Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất
Hãy cho biết trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?
Trong quá trình rơi, thế năng của vật đã chuyển hóa thành động năng
Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự bảo toàn cơ năng
Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào?
Trong thời gian quả bóng nảy lên thì động năng của quả bóng giảm và thế năng của quả bóng tăng.
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng ?
Cả ba trường hợp trên đều có sự chuyển hóa thế năng thành động năng.
A – thế năng đàn hồi => động năng
B, C – thế năng hấp dẫn => động năng
Người ta dùng vật B kéo vật A ( có khối lượng \({m_A} = 10kg\)) chuyển động đều đi lên mặt
phẳng nghiêng như hình bên. Biết \(CD = 4m,DE = 1m\). Bỏ qua ma sát, vật B phải có khối lượng bao nhiêu ?
Ta có,
+ Tác dụng lên vật A có trọng lượng \({P_A}\) và lực kéo \(F\) của sợi dây có độ lớn bằng trọng lượng \({P_B}\) của vật B.
Do bỏ qua ma sát nên theo tính chất của mặt phẳng nghiêng ,ta có:
\(\frac{{{P_A}}}{F} = \frac{{CD}}{{DE}} = \frac{l}{h} \to \frac{{{P_A}}}{{{P_B}}} = \frac{l}{h}\)
Lại có: \(P = 10m\)
Ta suy ra:
\(\begin{array}{l}\frac{{{P_A}}}{{{P_B}}} = \frac{{{m_A}}}{{{m_B}}} = \frac{l}{h} = \frac{4}{1} = 4\\ \to {m_B} = \frac{{{m_A}}}{4} = \frac{{10}}{4} = 2,5kg\end{array}\)
Sử dụng dữ kiện sau trả lời các câu hỏi 20, 21: Một con lắc dao động quanh vị trí cân bằng B như hình vẽ:
Khi con lắc từ A về vị trí cân bằng B, động năng và thế năng thay đổi như thế nào ?
Khi con lắc từ A về vị trí cân bằng B, động năng tăng và thế năng giảm
Sử dụng dữ kiện sau trả lời các câu hỏi 20, 21: Một con lắc dao động quanh vị trí cân bằng B như hình vẽ:
Khi con lắc đi từ B đến C, động năng và thế năng thay đổi như thế nào ?
Khi con lắc đi từ B đến C, động năng giảm và thế năng tăng
Cho hệ cơ học như hình vẽ, bỏ qua ma sát, khối lượng của lò xo. Lúc đầu hệ cân bằng.
Nén lò xo một đoạn \(l\), sau đó thả ra
Gọi O là vị trí ban đầu của vật (vị trí cân bằng). Khi nén lò xo một đoạn \(l\), vật ở vị trí M, năng lượng của hệ dự trữ dưới dạng nào ?
Ta thấy, tại M lò xo bị nén một đoạn \(l\)
=> Năng lượng của hệ dự trữ dưới dạng thế năng đàn hồi
Cho hệ cơ học như hình vẽ, bỏ qua ma sát, khối lượng của lò xo. Lúc đầu hệ cân bằng.
Nén lò xo một đoạn \(l\), sau đó thả ra
Khi chuyển động từ M đến O, động năng và thế năng của vật thay đổi thế nào ?
Khi chuyển động từ M đến O, độ biến dạng của lò xo so với trạng thái ban đầu (không dãn, không nén) càng nhỏ dần
=> Khi chuyển động từ M đến O, động năng của vật tăng và thế năng của vật giảm
Cho hệ cơ học như hình vẽ, bỏ qua ma sát, khối lượng của lò xo. Lúc đầu hệ cân bằng.
Nén lò xo một đoạn \(l\), sau đó thả ra
Khi chuyển động từ O đến N, động năng và thế năng của vật thay đổi thế nào ?
Khi chuyển động từ O đến N, động năng giảm và thế năng tăng
Một viên bi lăn từ đỉnh mặt phẳng nghiêng xuống như hình vẽ. Hòn bi có động năng lớn nhất ở
Ta có: Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
=> Hòn bi ở vị trí C – thấp nhất sẽ có thế năng nhỏ nhất, nếu chọn mốc thế năng tại mặt đất thì thế năng tại C bằng 0.
Ta biết, cơ năng là đại lượng bảo toàn, động năng và thế năng là các dạng của cơ năng, chúng chuyển hóa lẫn nhau, do vậy thế năng ở C là nhỏ nhất thì động năng tại vị trí C là lớn nhất.
Quan sát một hành khách ngồi trong một toa tàu đang chuyển động.Ý kiến nào sau đây là đúng?
Vận tốc có tính tương đối và tùy thuộc vào mốc chọn thế năng vì vậy mà cả A, B, C đều đúng.
Trong các vật sau đây: Vật A có khối lượng 0,5kg ở độ cao 2m; vật B có khối lượng 1kg ở độ cao 1,5m; vật C có khối lượng 1,5kg ở độ cao 3m. Thế năng của vật nào lớn nhất?
Cách giải:
Vật C có khối lượng 1,5kg ở độ cao 3mn có thế năng lớn nhất
Một quả bóng được thả rơi từ độ cao 5m cách mặt đất. Sau lần chạm đất thứ nhất quả bóng mất 1/5 cơ năng mà nó đã có được trước khi chạm đất. Vậy sau lần chạm đất này quả bóng nảy lên được độ cao:
Vật ở độ cao 5m có thế năng trọng trường. Thế năng trọng trường tỉ lệ thuận với độ cao của vật và tỉ lệ thuận với khối lượng của vật. Khi chạm đất, khối lượng vật không đổi, nhưng ma sát làm vật bị mất 1/5 cơ năng, nên nó chỉ còn có thể nảy lên đến độ cao 4m.