và các em khác bổ sung.

GV củng cố và chốt ý: Đến năm 221 - TCN, đã thống nhất Trung Quốc, vua Tần tự xưng là Tần Thủy Hoàng, chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành. Nhà Tần tồn tại được 15 năm sau đó bị cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng và Ngô Quảng làm cho sụp đổ.

- Lưu Bang lập ra nhà Hán 206TCN - 220. Đến đây chế độ phong kiến Trung Quốc đã được xác lập.

Bước 3.

GV cho HS đọc SGK và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến và trả lời câu hỏi: Tổ chức bộ máy phong kiến thời Tần - Hán ở Trung ương và địa phương như thế nào?

GV? Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại sự xâm lược của nhà Tần, nhà Hán? (gợi ý: VD cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống quân Tần TCN, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống quân Hán năm 40,...).

HOẠT Đ ỘNG I I: Tìm hiểu sự phát triển về KT- CT của TQ dưới thời nhà Đường

Bước 1: Hoạt động theo từng nhóm

- GV nêu câu hỏi cho từng nhóm:

+ Nhóm 1: Nhà Đường được thành lập như thế nào? Kinhtế thờiĐường sovớicác triềuđại trước? Nội dung của chính sách Quân điền?

+ Nhóm 2: Bộ máy nhà nước thời Đường có gì khác so với các triều đại trước?

+ Nhóm 3: Vì sao lại nổ ra các cuộc khởi nghĩa nông dân vào cuối triều đại nhà Đường?

HS từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo luận với nhau.

Sau đó đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nghe và bổ sung.

Bước 2. Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý kết hợp cho HS xem các hình ảnh minh họa


1.Chế độ phong kiến thời Tần-Hán

a.Sự thành lập xã hội cổ đại Trung Quốc

- Trong xã hội Trung Quốc, từ khi đồ sắt xuất hiện, xã hội đã có sự phân hóa, hình thành hai giai cấp mới địa chủ và nông dân lĩnh canh

b. Sự hình thành nhà Tần - Hán:

-Năm 221 - TCN, nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc, vua Tần tự xưng là Tần Thủy Hoàng.

-Lưu Bang lập ra nhà Hán 206 - 220 TCN.

Đến đây chế độ phong kiến Trung Quốc đã được xác lập.

b.Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần – Hán

·Bộ máy nhà nước:

-Ở TW: Hoàng đế có quyền tuyệt đối, bên dưới có thừa tướng, thái úy cùng các quan văn, võ.

-Ở địa phương: Quan thái thú và Huyện lệnh

*Tuyển dụng quan lại chủ yếu là hình thức tiến cử.

*Chính sách xâm lược của nhà Tần - Hán: xâm lược các vùng xung quanh, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ.

2.Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường

a.Về kinh tế:

+ Nông nghiệp: chính sách quân điền, áp dụng kỹ thuật canh tác mới, chọn giống,... dẫn tới năng suất tăng.

+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển thịnh đạt: có các xưởng thủ công (tác phường) luyện sắt, đóng thuyền.

+ Hình thành “con đường tơ lụa” buôn bán với bên ngoài hơn so với các triều đại trước.

b.Về chính trị:

-Từng bước hoàn thiện chính quyền từ TW xuống địa phương, có chức Tiết độ sứ.

-Tuyển dụng quan lại bằng thi cử (bên cạnh cử con em thân tín xuống các địa phương).

-Mâu thuẫn xã hội dẫn đến khởi nghĩa nông dân thế kỷ X khiến cho nhà Đường sụp đổ.

Tiết 2

MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình Trung Quốc dưới triều đại nhà Minh.`

Bước 1: GV trình bày sự thành lập của triều đại nhà Minh ở Trung Quốc: Do Chu Nguyên Chương sáng lập (1368), kinh đô đóng tại Nam Kinh 1403: Bắc Kinh. Tồn tại: 1368 - 1644. Bước 2: Cá nhân- cặp đôi

GV? Tình hình kinh tế Trung Quốc dưới thời nhà Minh điểm khác biệt gì so với trước? Biểu hiện?

HS: Theo dõi SGK, thảo luận cặp đôi, HS khác nghe bổ sung.

GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận:

Bắc Kinh, Nam Kinh không chỉ là trung tâm chính trị mà còn trung tâm kinh tế lớn.

GV? Em hãy nêu sự khác biệt trong QHSX thời nhà Minh so với thời kỳ trước?

