Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là do
Vào cuối mùa đông, khối không khí lạnh di chuyển qua vùng biển phía đông Nhật Bản và Trung Quốc => được tăng cường ẩm
=> thời kì này gió mang tính chất lạnh, ẩm và có mưa phùn.
Từ vĩ tuyến 160B xuống phía nam, gió mùa mùa đông về bản chất là
- Gió mùa Đông Bắc suy yếu dần và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã (160B)
- Từ vĩ tuyến160B xuống phía nam, Tín phong Bắc bán cầu cũng thổi theo hướng đông bắc và chiếm ưu thế.
=> Như vậy, từ vĩ tuyến 160B xuống phía nam, gió mùa mùa đông về bản chất là gió Tín phong nửa cầu Bắc.
Nhân tố quan trọng nào dẫn tới sự phân mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực của nước ta?
Do hoạt động mạnh mẽ của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông => khí hậu nước ta có sự phân hóa giữa các khu vực:
- Miền Bắc: mùa đông có gió mùa Đông Bắc đem lại khí hậu lạnh, ít mưa; mùa hạ: nóng ẩm, đón gió từ biển thổi vào gây mưa.
- Miền Nam: mùa hạ gió mùa Tây Nam đem lại lượng mưa lớn, mùa khô kéo dài sâu sắc do nằm ở vị trí khuất gió.
- Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ đối lập mùa mưa – khô:
+ Đầu mùa hạ khi Tây Nguyên Nam Bộ đón gió mùa Tây Nam (xuất phát từ khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương) thì ven biển Trung Bộ chịu hiệu ứng phơn khô nóng.
+ Mùa đông, khi ven biển Trung Bộ đón gió từ biển thổi vào đem lại lượng mưa lớn thì Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
Nguyên nhân gây mưa lớn và kéo dài ở các vùng đón gió Nam Bộ và Tây Nguyên là do hoạt động của
Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam vượt qua vùng biển xích đạo trở nên nóng ẩm + kết hợp dải hội tụ nhiệt đới => gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
Mùa hạ nóng, mùa đông ấm, mưa nhiều về thu đông là kiểu khí hậu của thành phố
Kiểu khí hậu mùa hạ nóng, mùa đông ấm, mưa nhiều về thu đông là đặc trưng của vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ (mưa tập trung vào tháng 9)
=> Thành phố Huế thuộc vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ.
Trong câu thơ: "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông" (Truyện Kiều - Nguyễn Du), "Gió đông" ở đây là
- Hoa đào bắt đầu nở vào cuối mùa đông => là thời kì mưa phùn, ẩm ướt
=> Gió đông được nhắc đến trong câu thơ trên là gió mùa mùa đông lạnh ẩm.
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến hoạt động
Khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật và thực vật.
=> Vì vậy khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Đặc điểm khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khác so với vùng Nam Bộ là
Sử dụng phương pháp loại trừ:
- A: khí hậu cận xích đạo là đặc điểm của miền khí hậu phía nam (bao gồm cả Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ) nên 2 vùng này giống nhau về kiểu khí hậu => Loại
- B: vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ mùa đông đều ảnh hưởng của gió mậu dịch (tín phong Bắc bán cầu) => Loại
- C: cả hai vùng đều có sự phân mùa mưa – khô => Loại
- D: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc trưng khí hậu là mùa mưa lùi về thu – đông
(từ tháng 7 – 11, mưa tập trung vào tháng 9), Nam Bộ có mùa mưa sớm, kéo dài (t5 -10) -> Đúng
Ở miền khí hậu phía bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây vì :
Dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, chạy hướng Tây Bắc - Đông Nam đã tạo nên bức chắn địa hình lớn, ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc tới vùng Tây Bắc nước ta, làm cho Tây Bắc có mùa đông ngắn và đỡ lạnh hơn Đông Bắc.
Đặc điểm nào sau đây không đúng với chế độ nhiệt của nước ta:
- Đi từ Bắc vào Nam càng gần xích đạo -> nhận được lượng nhiệt càng lớn => nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam
- Vào mùa đông gió mùa đông bắc tràn vào lãnh thổ miền Bắc làm nền nhiệt hạ thấp
=> biên độ nhiệt trong năm lớn. Miền Nam nhiệt độ cao, ổn định quanh năm.
=> Nhận định: “Nhiệt độ trung bình năm tăng dần khi đi từ Nam ra Bắc và biên độ nhiệt trong Nam lớn hơn ngoài Bắc“ là Sai
Đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam
- Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến -> quanh năm nhận được lượng nhiệt lớn
-> quy định tính nhiệt đới.
