Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
Sách cánh diều
Hiện tượng nào dưới đây được hình thành do tác động của các lực nén ép theo phương nằm ngang?
Các lực “nén ép” theo phương nằm ngang, sinh ra hiện tượng uốn nếp.
Nội lực không có tác động nào đến lớp vỏ Trái Đất?
Nội lực làm dịch chuyển các mảng kiến tạo, hình thành các dãy núi, gây ra động đất và núi lửa, ... Nội lực không tạo nên các hang động đá vôi, vì những hang động này hình thành dưới tác động của dòng nước (Ngoại lực).
Ngoại lực là những lực
Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên trên bề mặt Trái Đất.
Các nhân tố ngoại lực được tạo ra bởi:
Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên trên bề mặt Trái Đất. Hình thành do nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
Các tác nhân của ngoại lực không bao gồm?
Ngoại lực gồm các tác nhân sau: các yếu tố khí hậu (gió, mưa, nhiệt độ, ...), các dạng nước (nước chảy, sóng biển, băng, ...), sinh vật và con người.
Macma là tác nhân của nội lực, không phải tác nhân của ngoại lực.
Ngoại lực tác động đến bề mặt Trái Đất thông qua mấy quá trình?
Ngoại lực tác động đến bề mặt Trái Đất thông qua 4 quá trình:
- Phong hóa
- Bóc mòn
- Vận chuyển
- Bồi tụ
Trong các dạng địa hình sau, dạng địa hình nào không là kết quả của ngoại lực?
Ngoại lực hình thành nên các dạng địa hình mới như: hàm ếch sóng vỗ, địa hình cacxtơ, các hòn nấm đá. Ngoại lực không hình các dãy núi cao, mà chúng được tạo nên bởi nội lực.
- Phong hóa: là quá trình phá hủy, làm thay đổi đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật, ...
- Bóc mòn: là quá trình dời chuyển các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí ban đầu dưới tác động của nước chảy, sóng biển, gió, băng hà, ...
- Vận chuyển: là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
- Bồi tụ: là quá trình tích tụ các vật liệu phá hủy
Các quá trình phong hóa của ngoại lực:
- Phong hóa vật lí: là quá trình phá hủy, làm cho đá và khoáng vật bị vỡ với những kích thước khác nhau nhưng không làm thay đổi thành phần và tính chất của chúng.
- Phong hóa hóa học: là quá trình phá hủy, làm biến đổi thành phần, tính chất của đá và khoáng vật.
- Phong hóa sinh học: là quá trình phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của thực vật, nấm, vi khuẩn, ... làm các đá bị biến đổi cả về mặt lí học và hóa học.
- Phân loại quá trình bóc mòn:
+ Quá trình xâm thực (do nước chảy) tạo thành các khe rãnh, mương xói, thung lũng sông,.
+ Quá trình mài mòn (do sóng biển) tạo thành các vách biển, hàm ếch, nền mài mòn, ... và (do băng hà) tạo thành các máng băng, phi-o, đá lưng cừu, ...
+ Quá trình thổi mòn hay khoét mòn (do gió) tạo thành các nấm đá, rãnh thổi mòn, hoang mạc đá, ...
- Gió: quá trình khoét mòn
- Nước chảy: quá trình xâm thực
- Sóng biển: quá trình mài mòn
Chọn X vào đáp án đúng
Ở những vùng hoang mạc nóng, quá trình phong hóa nào hiếm khi xảy ra?
Phong hóa hóa học
Phong hóa hóa học
Phong hóa hóa học
Những vùng hoang mạc nóng là nơi có nhiệt độ trung bình năm cao, biên độ nhiệt ngày và đêm lớn. Sự dao động của nhiệt độ khiến các loại đá và khoáng vật ở hoang mạc nóng chịu ảnh hưởng của phong hóa vật lí.
Bên cạnh đó có sự phong hóa sinh học do có một số loài thực vật có thể tồn tại được ở môi trường hoang mạc.
Riêng phong hóa hóa học rất hiếm khi xảy ra, do môi trường khắc nghiệt, nhiệt độ cao, ít mưa, nên không hoặc ít làm thay đổi tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
Đáp án:
- Phong hóa hóa học
Chọn X vào các đáp án đúng
Các tác nhân chủ yếu của phong hóa lí học là?
Sự đóng băng của nước
Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột
Sự kết tinh của muối
Sự đóng băng của nước
Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột
Sự kết tinh của muối
Sự đóng băng của nước
Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột
Sự kết tinh của muối
Các tác nhân chủ yếu của phong hóa lí học là: sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của muối, ...
Đáp án:
- Sự đóng băng của nước
- Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột
- Sự kết tinh của muối
Chọn X vào các đáp án đúng
Tại sao ở nước ta quá trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh mẽ?