HS suy nghĩ trả lời.

GV nhận xét, kết luận: Thời kỳ trước là quan hệ giữa địa chủ với nông dân lĩnh canh thông qua tô thuế, lao dịch ---> QHSX phong kiến.

Thời Minh: Quan hệ giữa chủ xưởng và thợ làm thuê thông qua sản phẩm hoặc ngày công lao đông---> QHSX TBCN.

GV? Bộ máy nhà nước thời Minh so với Tần- Hán, Đường có gì khác biệt?

HS nghiên cứu SGK, nhớ lại kiến thức đã học để trả lời.

GV nhận xét, kết luận bằng sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Trung Quốc thời Minh trên màn hình PP.

GV? Em hãy quan sát sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Trung Quốc thời Minh và rút ra nhận xét?

HS suy nghĩ, trả lời.

GV nhận xét, bổ sung và kết luận.

Gv trình bày thêm vài nét về tình hình chính trị của nhà Minh.

-GV: Nhà minh đã tiến hành xâm lược và thống trị Đại Việt, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã lật đổ sự thống trị của triều đại nhà Minh (1427).

-GV? Tình hình xã hội Trung Quốc dưới thời nhà Minh như thế nào?

-HS theo dõi SGK, suy nghĩ trả lời. Học sinh khác nghe bổ sung.

-GV nhận xét, kết luận.

-Do mâu thuẫn xã hội sâu sắc nên có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân chống nhà Minh diễn ra. Cuộc nổi dậy của Lý Tự Thành đã làm cho triều Minh sụp đổ (năm 1644).

Hoạt động 2: Tìm hiểu chính sách cai trị của nhà Thanh ở Trung Quốc.

GV chuyển ý: Giữa lúc đó, một bộ tộc người Mãn Thanh ở Đông Bắc Trung Quốc đã đánh bại cuộc nổi dậy của Lý Tự Thành và lập ra triều đại nhà Thanh (1644- 1911).

-GV? Chính sách cai trị của triều đại nhà Thanh? Hậu quả?

-HS nghiên cứu SGK, suy nghĩ trả lời. HS khác nghe bổ sung.

-GV nhận xét, kết luận.

Nhà Thanh tiếp tục tham vọng bành trướng lãnh thổ. Năm 1788 vua Thanh sai Tôn Sĩ Nghị dẫn 29 vạn quân sang xâm lược Thăng Long. Kết quả là vào Tết Kỷ Dậu năm 1789, 29 vạn quân Thanh

đã đại bại dưới nghĩa quân của vị anh hùng dân

tộc áo vải Quang Trung- Nguyễn Huệ.

Hoạt động 3: Tìm hiểu những thành tựu quan trọng của văn hóa Trung Quốc thời phong kiến.

Bước 1:

GV phát phiếu học tập cho HS

GV? Theo dõi phần trình bày của các nhóm và hoàn thành bảng thống kê những thành tựu quan trọng của văn hóa Trung Quốc thời phong kiến?

GV nêu lại yêu cầu cho HS các nhóm (Trên màn hình PP).

Nhóm 1: Trình bày những thành tựu của văn hóa Trung Quốc thời phong kiến trên lĩnh vực tư tưởng?

Nhóm 2: Trình bày những thành tựu của văn hóa Trung Quốc thời phong kiến trên lĩnh vực sử học?

Nhóm 3: Trình bày những thành tựu của văn hóa Trung Quốc thời phong kiến trên lĩnh vực văn học?

Nhóm 4: Trình bày những thành tựu của văn hóa Trung Quốc thời phong kiến trên lĩnh vực khoa học – kĩ thuật?

-Đại diện các nhóm lên trình bày. HS nhóm khác nghe, nhận xét và bổ sung, hoàn thành phiếu học tập theo từng nội dung.

-GV nhận xét, kết luận bằng bảng thông kê văn hóa Trung Quốc thời phong kiến (trên màn hình PP).

-GV phát triển, mở rộng thêm những các nội dung về văn hóa. liên hệ đến nước ta.

Đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề tranh chấp hải đảo hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc.

GV cho HS xem 1 đoạn video giới thiệu về Vạn lý trường thành

Bước 2:

GV? Em hãy nhận xét về văn hóa Trung Quốc thời phong kiến?Ảnh hưởng của nó đến nền văn hóa Việt Nam?

HS suy nghĩ trả lời. HS khác nghe bổ sung.