- Biển Đông cung cấp nguồn ẩm dồi dào, mang lại lượng mưa lớn
-> quy định tính ẩm.
- Nước ta cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các khối khí hoạt động theo mùa + kết hợp địa hình
-> tạo nên sự phân hóa khí hậu sâu sắc theo không gian và thời gian.
=> Như vậy đặc điểm chung của khí hậu nước ta là: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa sâu sắc.
Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc có thể xâm lấn sâu vào miền Bắc nước ta?
Miền Bắc nước ta có vị trí là nơi đầu tiên và trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc hoạt động ở nước ta, mặt khác do đặc điểm địa hình vùn núi thấp với các cánh cung lớn có hướng mở rộng về phía Bắc và Đông Bắc => điều này tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc có thể lấn sâu hơn vào trong đất liền (đem lại mùa đông lạnh, kéo dài nhất cả nước).
Vào nửa sau mùa hạ ở nước ta, gió mùa Tây Nam gặp dãy Trường Sơn không gây hiện tượng phơn khô nóng cho Trung Bộ do gió này có
Vào nửa sau mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao chí tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo khối khí này trở nên nóng ẩm hơn thường gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân gây mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.
Nguyên nhân chủ yếu gây mưa cho đồng bằng Bắc Bộ nước ta là
- Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc với nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
- Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc.
- Mùa bão của miền Bắc vào tháng VII, tháng VIII. Bão thường kèm theo mưa to nên là nguyên nhân gây mưa cho đồng bằng Bắc Bộ.
-> Nguyên nhân chủ yếu gây mưa cho đồng bằng Bắc Bộ là gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão.
Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi
Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi Tây Bắc, gió xuống núi trở lên khô nóng, gây hiện tượng phơn cho đồng bằng Bắc Bộ
Dải hội tụ nhiệt đới chạy theo hướng kinh tuyến vào đầu mùa hạ ở nước ta được hình thành do sự hội tụ giữa hai luồng gió nào sau đây?
Dải hội tụ nhiệt đới được hình thành giữa hai đới gió đông bắc và gió tây nam trên vùng nhiệt đới. Trong khi đó ở nước ta có gió Tín phong thổi theo hướng đông bắc hoạt động quanh năm và vào đầu mùa hạ có gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương thổi đến, khi hai khối khí này gặp nhau đã làm hình thành nên dải hội tụ nhiệt đới.
Tháng mưa cực đại lùi dần từ Bắc Bộ đến Trung Bộ là do
Dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân gây ra mưa lớn ở nước ta. Vào mùa hạ, dải hội tử nhiệt đới di chuyển từ Bắc vào Nam làm cho tháng mưa cực đại lùi dần từ Bắc Bộ đến Trung Bộ.
Nguyên nhân nào tạo nên những ngày có thời tiết nắng ấm trong mùa đông ở miền Bắc nước ta?
Gió Tín phong Bắc bán cầu hoạt động xen kẽ vào những thời kì gió mùa đông bắc suy yếu, tạo nên những ngày có thời tiết nắng ấm, hanh khô, quang mây trong mùa đông ở miền Bắc nước ta.
Nhận định nào dưới đây không đúng về ảnh hưởng của gió Tín phong đến khí hậu nước ta?
Tác động của gió Tín phong đến khí hậu nước ta:
- Nhân tố gây mưa phùn cho đồng bằng và ven biển Bắc Bô là gió mùa đông bắc vào nửa cuối mùa đông => A sai
- Tín phong Bắc bán cầu thổi hướng Đông Bắc từ biển vào gây mưa cho vùng đón gió ở duyên hải Nam Trung Bộ, trong khi đó Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô do nằm khuất sau bức chắn địa hình dãy Trường Sơn) => B đúng, C đúng
- Tín phong hoạt động xen kẽ vào những thời kì gió mùa suy yếu => tạo nên những ngày thời tiết nắng ấm ở miền Bắc vào mùa đông => D đúng.
Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho vùng núi Tây Bắc có mùa đông ngắn, nhiệt độ không quá thấp?
Nguyên nhân chủ yếu làm cho vùng núi Tây Bắc có mùa đông ngắn, nhiệt độ không quá thấp là do ảnh hưởng của dãy núi Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, là bức chắn địa hình ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm cho vùng Tây Bắc bớt lạnh, mùa đông kết thúc sớm; các dãy biên giới Việt Lào là bức chắn địa hình, gây hiện tượng phơn đầu mùa hạ cho gió Tây Nam làm Tây Bắc có mùa hạ đến sớm.