BÀI 33: HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ MỸ GIỮA THẾ KỈ XIX
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
Nắm được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc dân tộc thống nhất nước Đức Giải thích được tại sao cuộc dân tộc thống nhất Đức là cuộc Cách mạng tư sản.
2.Tư tưởng, tình cảm
Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc dân tộc chống các thế lực phong kiến, bảo thủ, lạc hậu đòi quyền tự do dân chủ.
3.Kĩ năng
Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, giải thích các sự kiện lịch sử qua đó khẳng định tính chất đó chính là những cuộc Cách mạng tư sản diễn ra dưới các hình thức khác nhau. Kĩ năng khai thác lược đồ, tranh ảnh.
4.Định hướng các năng lực hình thành:
*Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
*Năng lực chuyên biệt:
-Năng lực tái hiện sự kiện
-Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến bài học.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH :
1.Giáo viên: Giáoán,,máytính,tranhảnhliênquan;
- Tranh ảnh đến những nhân vật lịch sử có liên quan đến thời kỳ này.
2.Học sinh: - Chuẩn bị bài trước ở nhà
- Sưu tầm thêm tranh ảnh, tư liệu liên quan phục vụ bài học
III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: trình bày, khái quát, phân tích, so sánh, rút ra nhận xét, ...
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1.Tạo tình huống:
a.Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b.Phương pháp: GV đặt câu hỏi: Hệ quả của Cách mạng công nghiệp? HS trả lời. GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.
c.Dự kiến sản phẩm: Trong các thập niên 50 - 60 của thế kỷ XIX nhiều cuộc Cách mạng tư sản liên tục nổ ra dưới những hình thức khác nhau ở châu Âu và Bắc Mĩ đã khẳng định sự toàn thắng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, chấm dứt cuộc dân tộc "Ai thắng ai" giữa thế lực phong kiến lạc hậu, bảo thủ với giai cấp tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ. Để tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến cuộc dân tộc thống nhất Đức và nội chiến Mĩ? Diễn biến diễn ra như thế nào? Tính chất, ý nghĩa ra sao? Bài học hôm nay sẽ trả lời với câu hỏi nêu trên.
2. Hình thành kiến thức mới.
MỤC TIÊU – PHƯƠNG PHÁP |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Hoạt động 1: Toàn lớp và cá nhân - GV giới thiệu cho HS thấy rõ: Từ những năm 1848 – 1849, một cao trào CMTS lại diễn ra sôi nổi ở châu Âu tạo điều kiện cho CNTB thắng thế trong cuộc chiến đấu chống lại quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, lạc hậu. Biểu hiện vềsự phát triển KT TBCN Đức? - Giáo viên mở rộng: Giữa thế kỉ XIX, kinh tế TBCN ở Đức phát triển mạnh: số lượng động cơ chạy bằng hơi nước tăng lên gấp 6 lần (1846 – 1861), chiều dài đường sắt: 5836 km, ngân hàng tăng, máy móc được áp dụng trong nông nghiệp → quý tộc kinh doanh TBCN (Quý tộc tư sản: Gioong-ke). - Giáo viên mở rộng: do Hội nghị Vienne (1815) Đức: 34 tiểu vương quốc, 4 thành phố tự trị: Brêmen, Hămbua, Liubếch, Frankfut → Liên bang Đức, nhưng không vững chắc vì quyền lực nằm trong tay quý tộc phong kiếncủa từng vương quốc. - Trở ngại lớn nhất để kinh tế TBCN phát triển ở Đức là vấn đề lãnh thổ bị chia cắt thành nhiều nướcnhỏ Yêu cầu cấp bách của nước Đức lúc này là làm gì để kinh tế TBCN phát triển? - Dự kiến HS trả lời: Thống nhất đất nước, qua đó hình thành thị trường dân tộc thống nhất. Vì sao g/c TSĐức không lãnh đạo cách mạng? - Quyền lực nằm trong tay g/c quý tộc TS, quân phiệt. * Hoạt động 2: Giáo viên và học sinh - Cho HS xem hình và giới thiệu sơ nét về Otto Von Bismarck(thủ tướng, bộ trưởng bộ ngoại giaoPhổ) và chủ trương thống nhất đất nước của ông ta “biên giới Phổ theo hiệp nghị Vienne không phù hợp với sự tồn tại của một chính phủ vững mạnh nữa, những vấn đề lớn của thời đại không thể quyết định bằng diễn vănhay biểu quyết mà bằng “sắt và máu” → chiến tranh vương triều “từ trên xuống” → thể hiện rõ tính quân phiệt và hiếu chiến của quý tộc Phổ. Vì sao Phổ muốn gây chiến với Áo? Áo là đối thủ chính của Phổ trong việc giành quyền lãnh đạo nước Đức. - Sử dụng lược đồ “Tiến trình thống nhất nước Đức” để trình bày diễn biến quá trình thống nhất nước Đức. - GV nêu vấn đề giúp HS nhận thức: Vì sao cuộc vận động thống nhất nước Đức được xem là một cuộc cách mạng tư sản? - Dự kiến HS trả lời: vì đã tạo điều kiện cho kinh tế TBCN phát triển mạnh ở Đức * Hoạt động 3: Toàn lớp và cá nhân - GV sử dụng bản đồ xác định 7 vương quốc: Lombardie, Vénétie, Parma, Toscana, Mondena, Napolie, Píemonté, Romania và phát vấn: Yêu cầu lịch sử của Italia lúc này là phải làm gì để đưa kinh tế phát triển theo hướng TBCN? - Dự kiến HS trả lời, GV nhận xét, kết luận: Yêu cầu cấp bách là phải giải phóng dân tộc khỏi sự lệ thuộc vào đế quốc Áo, xóa bỏ cản trở của các thế lực phong kiến, mở đường cho kinh tế TBCN phát triển. Thế lực nào giữ vai trò lãnh đạo trong tiến trình thống nhất Italia? - HS theo dõi SGK trả lời: Vương quốc Píemonté và vương triều Xa-moa, đại diện cho liên minh quý tộc tư sản hóa và đại tư sản. * Hoạt động 4: Toàn lớp và cá nhân - GV sử dụng “Lược đồ tiến trình thống nhất Italia” để trình bày diễn biến tiến trình thống nhất đất nước Italia, nhấn mạnh vào những mốc thời gian và những sự kiện quan trọng. + Tháng 4/1859 + Tháng 4/1860 + Cho HS xem hình và khắc họa nhân vật Garibaldi (anh hùng khí phách thời trung đại, có khả năng sáng tạo ra những kỳ côngvà đã sáng tạo ra những kỳ công”) và “Đội quân áo đỏ”. Vai trò của Garibaldi và đội quân “Áođỏ” trong sự nghiệp thống nhất Italia? - HS theo dõi SGK và bài giảng trả lời, GV chốt ý: giải phóng miền Nam Italia. - Giáo viên mở rộng: Garibaldi làm chấp chính xóa bỏ đặc quyền phong kiến, chia đất cho nông dân→ phái tự do gây áp lực sáp nhập Nam Ý vàoPíemonté… Garibaldi bị đầy đi Caprêra + 1/1861: vương quốcItalia thành lập, Victor Emmanuelle II: vua Italia. + 1866: Italia liên minh với Phổ chống Áo → giải phóng Venetie . + 1870: thu hồi Roma. T/cvà ý nghĩa cuộc đấu tranh thống nhất Ý? - HS dựa vào SGK và kiến thức đã học để trả lời: Là cuộc CMTS dưới hình thức giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, mở đường cho kinh tế TBCN phát triển. - GV có thể mở rộng thêm về hạn chế của cuộc cuộc đấu tranh thống nhất Italia: chế độ quân chủ lập hiến, nông dân không có đất đai và không có quyền bầu cử. * Hoạt động 5: Toàn lớp và cá nhân - GV sử dụng “Lược đồ nước Mỹ giữa thế kỉ XIX” để trình bày cho HS thấy sự mở rộng lãnh thổ nước Mỹ đến giữa thế kỉ XIX (S: 4,8 triệu km2 , dân số: 23 triệu người). - GV nêu vấn đề: Trình bày tình hình kinh tế Mỹ trước nội chiến. - HS theo dõi SGK trả lời, GV chốt ý: Kinh tế Mỹ giữa thế kỉ XIX phát triển theo hai con đường: + Công nghiệp: * Miền Bắc: phát triển công nghiệp TBCN, đứng thứ 4 trên thế giới, số công nhân Mỹ tăng nhanh (1860: 1,3 triệu), sớm có tinh thần đấu tranh * Miền Nam: phát triển kinh tế đồn điền dựa trên cơ sở bóc lột sức lao động của nô lệ. - GV phát vấn: Vì sao công nghiệp Mỹ phát triển? - Nguồn lao động có kỹ thuật, cần cù, thừa hưởng những thành tựu cách mạng công nghiệp Anh. * Hoạt động 6: Toàn lớp và cá