Do có lượng mưa lớn, độ ẩm cao
Do tập trung nhiều loài thực vật trên thế giới
Do có lượng mưa lớn, độ ẩm cao
Do tập trung nhiều loài thực vật trên thế giới
Do có lượng mưa lớn, độ ẩm cao
Do tập trung nhiều loài thực vật trên thế giới
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nên nước ta có lượng mưa lớn, độ ẩm cao, thực vật phong phú, ... Các tác nhân này góp phần hòa tan, biến đổi các chất có trong đá và khoáng vật, gọi chung là phong hóa hóa học.
Mưa càng nhiều, nhiệt độ của nước càng cao, ... thì sức hòa tan càng mạnh. Nên có thể nói quá trình phong hóa hóa học diễn ra rất mạnh mẽ ở Việt Nam.
Đáp án:
- Do có lượng mưa lớn, độ ẩm cao
- Do tập trung nhiều loài thực vật trên thế giới
Tại sao đá và khoáng vật ở miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh thường xảy ra quá trình phong hóa vật lí?
Miền khí hậu khô nóng do có biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch lớn
Miền khí hậu lạnh có nhiệt độ thấp làm cho nước hóa đá trong các khe nứt dần làm cho đá bị nứt thêm
Miền khí hậu lạnh có nhiệt độ hạ thấp làm đá bị bóp vụn thành từng mảnh
Miền khí hậu khô nóng do có biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch lớn
Miền khí hậu lạnh có nhiệt độ thấp làm cho nước hóa đá trong các khe nứt dần làm cho đá bị nứt thêm
Miền khí hậu lạnh có nhiệt độ hạ thấp làm đá bị bóp vụn thành từng mảnh
Miền khí hậu khô nóng do nhiệt độ ban ngày lớn, làm cho đá bị nở ra, ban đêm khi nhiệt độ hạ thấp
Đáp án:
Nguyên nhân |
Đúng |
Sai |
Miền khí hậu khô nóng do có biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch lớn |
X |
|
Miền khí hậu lạnh có nhiệt độ thấp làm cho nước hóa đá trong các khe nứt dần làm cho đá bị nứt thêm |
X |
|
Miền khí hậu lạnh có nhiệt độ hạ thấp làm đá bị bóp vụn thành từng mảnh |
|
X |
Phong hóa vật lí là quá trình phá hủy đá và khoáng vật mà không làm thay đổi:
Màu sắc
Tính chất hóa học
Màu sắc
Tính chất hóa học
Màu sắc
Tính chất hóa học
Phong hóa vật lí: là quá trình phá hủy, làm cho đá và khoáng vật bị vỡ với những kích thước khác nhau nhưng không làm thay đổi thành phần và tính chất của chúng.
Đáp án:
- Màu sắc
- Tính chất hóa học
Chọn X vào đáp án đúng nhất
Sự phong hóa đá và khoáng vật dưới sự sinh trưởng của sinh vật được gọi là:
Phong hóa sinh học
Phong hóa sinh học
Phong hóa sinh học
Phong hóa sinh học: là quá trình phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật (thực vật, nấm, vi khuẩn, ...) làm các đá bị biến đổi cả về mặt lí học và hóa học.
Đáp án:
- Phong hóa sinh học
Những nơi có lớp vỏ phong hóa dày, thường có: nhiệt độ cao, nhiều nắng; độ ẩm lớn, mưa nhiều, sinh vật sinh trưởng tốt, ... sẽ thúc đẩy các quá trình phong hóa vật lí, hóa học, sinh học diễn ra mạnh.
Ngược lại, những nơi có lớp vỏ phong hóa mỏng, thường có nhiệt độ thấp, mưa ít, chủ yếu dưới dạng tuyết, thực vật nghèo nàn, ... làm kìm hãm các quá trình phong hóa.
Đáp án:
Lớp vỏ phong hóa dày |
Lớp vỏ phong hóa mỏng |
Nhiệt độ cao, nhiều nắng Độ ẩm lớn, mưa nhiều Sinh vật sinh trưởng tốt |
Nhiệt độ thấp, không quá 0oC Mưa chủ yếu dưới dạng tuyết Thực vật nghèo nàn, cằn cỗi |
“Ở Việt Nam, các quá trình phong hóa diễn ra chậm nên có lớp phủ thổ nhưỡng mỏng ”. Đúng hay sai?
Sai. Vì nước ta có nhiệt độ trung bình năm cao trên 21oC, lượng mưa lớn từ 1500 - 2000mm/năm, thực vật phong phú do nằm trong môi trường nhiệt đới. Vì vậy, các quá trình phong hóa vật lí, hóa học, sinh học diễn ra rất mạnh mẽ, tạo nên lớp vỏ phong hóa và lớp thổ nhưỡng dày.
Đáp án: Sai
Nhân tố chính tác động đến quá trình phong hóa vật lí là?
Phong hóa vật lí: là quá trình phá hủy, làm cho đá và khoáng vật bị vỡ với những kích thước khác nhau nhưng không làm thay đổi thành phần và tính chất của chúng. Nhân tố chính tác động đến quá trình phong hóa vật lí là sự dao động của nhiệt độ.