Phát biểu nào sau đây đúng?
Ta có: Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Thế nào là hai lực cân bằng?
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
Câu nào sau đây không đúng khi nói về các lực cân bằng
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
Khi bút tắc mực, ta thường cầm bút vẩy mạnh bút lại tiếp tục viết được. Câu giải thích nào sau đây là đúng?
Bút tắc mực, nếu vẩy mạnh, bút lại có thể viết tiếp được vì do quán tính nên mực tiếp tục chuyển động xuống đầu ngòi bút khi bút đã dừng lại.
Hai lực cân bằng là:
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
Chuyển động theo quán tính là:
Ta có: Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.
Trường hợp nào dưới đây chuyển động mà không có lực tác dụng.
Xe đạp chuyển động trên đường do quán tính là trường hợp chuyển động mà không có lực tác dụng.
Một vật chịu tác dụng của hai lực và đang chuyển động thẳng đều. Nhận xét nào sau đây là đúng?
Ta có: Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Theo đề bài, ta có: vật chịu tác dụng của hai lực và đang chuyển động thẳng đều => hai lực tác dụng là hai lực cân bằng.
Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng.
Khi xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ ngã về phía trước do có quán tính.
Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng?
Do quán tính nên khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải khi xe đột ngột rẽ sang trái.
Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?
Chuyển động của xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa là chuyển động do quán tính
Hai lực cân bằng là hai lực:
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:
+ Các lực tác dụng lên vật gồm: Trọng lực \(\overrightarrow P \) và phản lực \(\overrightarrow N \)
+ Trọng lực \(\overrightarrow P \) cân bằng với phản lực \(\overrightarrow N \)
Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có:
Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc một cách đột ngột được vì có quán tính.
Quan sát hình vẽ bên, cặp lực cân bằng là:
Ta có: Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
Từ hình, ta có: lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_4}} \) cân bằng với nhau
Một quả bóng khối lượng \(0,5{\rm{ }}kg\) được treo vào đầu một sợi dây, phải giữ đầu dây với một lực bằng bao nhiêu để quả bóng nằm cân bằng.
+ Trọng lực của quả bóng: \(P = 10m = 10.0,5 = 5N\)
+ Để quả bóng cân bằng, cần phải giữ đầu dây một lực \(F = P = 5N\)
Một vật nằm yên trên mặt bàn nằm nghiêng (hình vẽ), lực cân bằng với trọng lực \(P\) là:
Phân tích \(\overrightarrow P \) thành hai thành phần \(\overrightarrow {{P_1}} ,\overrightarrow {{P_2}} \) như hình vẽ, ta có:
+ \(\overrightarrow {{F_1}} \) cân bằng với \(\overrightarrow {{P_1}} \)
+ \(\overrightarrow N \) cân bằng với \(\overrightarrow {{P_2}} \)
Một quả cầu được treo trên sợi chỉ tơ mảnh như hình vẽ. Cầm đầu B của sợi chỉ để giật thì sợi chỉ có thể bị đứt tại điểm A hoặc điểm C. Muốn sợi chỉ bị đứt tại điểm C thì ta phải giật như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng.
Muốn sợi chỉ bị đứt tại điểm C thì ta phải giật thật mạnh đầu B một cách khéo léo, khi đó quả cầu sẽ chuyển động lên trên theo quán tính.
Treo một vật vào một lực kế thấy lực kế chỉ \(30N\). Khối lượng vật là bao nhiêu?
Ta có:
+ Số chỉ của lực kế chính là trọng lực của vật: \(F = P = 30N\)
+ Trọng lực: \(P = 10m \to m = \dfrac{P}{10} = \dfrac{{30}}{{10}} = 3kg\)
Trong cách mô tả sau đây về tương quan giữa trọng lượng P và lực căng T, câu nào đúng?
Ta có: Trọng lượng P và lực căng T cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.