- GV kết luận: Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến đạt được những thành tựu rực rỡ và có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn hóa thế giới và Việt Nam.

3. Trung Quốc thời Minh – Thanh.

a. Trung Quốc thời Minh ( 1368 – 1644)

* Kinh tế:

-Thực hiện nhiều biện pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế.

-Đầu thế kỷ XVI, xuất hiện mầm mống nền kinh tế TBCN.

+ TCN : Các xưởng thủ công lớn.

Quan hệ chủ - thợ làm thuê

+ NN: Bao mua sản phẩm

+ TN: Xuất hiện những nhà buôn lớn.

Thành thị được mở rộng, đông đúc.

* Chính trị:

-Xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyn.

-Tăng cường phong tước, ban cấp đất

đai cho con cháu hoàng tộc, công thần.

-Mở rộng bành trướng ra bên ngoài.

* Xã hội:

-Giai đoạn đầu và giữa: đời sống nhân dân được cải thiện.

-Cuối triều đại:

+ Nạn chiếm ruộng đất.

+ Sưu cao, tô dịch nặng nề

à Đời sống nhân dân cực khổ à mâu thuẫn xã hội sâu sắc.

=> Khởi nghĩa nông dân.

b. Trung Quốc thời Nhà Thanh ( 1644 – 1911)

*Đối nội:

- Áp bức dân tộc.

- Mua chuộc địa chủ người Hán.

*Đối ngoại:

-Tiếp tục chính sách bành trướng lãnh thổ

-Thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng”.

=> Nhà Thanh sụp đổ năm 1911

4. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến

a.Tư tưởng:

-Nho giáo:

+ Người khởi xướng: Khổng Tử

+ Thời Tống: Nho giáo phát triển.

+ Là công cụ của giai cấp thống trị.

+ Về sau, Nho giáo trở nên lỗi thời, lạc hậu và kìm hãm sự phát triển của xã hội

-Phật giáo: Thịnh hành dưới thời Đường:

+ Các nhà sư TQ đã sang Ấn Độ để tìm hiểu giáo lý.

+ Số lượng nhà sư tăng, chùa chiền mọc nhiều nơi.

b.Sử học:

- Thời Tần – Hán: Trở thành lĩnh vực khoa học độc lập: Bộ sử kí của Tư Mã Thiên.

-Thời Đường: thành lập Quốc sử quán.

-Thời Minh- Thanh: có những tác phẩm nổi tiếng

c.Văn học:

- Thời Đường: Thơ phát triển đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật.

-Thời Minh – Thanh: Tiểu thuyết.

d.Khoa học – Kĩ thuật

Đạt nhiều thành tựu trong toán học, thiên văn học, y dược…

Kỹ thuật: giấy, kỹ thuật in, la bàn, thuốc sung

--> cống hiến to lớn đối với văn minh nhân loại.

Kiến trúc: Vạn trường thành, các cung điện, các tượng Phật, đồ gốm…

ð Đạt được những thành tựu rực rỡ và có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn hóa thế giới và Việt Nam.

3.Hoạt động luyện tập: GV đưa ra sơ đồ khái quát quá trình phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc, yêu cầu HS: Quan sát sơ đồ và rút ra nhận xét về chế độ phong kiến Trung Quốc? (GV có thể sử dụng hệ thống các câu hỏi gợi mở).

4.Hoạt động vận dụng và mở rộng: đã lồng ghép trong bài học

5.Dặn và giao bài tập:

*Về nhà các em làm bài tập sau:

-Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần – Hán?

-Tại sao nói: Chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời nhà Đường đạt đến sự thịnh trị?.

-Chứng minh: Đến đầu thế kỷ XVI, mầm mống nền kinh tế TBCN ở Trung Quốc thời Minh đã xuất hiện?

-Ảnh hưởng của chính sách áp bức dân tộc của triều Thanh đối với sự phát triển của lịch sử Trung Quốc như thế nào?

-Nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến? Ảnh hưởng của nền văn hóa đó đối với nước ta như thế nào?

*Chuẩn bị bài mới

Bài 6: Các quốc gia Ấn văn hóa truyền thống Ấn Độ.

-Sự hình lập Vương triều Giúp-ta

-Sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ: Tìm hiểu về

+ Tôn giáo: Đạo Phật Ấn Độ giáo

+ Kiến trúc: các công trình kiến trúc nổi tiếng

+ Chữ viết.

- Những ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Ấn Độ ra bên ngoài.