Việc khai thác, sử dụng hợp lí miền đồi núi không chỉ giúp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của miền này, mà còn có tác dụng bảo vệ sinh thái cho cả vùng đồng bằng bởi
Thứ 1: Về mặt phát sinh: ở nước ta, sông lớn mang vật liệu bào mòn từ vùng núi bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn.
Thứ 2: Về vai trò, tác động qua lại:
- Khai thác, bảo vệ tài nguyên vùng núi (ví dụ rừng) giúp:
+ mang lại hiệu quả kinh tế cao (cung cấp gỗ, sinh vật quý băng hiếm..); hạn chế sạt lở, xói mòn, địa hình, lũ quét…ở miền núi
+ đồng thời: bảo vệ nguồn nước ngầm, hạn chế thiên tai lũ lụt cho vùng đồng bằng.
- Vùng núi là thượng nguồn các con sông lớn đổ về đồng bằng hạ lưu sông => mọi hoạt động khai thác gây ô nhiễm vùng núi đều ảnh hưởng đến miền đồng bằng phía dưới. (ví dụ khai thác khoáng sản).
Hạn chế chủ yếu của khu vực đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là
Khu vực đồi núi có địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc => khó khăn cho đi lại, GTVT, khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế.
Dải đồng bằng miền Trung không liên tục, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ là do
Dải đồng bằng miền Trung không liên tục, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ bởi các dãy núi chạy theo hướng tây – đông lan sát ra biển : Hoành Sơn, Bạch Mã,…
Sông ngòi chảy qua vùng đồi núi có giá trị nổi bật nào?
Giá trị nổi bật nhất của sông ngòi ở vùng đồi núi nước ta là mang lại nguồn thủy năng dồi dào cho phát triển thủy điện. Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ là 2 vùng có trữ năng thủy điện lớn nhất nước ta.
Điểm giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là
Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đều là đồng bằng châu thổ sông được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ trên vùng biển nông và thềm lục địa mở rộng.
Cơ sở nào sau đây là quan trọng nhất để phát triển nền nông-lâm nghiệp nhiệt đới đa dạng ở vùng đồi núi nước ta?
Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển nông – lâm nghiệp:
- Nước ta có nhiều loại đất: phù sa sông, phù sa cát, feralit, badan, đất mặn,... Mỗi loại đất sẽ phù hợp với các loại cây khác nhau: đất phù sa -> cây lương thực, đất feralit, badan ->cây công nghiệp, cây ăn quả,...
- Khí hậu nước ta phân hóa đa dạng: Bắc – Nam, Đông – Tây và theo độ cao nên có thể phát triển cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng.
- Tài nguyên rừng giàu có nhưng đã bị suy giảm nhiều -> phát triển lâm nghiệp.
Điểm giống nhau về điều kiện sinh thái nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng là
- Diện tích đất mặn, đất phèn lớn là đặc điểm của ĐBSCL, ĐBSH có diện tích đất mặn rất ít => loại A
- Có nhiều ô trũng lớn là đặc điểm ĐBSCL, không phải đặc điểm của ĐBSH => loại B
- Khí hậu có mùa đông lạnh là đặc điểm của ĐBSH; ĐBSCL có khí hậu cận xích đạo nắng nóng quanh năm không có mùa đông => loại C
- Cả 2 vùng đồng bằng đều có đất phù sa màu mỡ do phù sa các con sông lớn bồi đắp nên => đây là đặc điểm giống nhau của 2 vùng.
Điểm nào sau đây không nổi bật ở đồng bằng sông Hồng?
Thủy triều lấn sâu vào mùa cạn là đặc điểm nổi bật của Đồng bằng sông Cửu Long chứ không phải đặc điểm nổi bật của Đồng bằng sông Hồng.
Ở nước ta việc phát triển giao thông ở các vùng miền núi gặp nhiều khó khăn chủ yếu là do
Vùng miền núi nước ta địa hình bị chia cắt mạnh gây khó khăn trong việc phát triển giao thông vận tải.
Đồng bằng có diện tích lớn nhất trong hệ thống đồng bằng ven biển miền Trung là
Đồng bằng có diện tích lớn nhất trong hệ thống đồng bằng ven biển miền Trung là đồng bằng Thanh Hóa được bồi đắp bởi sông Mã và sông Chu (xem Atlat trang 13,14).
Vùng thích hợp với trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc là
Đồng bằng sông Cửu Long có đất phù sa màu mỡ thuận lợi để trồng cây lương thực và chăn nuôi gia cầm. Đồng bằng ven biển miền Trung có đất phù sa cát thuận lợi trồng cây công nghiệp hàng năm và chăn nuôi bò. Khu vực Hoàng Liên Sơn địa hình núi cao thích hợp để phát triển rừng.
Vùng bán bình nguyên và đồi trung du với đất feralit và đất xám bạc màu thuận lợi để phát triển cây ăn quả. Đồng thời, khu vực này có những đồng cỏ lớn thuận lợi để chăn nuôi đại gia súc.
Miền núi nước ta có các cao nguyên và thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành
Miền núi nước ta có các cao nguyên và thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn. Điển hình là các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên, Trung Du và miền núi Bắc Bộ hay các trang trai gia súc lớn trên các cao nguyên Sơn La, Mộc Châu,…