nhân Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nội chiến? - GV sử dụng chân dung A. Lincohn, khắc họa tiểu sử và tính cách nhân vật, qua đó đề cập đến nguyên nhân nội chiến. * Hoạt động 7: Toàn lớp và cá nhân - GV trình bày sơ nét về diễn biến cuộc nội chiến, nhấn mạnh vào những biện pháp có tính chất bước ngoặt của quân đội Liên bang để đi đến chiến thắng: Ý nghĩa của các biện pháp này? - Dự kiến HS trả lời: Thu hút đông đảo dân di cư và nô lệ da đen gia nhập quân đội Liên bang. - GV cho HS xem hình A. Lincohn bị ám sát Tính chất và ý nghĩa của cuộc nội chiến Mỹ? - HS theo dõi SGK và suy nghĩ trả lời: là cuộc CMTS lần hai, xóa bỏ hết các rào cản, mở đường cho kinh tế TBCN ở Mỷ phát triển mạnh. - Nội chiến kết thúc làm cho 620.000 người Mĩ thiệt mạng (theo kênh VBC) |
1. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức - Tình hình nước Đức + Giữa thế kỷ XIX kinh tế TBCN ở Đức phát triển nhanh, Đức trở thành nước công nghiệp. + Nước Đức bị chia xẻ thành nhiều nước nhỏ, cản trở kinh tế TBCN phát triển, trong đó 2 nước lớn nhất là Áo và Phổ. → Đặt ra yêu cầu thống nhất đất nước. - Quá trình thống nhất + Đức tiến hành thống nhất đất nước bằng con đường “từ trên xuống”, dùng vũ lực để xâm lược các nước khác như Đan Mạch (1864), Áo (1866), sau chiến tranh Pháp-Phổ(1870-1871) Đức hoàn toàn thống nhất. + Ngày 18.01.1871 đế chế Đức thành lập theo kiểu quân phiệt Phổ. - Ý nghĩa: là cuộc CMTS, mở đường cho CNTB phát triển. 2. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Ý - Tình hình nước Ý + Giữa thế kỷ XIX Ý bị phân chia thành 7 nước nhỏ lệ thuộc vào Áo. + Kinh tế lạc hậu, bị phong kiến kìm hãm. + Riêng nước Piemont độc lập và có kinh tế phát triển. → Đặt ra yêu cầu thống nhất, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Áo, mở đường cho CNTB phát triển. - Quá trình thống nhất + Ý dựa vào Pháp để thống nhất đất nước “từ trên xuống”. + 4.1859 gây chiến tranh với Áo. + 3.1860 giải phóng các vương quốc miền Bắc và miền Trung. + 10.1860 các vương quốc miền Nam lần lượt sát nhập vào Piemont. + 1870 sau chiến tranh Pháp – Phổ,Ý hoàn toàn thống nhất. - Ý nghĩa: là cuộc CMTS, chống lại phong kiến Áo, mở đường cho CNTB phát triển. 3. Nội chiến ở Mĩ - Nước Mỹ trước nội chiến: giữa thế kỷ XIX kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng. + Miền Bắc: phát triển công nghiệp TBCN. + Miền Nam: phát triển kinh tế đồn điền dựa vào sự bóc lột nô lệ. → Chế độ nô lệ gây cản trở sự phát triển kinh tế của miền Bắc nên phải giải phóng chế độ nô lệ. - Nguyên nhân trực tiếp + Năm 1860 Lin-côn (Đảng Cộng Hòa) trúng cử Tổng thống đe doạ quyền lợi của chủ nô ở miền Nam. + 11bang ở miền Nam tuyên bố tách khỏi liên bang Mĩ. - Diễn biến cuộc nội chiến + 12/4/1861 nội chiến bùng nổ. + Ngày 01/01/1863 Lincon ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ. + 4/1865 nội chiến kết thúc, thắng lợi thuộc về quân liên Bang. - Ý nghĩa + Là cuộc cách mạng tư sản lần thứ hai ở Mĩ. + Xoá bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam, tạo điều kiện cho kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XIX ở Mĩ. |
3.Luyện tập:
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi đặt ra ngay từ đầu giờ học. Nguyên nhân và diễn biến cuộc đấu tranh thống nhất Đức, Italia và nội chiến Mĩ? Tại sao đó lại là những cuộc cách mạng Tư sản?
V.HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC.
-Học bài cũ, đọc trước bài mới.
-Lập bảng thống kê các hình thức cách mạng Tư sản theo nội dung sau:
Tên cuộc cách mạng |
Hình thức |
Thời gian |
Kết quả, ý nghĩa |